10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút
Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể.
Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.
Cá: Người bị bệnh gút nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gút cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.
Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thịt các động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao.
Sò điệp: Bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng . Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gút. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gút.
Bia: Những người mắc bệnh gút nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng axit uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải axit uric của cơ thể.
Thức uống chứa đường: Các loại nước ngọt thường chứa lượng đường lỏng HFCS cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm axit uric, tăng nguy cơ bệnh gút.
Video đang HOT
Một số loại rau: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ.
Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh gút tránh một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh axit puric. Chà là, mận, vải thiều, cherry và lê là những trái cây cần kiêng.
Các sản phẩm sữa nhiều béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gút. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh xa
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Do đó để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh gout quay trở lại, người bệnh cần "nói không" với các thực phẩm dưới đây.
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout. Ảnh minh họa
Nước ta trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, bên cạnh đó xuất hiện một số người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm cho bệnh gout ngày một tăng.
Bệnh gout là dạng bệnh do rối loạn chuyển hoá purin từ các loại thực phẩm hàng ngày qua đường ăn uống, làm tăng axit uric trong máu dẫn đến việc tích tụ các axit uric dư thừa chuyển hoá thành urat tại các khớp xương gây đau nhức rất khó chịu. Vì vậy, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị gout.
Để việc điều trị bệnh gout mang lại hiệu quả tối ưu và phòng ngừa bệnh gout quay trở lại, người bệnh cần "nói không" với các thực phẩm sau:
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê... có hàm lượng đạm rất cao, kèm theo đó là các loại vitamin E, B6, B12 làm cho các triệu chứng và biến chứng của người bệnh gout thêm trầm trọng. Cần hạn chế tối đa các loại thịt đỏ trong quá trình điều trị vì chúng có thể làm cơn đau cấp xuất hiện trở lại và ngày một dữ dội hơn. Thay vì thịt đỏ, người bệnh có thể ăn thịt trắng vì hàm lượng purin của chúng thấp hơn.
Gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gút không nên ăn các loại thịt thú rừng.
Bia rượu, đồ uống có cồn và giàu vitamin C
Đồ uống có cồn hay nhiều đường sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Ảnh minh họa
Bia, rượu, đồ uống có cồn, có gas sẽ tăng nguy cơ bị các cơn đau gout gấp đôi so với các loại thức uống khác. Uống rượu bia không chỉ làm tăng nồng độ axit uric trong máu mà còn cản trở sự đào thải axit uric qua thận.
Những loại nước uống nhiều đường không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn,gây các cơn đau gout cấp.
Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác.
Ngoài ra, các đồ uống như nước cam, chanh và nước trái cây giàu vitamin C cũng chứa nhiều axit lactic sẽ chiếm hết các đường đào thải axit uric, tăng nguy cơ sỏi thận, làm tăng nặng bệnh gout.
Như vậy, với người mắc bệnh gout việc hạn chế tuyệt đối với những đồ uống trên là rất cần thiết, thay vào đó, người bệnh nên uống nhiều nước lọc 2-3 lít/ ngày.
Hải sản
Tôm, cua, sò, cá trích, cá ngừ, cá cơm và lươn, ốc, ếch... là những hải sản chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp rất nguy hiểm cho người bệnh gout.
Do đó, người mắc gout cần hạn chế ăn các đồ ăn trên nhằm ngăn cản các cơn đau quay trở lại rất khó chịu, phiền phức. Theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể sử dụng một phần nhỏ các thực phẩm này nhưng nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sỹ.
Tuy nhiên, cần hạn chế tuyệt đối cá trích, cá ngừ, cá cơm trong các bữa ăn hàng ngày vì những loại cá này có chứa nhiều chất đạm và mỡ, đây là những chất béo làm ức chế việc đào thải axit uric máu, làm bệnh tình ngày càng nặng hơn. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức cơ, khớp và hạn chế vận động.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật không tốt cho người mắc gout vì chứa hàm lượng purin cao. Ảnh minh họa
Các loại nội tạng như tim, gan, cật, dạ dày, ruột non... chứa hàm lượng purin cao hơn cả thịt đỏ và rất giàu đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể người bệnh gout.
Rau chứa purin
Măng tây, súp lơ, rau bina, nấm và cà chua... cũng chứa rất nhiều purin, nếu người bệnh dùng quá nhiều các loại rau này sẽ làm tăng khả năng tổng hợp axit uric trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhức khớp ở chân và tay. Để ngăn cản tối đa các cơn đau gout quay trở lại, người bệnh cần sử dụng với hàm lượng ít các loại rau này.
Chế phẩm từ đậu nành
Bao gồm đậu hủ, tào phớ, sữa đậu nành... là các loại thực phẩm có tác dụng tốt đối với sức khoẻ người bình thường nhưng đối với người bệnh gout thì ngược lại. Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều đạm, rất dễ gây tổn thương đến các đầu khớp trong cơ thể, gây cảm giác tê dại, đau nhức khó chịu nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
Trứng gia cầm
Trứng gia cầm mà đặc biệt là trứng lộn, trứng vịt, gà mặc dù là những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng nhưng đối với người bệnh gout nó lại là nỗi ám ảnh. Do có hàm lượng đạm và protein quá cao, trứng gia cầm có thể gây ra các cơn đau gout ngay khi khi ăn xong.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da đông vật, mì tôm, thức ăn nhanh... có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn, thường xuyên bị đau nhức hơn, do đó, người bệnh cần cần hạn chế tối đa chúng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bạch Hiền
Theo ĐSPL
Vì sao bạn hay mệt mỏi, khắc phục bằng cách nào? Mệt mỏi có thể là kết quả của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, nhưng nó cũng thường liên quan đến những điều nhỏ nhặt trong các hoạt động hằng ngày. Đôi khi bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc kiệt sức, nguyên nhân đôi khi không đến từ bệnh nặng mà do thói quen, lối sống - Ảnh minh họa: Shutterstock Dưới...