10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong bảng xếp 10 tiêm kích tốt nhất, mạnh nhất thế giới của Airforce Technology, Mỹ chiếm ưu thế hoàn toàn với 5 loại trong khi Nga chỉ có 2.

10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 1

Trang Air force Technology đã phân tích và xếp hạng 10 máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới, dựa trên thông số kỹ thuật máy bay, công nghệ, trang bị vũ khí và hiệu suất chiến đấu. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 2

Đầu tiên là tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển với sự hợp tác của Northrop Grumman, BAE Systems và Pratt & Whitney. F-35 hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/2006. Có 3 biến thể F-35 gồm: F-35A dành cho không quân; F-35B dành cho lính thủy đánh bộ với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và F-35C dành cho hải quân. Chúng sẽ thay thế vai trò của các loại tiêm kích F/A-18, F-16, A-10 và AV-8B Harrier trong tương lai. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 3

Sự cơ động cao và tính năng tàng hình cùng với những cảm biến tích hợp và vũ khí hiện đại đã giúp F-35 chiếm ưu thế chiến thuật so với tất cả các máy bay chiến đấu khác. F-35 được trang bị một loạt hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa đối không AIM-9X, AIM-120, tên lửa hành trình và bom thông minh. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 4

Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới F-22 Raptor do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Raptor thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9/1997. Chiếc F-22 đầu tiên đã được chuyển tới căn cứ không quân Nellis trong tháng 1/2003. Chiếc máy bay này chính thức tham gia vào biên chế của Không quân Mỹ trong tháng 12/2005. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 5

Với khả năng tàng hình mạnh, hệ thống điện tử tích hợp với hiệu suất cao đã biến F-22 trở thành máy bay chiến đấu siêu hạng. Các công nghệ mới được tích hợp trên chiếc F-22 giúp nó thực hiện một loạt các nhiệm vụ, bao gồm cả giám sát, trinh sát, tấn công, tác chiến điện tử. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 6

Tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter Typhoon là một trong những chiến đấu tốt nhất thế giới hiện nay. Việc nghiên cứu phát triển Typhoon do 4 quốc gia hàng đầu châu Âu cùng hợp lực phát triển. Chương trình này được xem là bước tiến lớn của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 7 Typhoon được tích hợp hệ thống điện tử hiện đại và các cảm biến nhạy, hệ thống phòng thủ DASS và nhiều vũ khí khác nhau, chẳng hạn như pháo Mauser BK-27 cỡ nòng 27mm, tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm và vũ khí chính xác cao. Eurofighter Typhoon lần đầu tham chiến trong cuộc can thiệp quân sự vào Libya 2011 với nhiệm vụ trinh sát, tấn công mặt đất. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 8

Sukhoi Su-35 là biến thể nâng cấp mạnh mẽ dựa trên dòng tiêm kích huyền thoại Su-27 do Công ty Sukhoi thực hiện. Mẫu thử nghiệm Su-35 đầu tiên được thiết kế tại Xí nghiệp Liên hiệp Hàng không Komsomolsk-na-Amur vào năm 2007. Các chuyến bay đầu tiên của Su-35 đã được thực hiện vào tháng 2/2008. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 9

Trong thiết kế, Sukhoi đã đưa nhiều công nghệ của máy bay thế hệ 5 vào Su-35, giúp nó tốt hơn bất kỳ tiêm kích thế hệ 4 nào trên thế giới. Su-35 có khả năng triển khai tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm xa, cùng vũ khí không đối đất có điều khiển và không điều khiển, bom, rocket và tên lửa. 14 điểm treo vũ khí cứng của máy bay có thể mang đến 8 tấn vũ khí. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 10

F/A-18E/F Super Hornet là biến thể cải tiến từ mẫu F/A-18C/D do Tập đoàn Boeing phát triển dành cho Hải quân Mỹ. Khả năng chiến đấu của máy bay chiến đấu đã được chứng minh trong chiến dịch tấn công Iraq 2003, Afghanistan 2001. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 11

Video đang HOT

Thiết bị tích hợp các hệ thống mạng của F/A-18E/F Super Hornet cung cấp tăng cường khả năng tương tác và hỗ trợ cao cho lực lượng mặt đất. 11 điểm treo trên cánh, thân máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí không đối không và không đối đất, cũng như một loạt các vũ khí thông minh khác, bao gồm cả bom dẫn đường bằng lade. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 12

Rafale là tiêm kích đa năng thế hệ 4 hiện đại hàng đầu thế giới do Tập đoàn Dassault Aviation (Pháp) phát triển. Rafale được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên không, tấn công đột kích, trinh sát và nhiệm vụ ngăn chặn máy bay ném bom hạt nhân trên không. Hiện Rafale chủ yếu phục vụ trong Không quân và Hải quân Pháp. Gần đây nước Pháp đã giành được hợp đồng cung cấp 126 chiếc Rafale cho Ấn Độ. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 13 Dassault Rafale trang bị một khẩu pháo 30mm và 14 điểm treo cho phép mang số lượng lớn tên lửa đối không, đối đất, đối hải, bom và kể cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 14

F-15E Strike Eagle là một máy bay chiến đấu đa chức năng với khả năng tấn công mạnh mẽ. Phát triển như là một hậu duệ của Boeing F-15A/D, F-15E là “xương sống” của Không quân Mỹ (USAF) hiện nay. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 15

F-15E có thể mang tới 10,4 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom thông minh…Các hệ thống điện tử hàng không tranh bị cho F-15E cho phép thực hiện nhiệm vụ tác chiến đối không hoặc đối đất trong mọi điều kiện thời tiết. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 16

Su-30MKI (định danh của NATO là Flanker-H) là một máy bay chiến đấu đa nhiệm tầm xa, hai chỗ ngồi, phục vụ trong Không quân Ấn Độ. Su-30MKI được hãng Sukhoi Nga thiết kế phát triển dựa trên mẫu Su-30MK với một loạt cải tiến. Các tính năng của Su-30MKI được tạo nên nhờ hệ thống điện tử và các hệ thống phụ trợ, cũng như các thành phần khác, được cung cấp bởi 14 nhà sản xuất từ 6 quốc gia trên thế giới. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 17

Tiêm kích đa năng Su-30MKI được trang bị radar mạng pha cực mạnh, hệ thống động cơ có điều khiển véc tơ lực đẩy và mang tổng cộng 8 tấn vũ khí. Ấn Độ đang nỗ lực tích hợp tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos lên Su-30MKI. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 18

Saab JAS 39 Gripen là một máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ do hãng Saab (Thụy Điển) phát triển, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất. Thiết kế cánh mũi làm JAS-39 đặc biệt linh hoạt trong các tình huống không chiến tầm gần. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 19

JAS 39 phát triển với nhiều biến thể, trong đó Gripen NG có thể được trang bị tên lửa không đối không tầm xa METEOR, AIM-120 AMRAAM. Máy bay thế hệ mới kết hợp các đường truyền dữ liệu, radar tầm xa đa chức năng PS05, cảm biến nhiệt và hệ thống điện tử hàng không mạnh. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 20

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu đa năng, một động cơ rất mạnh mẽ, đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến. Được thiết kế bởi hãng General Dynamics để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không trong Không quân Mỹ (USAF), F-16 phát triển thành một máy bay đa chức năng, bằng cách kết hợp công nghệ mới nhất. 10 tiêm kích mạnh nhất thế giới: Nga thua Mỹ - Hình 21

Biến thể mới nhất của F-16 là Block 50/52 và Block 60 đã kết hợp công nghệ hiện đại và được nâng cấp dựa trên kinh nghiệm chiến đấu. Các biến thể này được cung cấp hệ thống điện tử tiên tiến, buồng lái phi công thân thiện, dễ điều khiển và nhiều thiết bị hiện đại khác, bao gồm cả các cảm biến và vũ khí.

Theo Tri thức

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA?

Không quân Thái Lan đang có tham vọng vươn lên đứng đầu ĐNA. Thái Lan đang đứng sau Singapore, Việt Nam, Malaysia, chỉ trên Indonesia.

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 1

Trong những năm 1960, Indonesia từng là lực lượng không quân đầu tiên và hùng mạnh nhất của Đông Nam Á. Vào thời điểm đó với sự trợ giúp của Liên Xô, Không quân Indonesia là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á được tiếp nhận các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như: MiG-15, MiG-17, MiG-19 và MiG-21. (Trong ảnh: Máy bay Mig-21)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 2

Tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự năm 1965, quá trình biên chế của Không quân Indonesia bị thay đổi hoàn toàn. Những máy bay của Liên Xô bị bán tháo ra nước ngoài thay vào đó các máy bay của Mỹ. Những chiếc F-5, F-86 đã được đưa đến để thay thế cho những chiếc MiG của Liên Xô. (Trong ảnh: Máy bay F-5)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 3

Đến cuối năm 1980 gần như toàn bộ máy bay của Liên Xô đã bị loại bỏ và không còn được sử dụng nữa. Vào năm 1986, Indonesia bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng bằng việc mua 12 chiếc F-16A/B từ Mỹ. (Trong ảnh: Máy bay F-16)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 4

Kế hoạch ban đầu là mua 60 chiếc nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã khiến chương trình bị chấm dứt hoàn toàn. Đến năm 1999 Indonesia xảy ra biến cố chính trị và họ phải chịu lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ. Trong bối cảnh đó, Jakatar lại tìm đến Moscow để tăng cường sức mạnh. (Trong ảnh: Máy bay F-16)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 5

Indonesia đã lên kế hoạch mua 24 chiếc Su-30MKK từ Nga nhưng kế hoạch vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về kinh tế. Đến năm 2003 Indonesia chỉ nhận từ Nga 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30MK và hợp đồng này không kèm theo bất kỳ vũ khí nào. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-27)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 6

Đến năm 2005 Không quân Indonesia lâm vào cuộc khủng hoảng lực lượng thực sự khi có đến 80% trong tổng số 110 chiếc máy bay của họ không thể hoạt động do thiếu phụ tùng thay thế. Tệ hại hơn, 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30 không tương thích với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc sẵn có. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-27)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 7

Hiện tại, Không quân Indonesia chỉ có 4 loại tên lửa chủ lực là tên lửa chống tàu AS-1 Kennel tuy nhiên nó chỉ được sử dụng cho Tu-16. Tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick và tên lửa không đối không tầm ngắn AA-2 Atoll. Không quân Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua các loại tên lửa hàng không hiện đại từ Nga như R-73, R-77, R-37, tên lửa tấn công mặt đất Kh-29, Kh-31 thậm chí là còn đề nghị mua cả tên lửa không đối không tầm siêu xa K-100 nhưng tất cả chỉ mới là kế hoạch và không có gì cụ thể. (Trong ảnh: Tên lửa Kh-31)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 8

Trong bối cảnh khủng hoảng lực lượng nghiêm trọng, Bộ Quốc phòng Indonesia đã lên một kế hoạch cực kỳ tham vọng nhằm đưa họ trở lại "ngôi vua". Kế hoạch mua đến 180 chiếc Su-27 và Su-30 để thành lập 10 phi đội chiến đấu. Tháng 4/2011, Indonesia xác nhận sẽ mua 16 chiếc máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ T-50 của Hàn Quốc, và hôm 11/9 vừa qua Indonesia đã tiếp nhận 2 chiếc T-50 đầu tiên. Tháng 12/2011, Indonesia xác nhận mua 6 chiếc Su-30MK2 của Nga. Công tác giao hàng sẽ được thực hiện trong năm 2013. (Trong ảnh: Máy bay huấn luyện T-50)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 9

Tuy bị đánh giá khá thấp về mặt trang bị nhưng Indonesia lại là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Công ty Indonesia Aerospace đã hợp tác cùng với CASA của Tây Ban Nha để sản xuất máy bay vận tải đa năng CN-235. Hiện tại có 3 chiếc đang phục vụ trong Không quân Indonesia.

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 10

Indonesia Aerospace có rất nhiều tham vọng trong việc đưa nước này trở thành quốc gia có nền công nghiệp hàng không hàng đầu khu vực. Một trong những dự án để cụ thể hóa điều này là hợp tác cùng với Hàn Quốc để phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong chương trình KF-X/IF-X. Số lượng sản xuất máy bay của dự án này lên đến 250 chiếc, trong đó Không quân Indonesia sẽ nhận 50 chiếc, số còn lại sẽ bàn giao cho Không quân Hàn Quốc. (Trong ảnh: Máy bay vận tải đa năng CN-235)

Vì sao sức mạnh không quân Indonesia chỉ đứng số 5 ĐNA? - Hình 11

Kinh phí ban đầu của dự án lên đến 5 tỷ USD. Tuy nhiên vào tháng 3/2013 Hàn Quốc tuyên bố đình chỉ dự án do kinh phí quá cao. Tuy vậy, Indonesia tuyên bố họ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án cho dù Hàn Quốc có tham gia hay không. Cuộc thập tự chinh để quay lại vị trí số 1 Đông Nam Á của Không quân Indonesia vẫn còn quá dài và đầy chông gai. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30 của Indonesia. (Tổng hợp)

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024
Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập
19:58:17 17/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Các nước Bắc Âu ban hành hướng dẫn mới về sinh tồn trong chiến tranh

14:29:03 18/11/2024
Tờ rơi của Thụy Điển có tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc chiến tranh xảy ra" được cập nhật so với tài liệu tương tự phát hành 6 năm trước và cũng có kích thước gấp đôi.

Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng

14:27:43 18/11/2024
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu thừa thắng xông lên chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.

Mỹ ghi nhận ca tử vong liên quan đến vi khuẩn E.Coli từ cà rốt

14:25:09 18/11/2024
Trước đó, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết Grimmway Farms đã ban hành lệnh thu hồi tự nguyện đối với các mặt hàng cà rốt, vốn cũng đã được vận chuyển đến nhiều cửa hàng ở Canada và Puerto Rico.

Triều Tiên kêu gọi tăng cường lực lượng hạt nhân không giới hạn

14:23:08 18/11/2024
Lãnh đạo Triều Tiên cũng kêu gọi các quan chức quân sự tập trung vào hoàn tất công tác chuẩn bị chiến tranh. Ông nhấn mạnh Bình Nhưỡng nên tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh.

Người dân Australia phản đối kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân

14:20:56 18/11/2024
Ngoài ra, còn có những lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc lưu trữ chất thải hạt nhân gần khu dân cư và các tuyến đường thủy như sông Port làm dấy lên lo ngại về nguy cơ rò rỉ phóng xạ.

Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga

14:19:04 18/11/2024
Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Các khối lượng nhỏ hơn tiếp tục được cung cấp cho Italy và Serbia.

Jordan và Qatar cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại Gaza và Liban

14:17:39 18/11/2024
Hai quan chức cấp cao bày tỏ sự đoàn kết với Liban và kêu gọi ngừng bắn lập tức và lâu dài, đồng thời thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

IS đánh bom tại miền Bắc Iraq, nhiều binh sĩ thiệt mạng

14:13:39 18/11/2024
Chúng thường thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào lực lượng chính phủ và dân thường, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh như miền Bắc Iraq.

Goldman Sachs dự báo giá vàng trong năm 2025

14:11:12 18/11/2024
Hiện tại, giá vàng giao ngay đang là 2.589 USD/ounce, giảm nhẹ so với đỉnh 2.790 USD/ounce hồi tháng trước. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất sáng sủa.

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Divo Tùng Dương bất ngờ giới thiệu vợ tại họp báo: "Giam chị ấy lâu quá rồi, 15 năm ít khi xuất hiện"

Nhạc việt

15:20:38 18/11/2024
Sáng 16/11, divo Tùng Dương đã chính thức ra mắt album mang tên Multiverse - Đa vũ trụ với 12 bài hát mới. Tham dự buổi ra mắt của Tùng Dương là nhiều anh em nghệ sĩ trong nghề và người thân.

Sân khấu đáng xem nhất Rap Việt mùa 4: Tổ hợp "Trai Họ Vũ" khoe visual cực ngầu, bắn 1 câu tiếng Thái đắt giá!

Tv show

15:16:57 18/11/2024
Phần trình diễn Trai Họ Vũ của Gill và ICY Famou$ đang khiến MXH rầm rộ không ngừng vì sân khấu chất lượng và hoành tráng nhất từ đầu chương trình tới giờ.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...