10 tiết lộ cực sốc về nước Nga
Thuê mèo làm nhân viên bảo tàng, từng đánh thuế nuôi râu là những tiết lộ bất ngờ về nước Nga, gây ngạc nhiên đối với nhiều người.
Trung bình mỗi người dân Nga uống 18 lít rượu hoặc đồ uống có cồn mỗi năm. Theo đó, số lượng này cao gấp 2 lần mức độ nguy hiểm mà các chuyên gia cảnh báo con người có thể chịu đựng. Nhiều tiết lộ bất ngờ về nước Nga
gây ngạc nhiên lớn đối với không ít người.
Bia không được coi là thức uống có cồn tại Nga cho đến năm 2013.
Nga đang phải đối mặt với tình trạng thừa nữ thiếu nam. Theo đó, số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới khoảng 9 triệu người.
Nga cấm nói/kể/truyền bá về cộng đồng LGBT với trẻ em, ai vi phạm sẽ bị bắt giữ và khởi tố hình sự. LGBT dùng chung để chỉ cộng đồng những người thuộc giới tính thứ 3 (Lesbian: đồng tính nữ – Gay: đồng tính nam, Bisexual: lưỡng tính – Transgender: chuyển giới).
Các vận động viên của Nga từng đến dự thế vận hội muộn vì không đổi lịch. Cụ thể, năm 1908, đội tuyển Olympic Nga tới London trễ 12 ngày và bỏ lỡ cơ hội tham gia Thế vận hội. Lý do là khi đó người dân Nga vẫn chưa sử dụng Công lịch. Chính vì vậy, họ vẫn tính theo lịch Julian.
Video đang HOT
Vào thế kỷ 16, Peter đại đế đánh một loại thuế kỳ lạ gọi là “thuế nuôi râu”. Theo đó, bất cứ người nào để râu trong thời kỳ này đều sẽ phải nộp tiền thuế.
Một số bảo tàng tại Nga đã “thuê” những con mèo làm nhân viên chính thức để bắt những con chuột phá hoại các tác phẩm nghệ thuật.
Khi nhắc đến Nga người ta thường nghĩ ngay đến rượu Vodka. Từ “Vodka” có nguồn gốc từ một từ tiếng Nga là “Voda” (có nghĩa là nước).
Người ta tin rằng, Nga có ít nhất 15 thành phố bí mật không tên và không ai biết chúng ở nơi nào, kể cả là người Nga bản địa.
Hồ Baikal còn được biết đến với tên Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberia, Nga. Hồ nước ngọt có tuổi thọ cao nhất thế giới này có trữ lượng nước ngọt tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới và 90% nếu chỉ tính ở riêng Nga.
Theo_Kiến Thức
Bị Putin "khiêu chiến", Mỹ và NATO "rụt cổ"?
Sau khi bị Tổng thống Vladimir Putin liệt vào danh sách những mối đe doạ của nước Nga, Mỹ và NATO đều nhanh chóng lên tiếng phủ nhận. Phải chăng Mỹ và NATO đều sợ trở thành kẻ thù của một nước Nga ngày càng mạnh và ngày càng cứng rắn?
Ảnh minh hoạ
Ngay trước thềm năm mới 2016, Tổng thống Putin đã ký một văn bản có tên "Về Chiến lược An ninh Quốc gia của Liên bang Nga". Theo đó, Moscow chính thức liệt Mỹ và NATO là một trong những mối đe doạ đối với an ninh của nước Nga. Đây là lần đầu tiên Moscow coi Mỹ và NATO là mối đe doạ đối với nước này dù liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và siêu cường số 1 thế giới trong thời gian gần đây liên tục tuyên bố coi Nga là mối đe doạ hàng đầu của họ, thậm chí là ngang bằng với mối đe doạ từ tổ chức khủng bố khét tiếng IS.
Nghịch lý ở chỗ dù Mỹ và NATO coi Nga là mối đe doạ hàng đầu đối với an ninh của họ nhưng họ lại không chấp nhận việc bị Nga coi là mối đe doạ.
Lầu Năm Góc: Nga không có lý do gì để coi Mỹ là mối đe doạ
Lầu Năm Góc hôm 4/2 đã nói rằng, Nga chẳng có lý do gì để coi Mỹ là một mối đe doạ đối với an ninh của họ sau khi lần đầu tiên Moscow công bố một chính sách an ninh trong đó nêu bật tên của Mỹ và NATO.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc - ông Jeff Davis, "họ chẳng có lý do gì để xem chúng tôi là một mối đe doạ. Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc xung đột với Nga".
"Chúng tôi có những khác biệt và bất đồng... nhưng sẽ là sai lầm cơ bản của họ khi xem Mỹ là mối đe doạ đối với an ninh nước Nga", ông Davis nhấn mạnh thêm.
Những phát biểu trên của phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mỹ khiến giới chức ở Moscow không khỏi cảm thấy kỳ lạ bởi lâu nay Mỹ vẫn dùng những lời lẽ tương tự để miêu tả về Moscow.
Tướng Joseph Dunford - sĩ quan hàng đầu trong quân đội Mỹ hồi tháng Bảy năm ngoái, từng phát biểu, Nga là mối đe doạ lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Lầu Năm Góc cho hay, bản chiến lược mới của Nga không làm thay đổi đánh giá của ông Dunford.
Phát biểu ở Stuttgart, Đức hồi đầu tuần, ông Dunford cho biết, ông hy vọng cuối cùng sẽ gặp được người đồng cấp Nga - Tướng Valery Gerasimov.
"Khi bạn ở trong giai đoạn khó khăn, việc có một mối quan hệ chuyên nghiệp giữa quân đội hai bên một là có thể giúp các bạn hiểu hơn vấn đề mà các bạn đang phải giải quyết và hai là sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm", ông Dunford đã nói như vậy.
Ông Dunford đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng thời cũng là cố vấn quân sự hàng đầu của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Sau Mỹ, đến lượt NATO phản bác Nga
NATO đã bác bỏ "thẳng thừng" việc là họ một mối đe doạ đối với Nga bất chấp việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương này đang bành trướng ngày một mạnh mẽ ở Baltics và Đông Âu - khu vực sát với các đường biên giới của Nga.
"Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng những nhận định thiếu cơ sở về việc NATO và các chính sách của liên minh là một mối đe doạ về an ninh" đối với Moscow, phát ngôn viên NATO - bà Oana Lungescu hôm qua (5/1) cho biết.
"Việc mở rộng NATO không nhằm vào bất kỳ ai", bà Lungescu nói đồng thời thêm rằng mỗi quốc gia có chủ quyền "đều có quyền lựa chọn việc có tham gia hay không vào một hiệp ước hay một liên minh". Bà Lungescu rõ ràng đang nói đến quyết định gần đây của NATO trong việc mời Montenegro gia nhập vào liên minh quân sự này.
Bà Lungescu cho hay, NATO vẫn đang nghiên cứu bản chiến lược an ninh năm 2016 vừa được công bố của Nga.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ và NATO vẫn tung ra hàng loạt đồn trừng phạt nhằm vào Nga.
Điều đang chú ý hơn là Mỹ và NATO đang ra sức đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự rầm rộ và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani.
Chưa hết, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng. Điều đó khiến cho các nước láng giềng xung quanh cuống cuồng kêu gọi NATO đưa quân và vũ khí và nước họ. Những nước này đồng thời cũng tăng chi tiêu quân sự để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa Nga. Một số nước láng giềng xung quanh Nga thậm chí còn coi Nga là thách thức lớn nhất đối với an ninh Châu Âu.
Những bước đi trên của Mỹ và NATO khiến Moscow không tránh khỏi cảm giác lo ngại. Vì thế, rất dễ hiểu khi Nga coi Mỹ và NATO là mối đe doạ. Nga tin rằng, Mỹ cùng NATO đang dựa vào cái cớ là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, là cái được gọi là "mối đe dọa" từ Nga để tăng cường sự hiện diện quân sự ở mức độ chưa từng có trong các khu vực xung quanh Nga.
Theo_VnMedia
Cận cảnh lá chắn tên lửa Mỹ 'uy hiếp nước Nga' Mỹ hôm 12/5 đã chính thức kích hoạt lá chắn tên lửa đặt tại một căn cứ không quân ở Deveselu, miền Nam Romania. Mỹ hôm 12/5 đã chính thức kích hoạt lá chắn tên lửa đặt tại một căn cứ không quân ở Deveselu, miền Nam Romania. Hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania là một phần quan trọng trong hệ...