10 tính năng vô dụng nhất trên ô tô
Có những tính năng trở nên thừa thãi khi đặt trong điều kiện giao thông tại nước ta.
Xe hơi hiện đại ngày càng tăng được trang bị thêm những tiện ích giúp người lái cảm thấy thoải mái và tiện nghi hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tính năng khiến người dùng băn khoăn không hiểu: Nó sinh ra để làm gì? Dưới đây là 10 tính năng như thế.
1. Khe để xu
Tính năng này phát ban đầu được thiết kế dành cho những nước phát triển. Như cái tên của nó, hộc đựng tiền xu giúp bạn có thể để riêng tiền xu, tiện lợi khi có thể lấy xu dễ dàng để thả vào những trạm thu tiền gửi xe tự động.
Tuy nhiên, không chỉ hoàn toàn thừa thãi với một nước không sử dụng tiền xu như ở Việt Nam, hộc đựng tiền xu còn không được sử dụng ở chính những nước có sử dụng tiền xu.
2. La bàn
Chế độ la bàn chỉ hướng có mặt trên xe hơi khiến chúng ta nhớ về những thước phim của những nhà du hành lạc trong rừng sâu hay trên sa mạc. Hiện nay, với công nghệ GPS định vị toàn cầu hiện đại, chế độ la bàn đã trở thành quá khứ. Thậm chí ngay cả điện thoại di động giá rẻ cũng có thể cho bạn biết cung đường sắp tới.
3. Kiểm soát hành trình (Cruise Control)
Tại Mỹ, chế độ kiểm soát hành trình được sử dụng trong các chuyến đi trong nội thành để tránh vượt quá tốc độ cho phép. Đây thực sự là một tính năng hữu dụng nếu nó “có đất dụng võ”. Tại Việt Nam, trong thành phố hay ngoại thành đều khó có thể sử dụng chế độ này bởi lượng xe máy và giao thông cắt thường xuyên xảy ra tình huống bất ngờ. Người lái thường xuyên phải đạp phanh và nhấn ga lại, vì vậy Cruise Control cũng vô dụng.
4. Đèn chiếu sáng ban ngày
Nhiều xe thế hệ mới dùng đèn LED vừa chiếu sáng ban ngày, vừa để trang trí
Chế độ này thường xuất hiện ở những xe xuất Bắc Âu, nơi thường tối cả ban ngày nên xe hơi ở đây có chế độ bắt buộc bật đèn 24/24. Nhưng ở xứ sở nhiệt đới, tính năng này trở nên thừa thãi và làm cho những người quan tâm 1 chút sẽ nhắc nhở bạn tắt đèn khi ngoài trời đang ngập nắng.
Video đang HOT
Tại sao phần quan trọng như vậy lại bị xếp vào một trong những trang bị vô dụng? Bởi hộp chứa đồ sơ cứu của xe thường quá nhỏ so với những nhu cầu cần thiết. Vậy tại sao không để đồ sơ cứu vào cốp để có thể trang bị đầy đủ hơn và lấy ra thuận tiện hơn?
6 Cánh gió thể thao
Không phủ nhận cánh gió phía sau giúp xe bạn trông thể thao, mạnh mẽ hơn. Cánh gió ra đời phục vụ cho các mẫu xe đua thể thao, khi phải cua với tốc độ lớn, cánh gió phía sau sẽ cung cấp độ bám nhiều hơn cho lốp xe. Với những chiếc xe sedan gia đình, bạn có bao giờ nghĩ đến những pha vào cua hơn 100km/h để một lần thử tác dụng của cánh gió?
7. Giá để đồ trên nóc xe
Tính năng này hiện đang được ưa chuộng trên một số xe hatchback gia đình cỡ nhỏ, nó có xu thế thời trang hơn là một tính năng có ích. Sẽ thế nào khi một chiếc xe gia đình cỡ nhỏ như MG3 cõng theo một chiếc xe trượt tuyết hay một chiếc thuyền kayak? Dù sao tính năng này trên một chiếc xe nhỏ là vô lý.
8. Hộc đựng kính
Nếu muốn sử dụng tính năng này, bạn cần mua một chiếc kính phù hợp với kính cỡ hộp đựng kính của xe, bởi hầu hết kính đều không phù hợp với kích cỡ có sẵn của xe. Hoặc nếu không muốn đổi kính, bạn có thể để tạm vài món đồ lặt vặt lên hộc để kính để tiết kiệm không gian.
9. Cửa sổ trời
Thực tế, khi di chuyển trong nội thành, khói bụi ô nhiễm kèm tiếng ồn khiến mọi người đều muốn yên ổn với điều hòa trong xe. Chưa kể vào mùa hè, khi để xe ngoài nắng, xe có cửa sổ trời thường bị hấp nhiệt, nóng hơn so với những xe không có.
10. Đo nhiệt máy
Đã từng có thời, trước khi đề máy, người lái cần phải để mắt tới nước làm mát, nhiệt độ máy, đặc biệt vào mùa hè. Hiện nay tính nay đã được thay thế bằng đèn cảnh báo.
Theo Trí Thức Trẻ
Phơi bày bí mật Tam giác quỷ Bermuda
Sau vô số những giả thuyết và đồn đoán, cuối cùng bí mật của Tam giác quỷ Bermuda cũng được giải đáp bằng những chứng cứ khoa học.
Trong nhiều thập kỷ, Tam giác quỷ Bermuda là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại, với vô số giả thuyết đặt ra để giải thích cho hiện tượng hàng loạt tàu thuyền và máy bay mất tích không để lại dấu vết ở vùng biển này. Bermuda trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn và nhà làm phim với vô số những cuốn sách và bộ phim ăn khách về đề tài này.
Năm 1974, Charles Berlitz xuất bản cuốn sách "Tam giác quỷ Bermuda" và đưa ra giả thuyết được cho là thuyết phục nhất của ông về bí mật của vùng biển huyền bí này. Berlitz cho rằng thủ phạm gây nên những vụ tai nạn tàu bè, máy bay ở Bermuda chính là thành phố cổ Atlantis đã bị chìm sâu dưới đáy biển.
Trong cuốn sách của mình, Berlitz cho rằng Atlantis là một đế chế vô cùng hùng mạnh và hoàn thiện tồn tại cách đây hơn 11 ngàn năm. Tuy nhiên một trận động đất mạnh đã nhấn chìm hòn đảo này xuống đáy biển sâu, và nơi nó nằm lại chính là vùng biển Bermuda ngày nay.
Thành phố cổ Atlantis theo hình dung của Berlitz
Berlitz tin rằng thành phố cổ Atlantis hùng mạnh từng sử dụng một nguồn năng lượng đặc biệt là năng lượng tinh thể để tồn tại. Chính nguồn năng lượng tinh thể phát ra từ những tàn tích của Atlantis đã gây nhiễu loạn các thiết bị điện tử trên tàu bè và máy bay khiến các phương tiện này mất kiểm soát và gặp tai nạn.
Để chứng minh cho giả thuyết của mình, Berlitz cho biết vào năm 1970, một thợ lặn đã tìm thấy một kim tự tháp đặc biệt nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương ở vùng biển xung quanh Bahamas, gần Tam giác Bermuda.
Một số người còn chỉ ra rằng những khối đá lớn nằm gần bờ biển đảo Bimini có hình dáng rất giống với một cảng biển, và đây chính là nơi mà người Atlantis tiếp đón tàu bè qua lại.
Trong khi giả thuyết của Berlitz khiến rất nhiều người tò mò và thu hút không ít giấy mực của báo chí, một phóng viên tên là Larry Kusche đã bỏ nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu các giả thuyết về tam giác quỷ Bermuda, và ông đã đưa ra một kết luận gây sốc: Những vụ mất tích trên vùng biển Bermuda không có gì là bí ẩn, và cái gọi là "Tam giác quỷ Bermuda" chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người.
Berlitz cho rằng năng lượng tinh thể của Atlantis là thủ phạm khiến tàu bè bị đắm bí ẩn
Trong cuốn sách "Giải mã bí mật Tam giác Bermuda", Kusche nhấn mạnh rằng hầu hết các tác giả khi đề cập đến chủ đề này đã bỏ qua một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là tự mình bỏ công sức điều tra. Họ đa phần chỉ thu thập thông tin từ những câu chuyện kể của người khác, và diễn giải các thông tin đó theo cách hiểu của mình.
Kusche cũng khẳng định giả thuyết về Tam giác quỷ Bermuda của Charles Berlitz đầy rẫy những sai sót và mâu thuẫn cùng những suy diễn thiếu tính khoa học. Nói cách khác, Tam giác quỷ Bermuda chỉ là sự thêu dệt từ những sai lầm của Berlitz, bởi những nghiên cứu của ông này tùy tiện đến mức "nếu Berlitz nói rằng con tàu màu đỏ thì tỉ lệ con tàu đó có màu khác gần như là chắc chắn".
Theo Kusche, rất nhiều vụ tàu bè và máy bay được cho là mất tích trong vùng biển này không hề được ghi lại trong bất cứ tài liệu nào, chúng chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của Berlitz. Còn với những vụ mất tích thật thì Berlitz và các nhà văn khác đều cố tình lờ đi một thực tế rằng chúng chủ yếu "mất tích bí ẩn" trong những cơn bão lớn, hoặc bị đắm ở nơi rất xa bên ngoài Tam giác Bermuda.
Ngoài ra, có một điều quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, đó là Tam giác Bermuda là nơi có rất nhiều tàu bè qua lại, thế nên tỉ lệ tàu bị đắm ở vùng biển giao thông đông đúc cao hơn hẳn những khu vực ít phương tiện qua lại như ở nam Thái Bình Dương là điều đương nhiên.
Bermuda là khu vực có mật độ tàu bè qua lại vô cùng nhộn nhịp
Nhiều chuyên gia phân tích và nhà sử học cũng có cùng quan điểm này với Kusche. Ông John Reilly, nhà sử học thuộc Viện Sử học Hải quân Mỹ cho biết: "Vùng biển này đã có rất nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp kể từ khi người châu Âu tới khai phá châu Mỹ. Thế nên việc nhiều tàu bè và máy bay gặp nạn ở vùng biển này cũng không khác gì số lượng tai nạn giao thông kinh khủng ở trên một đại lộ lớn ở New Jersey."
Khi được hỏi về Tam giác quỷ Bermuda, trung tá A. L. Russell thuộc lực lượng Tuần duyên Mỹ trả lời: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sự kết hợp giữa sức mạnh thiên nhiên với những sai sót không thể dự đoán được của con người vượt trội hơn so với những câu chuyện giả tưởng."
Vùng biển Tam giác Bermuda có một số đặc điểm về địa hình rất khác thường. Dưới đáy vùng biển này có những khe nứt ngầm sâu nhất trên thế giới, và những con tàu bị đắm nếu rơi xuống những khe nứt này sẽ nằm lại rất sâu dưới đáy đại dương. Phần lớn vùng biển này có độ sâu 5.791 mét, tuy nhiên ở góc tam giác phía nam gần khe nứt Puerto Rico, đáy biển sâu tới 8.229 mét.
Dọc theo rìa lục địa châu Mỹ tại vùng biển này có vô số những bãi cạn và rặng đá ngầm vô cùng nguy hiểm. Lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết các dòng nước khi đi qua những rặng đá ngầm này tạo thành những vùng xoáy ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho tàu thuyền qua lại.
Thông thường không có ai chứng kiến tận mắt các vụ tai nạn tại vùng biển này, thế nên nguyên nhân chính xác và địa điểm xảy ra các thảm kịch này vẫn không thể xác định được. Tuy nhiên có một thực tế là có rất nhiều du thuyền cỡ nhỏ thường qua lại giữa Florida và Bahamas, và những người đi trên các phương tiện này thường là dân nghiệp dư không có đầy đủ kỹ năng cũng như nhận thức về các bất trắc ở vùng biển này, dẫn đến tỉ lệ tai nạn tại khu vực này thường rất cao.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, rất nhiều vụ tai nạn tại vùng biển Bermuda là do trục trặc về kỹ thuật của phương tiện. Chẳng hạn như vụ một chiếc máy bay Cessna bị đâm xuống vùng biển gần đảo Great Abaco thuộc quần đảo Bahamas hôm 13/7/2003 là do động cơ bị hỏng lúc đang bay. Nếu không có các nạn nhân sống sót, chắc chắn người ta sẽ cho rằng chiếc máy bay này mất tích là do "Tam giác quỷ Bermuda".
Một yếu tố khác cũng đóng vai trò không kém trong các vụ tai nạn ở Tam giác Bermuda là dòng Hải lưu Vịnh cực mạnh chảy cắt ngang qua khu vực này. Dòng hải lưu này chảy nhanh và hỗn loạn tới mức nó có thể nhanh chóng xóa sạch mọi dấu vết của một vụ tai nạn. Xác tàu bè, máy bay cùng thi thể nạn nhân có thể bị cuốn trôi chỉ trong phút chốc và bị chôn vùi dưới đáy một vùng biển nào đó.
Dòng hải lưu cực mạnh có thể cuốn trôi mọi tàn tích trong thời gian ngắn
Ngoài ra, thời tiết nhiệt đới phức tạp trên vùng biển này cũng là một yếu tố cần được nhắc tới. Trước khi điện tín ra đời, các thủy thủ không có cách nào biết được một cơn bão đang đến gần cho đến khi những dấu hiệu của nó xuất hiện ở đường chân trời.
Chẳng hạn như vào ngày 18/3/1781, con tàu chiến Saratoga của hải quân Mỹ đã mất tích cùng toàn bộ thủy thủ đoàn trong một cơn bão như thế ở ngoài khơi Bahamas. Những cơn bão bất ngờ và vòi rồng luôn là thảm họa đối với những con tàu và thủy thủ đi biển trên toàn thế giới, và đã có rất nhiều tàu chiến của hải quân Mỹ bị đắm vì bão trên nhiều vùng biển khác.
Gần đây nhất, các nghiên cứu được tiến hành bằng máy tính về đáy biển trên khắp thế giới, đặc biệt là ở vùng biển Tam giác quỷ Bermuda cũng đã phần nào vén lên bức màn bí ẩn gây ra những nhiễu loạn khác thường ở khu vực này và gây ra một số vụ tai nạn lúc trời yên biển lặng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bên dưới đáy biển Tam giác quỷ Bermuda có nhiều túi khí metan khổng lồ được hình thành từ những biến động địa chất cách đây hàng triệu năm. Những túi khí metan này với sức mạnh khủng khiếp của nó chỉ chực chờ những trận động đất hoặc nứt gãy dưới đáy biển là sẽ phụt lên trên mặt nước.
Khi một lượng khí metan rất lớn phụt lên trên mặt nước, nó sẽ tạo thành những bóng khí lớn và làm giảm đi đáng kể tỉ trọng của vùng nước xung quanh. Bất cứ con tàu nào nằm trong vùng nước tỉ trọng thấp này sẽ nhanh chóng mất sức nổi và rất dễ bị đắm.
Những túi khí metan khổng lồ dưới đáy biển có thể là thảm họa cho tàu bè, máy bay
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng nếu lượng khí metan rất dễ cháy này bốc lên cao trong không khí, nó có thể làm động cơ máy bay ngừng hoạt động, hoặc có thể phát nổ vì tia lửa điện phát ra từ máy bay, biến máy bay thành một bó đuốc sống khổng lồ.
Tuy nhiên điều quan trọng là Tam giác Bermuda không phải là nơi duy nhất trên thế giới có những túi khí metan ngầm như vậy, và việc khí metan thoát ra với lượng đủ lớn để có thể đánh đắm một con tàu hoặc thiêu cháy một máy bay là khá hy hữu. Đó cũng chính là lý do mà hãng bảo hiểm Lloyd danh tiếng ở London, công ty bảo hiểm đặc biệt hàng đầu trên thế giới đã không thu phí bảo hiểm đối với các tàu bè đi qua vùng biển này cao hơn so với những tuyến hàng hải khác.
Mặc dù phần lớn các bí ẩn xoay quanh Tam giác quỷ Bermuda đã được giải mã, song đến nay vẫn có nhiều nhà văn viết ra những cuốn sách về vùng biển này như một "bí ẩn chưa có lời giải đáp", tuy nhiên những câu chuyện này chỉ mang nặng cảm tính mà thiếu đi dữ liệu thực tế. Dù sao, trong tâm trí của những người thích phiêu lưu mạo hiểm và muốn trải nghiệm một chút gì đó huyền bí, Tam giác quỷ Bermuda vẫn là một địa danh đầy mời gọi.
Theo Khampha
Tam giác quỷ Bermuda: Chuyến bay định mệnh Sự biến mất bí ẩn của Chuyến bay số 19 đã mở ra một câu chuyện huyền bí về Tam giác quỷ Bermuda, nghĩa địa khổng lồ trên Đại Tây Dương. Ngày 4/1/2013, một chiếc máy bay nhỏ chở nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vittorio Missoni và 5 hành khách cất cánh từ đảo Los Roques, băng qua vùng biển Caribe...