10 thực phẩm có lượng natri cao bất ngờ
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện ra rằng có một “mỏ muối” vô hình trong chế độ ăn uống của mình.
Cơ thể chúng ta đang tiêu thụ natri quá nhiều, bởi vì natri được ẩn náu trong nhiều thực phẩm có “mác” lành mạnh, không gây béo phì. Để đánh dấu các thủ phạm làm gia tăng lượng natri hàng ngày, bạn cần đọc nhãn mác thực phẩm cẩn thận, nhìn vào số lượng natri trong mỗi khẩu phần và tỉ lệ phần trăm natri có thêm.
Ngũ cốc ăn sáng là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng lành mạnh, tuy nhiên một số sản phẩm có thể có khoảng 300mg natri mỗi cốc.
Bánh pudding
Thực phẩm có hàm lượng natri cao thậm chí không có hương vị mặn. Bạn sẽ ngạc nhiên về tỷ lệ natri có trong một số món ăn nhẹ. Ví dụ, bánh pudding chứa tới 400mg natri trong cốc.
Thức ăn “kiêng” chế biến sẵn
Các thực phẩm đông lạnh, đã qua chế biến thường được quảng cáo là “lượng calo thấp,” hay “ít chất béo.” Thực tế các thực phẩm này đều có lượng natri cao (đôi khi còn bổ sung thêm đường). Một số thức ăn chứa lượng natri tương đương natri trong 8 túi khoai tây chiên.
Video đang HOT
Cá ngừ được biết đến như nguồn cung cấp protein và axit béo omega – 3 lành mạnh, tuy nhiên nếu bạn chọn cá ngừ đóng hộp, bạn đang bổ sung khoảng 400mg natri trong 100 gam khẩu phần ăn.
Rau quả đóng hộp thường thêm thêm nước sốt và gia vị, một hộp có thể lên đến 730mg natri. Bạn hãy chọn những sản phẩm có chú thích “no salt added” (không thêm muối) hoặc dùng rau quả tươi.
Bánh mì và ổ bánh mì nhỏ cho bữa sáng
Một lát bánh mì trắng có thể chứa đến 230mg natri, số lượng này có vẻ không nhiều, nhưng nó sẽ gia tăng tịnh tiến nếu bạn ăn bánh mì trong suốt ngày.
Mức độ natri trong gia cầm sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cách sơ chế. Gà đóng gói thường chứa một dung dịch muối làm tăng đáng kể lượng natri trong thịt. Một phần ăn 100g có thể có 440mg natri.
Nước ép rau quả
Thức uống lành mạnh như nước ép cà chua có thể có nhiều natri hơn bạn tưởng nếu bạn chọn nước ép đóng hộp hoặc đã qua chế biến. Bạn nên dùng nước rau quả tươi – một cốc nước ép cà chua nguyên chất chỉ có 10mg natri.
Salad trộn không chỉ được bổ sung thêm chất béo mà lượng natri trong nó cũng đáng để chú ý. Một muỗng canh dầu chứa đến 250mg natri. Các gói nước sốt cà chua nấm, hay gói gia vị cũng chứa natri, mỗi muỗng canh gia vị có khoảng 150mg natri.
Một chén soup đóng hộp chứa đến 1000mg natri. Cách an toàn là bạn nên chuẩn bị sẵn soup ở nhà để có thể kiểm soát tốt nhất lượng muối bạn thêm vào.
Theo Eva
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Trong dịp Tết, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra. Vì vậy, sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng, cấp thiết mà không phải ai cũng biết.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như: do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1- 2 ngày sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Ảnh: KT
Khi bị ngộ độc thực phẩm cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, sốt nóng hoặc sốt rét, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, truỵ mạch (mạch nhanh, huyết áp tụt), co giật...
Riêng với ngộ độc cá nóc hay ngộ độc củ ấu tàu, bệnh nhân có cảm giác đầu to ra, lưỡi phồng lên, ngắn lại khiến không nói được.
Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, nêu ra các bước sơ cứu khi phát hiện cơ thể bị ngộ độc thực phẩm:
- Nếu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay món đó. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân, nôn càng nhiều càng tốt để đẩy hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Hoặc pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
- Sau khi gây nôn để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể.
Mặt khác, uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. Đối với những trẻ 2 - 10 tuổi thì pha một gói orezol với 200ml nước rồi cho trẻ uống.
- Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.
- Sau khi sơ cứu, phải khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện sớm nhất để được xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.
Đối với các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, khi sơ cứu cần chú ý chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu bệnh nhân là trẻ em, vì trẻ rất dễ bị sặc. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc thực phẩm dùng các thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn, chất độc ra khỏi cơ thể.
Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời cho người bệnh, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và điều trị.
Theo dantri
Chăm sóc sức khỏe bên bữa cơm nhà Chuẩn bị các bữa cơm nhà tại một góc bếp sạch và được khử trùng không chỉ giúp bạn thư giãn, tiết kiệm mà còn có lợi cho sức khỏe. Buớc ra một góc phố đầu đường gần khu nhà ở của mình, bạn có thể nhìn thấy vô số các quán ăn với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Các hàng quán...