10 thói quen xấu nhưng lại rất tốt cho sức khỏe
Tất cả những thói quen tưởng chừng là xấu nhưng sự thật nó lại đem lại cho chủ nhân những lợi ích nhất định.
1. Dậy muộn sống lâu
Thói quen nấn ná sáng sớm trên giường ngủ, bởi giấc ngủ sẽ dài hơn, làm ít hơn và ăn bớt thời gian tập thể dục – theo GS. BS Peter Axt, chuyên gia Sức khỏe cộng đồng Mỹ – là chìa khóa kéo dài cuộc sống. – Một khi hàng ngày đã ngủ đến tám, hoặc chín tiếng, bạn có thể cắt bớt thời gian ngủ trưa, né tránh làm việc kéo dài nhiều giờ một mạch, hạn chế stress – GS. BS Axt giải thích. – Nhờ thế, bạn đã ngăn ngừa có hiệu quả khả năng tuyến thượng thận làm việc quá tải và nguy cơ suy hệ miễn dịch.
Để “lười nhác một cách không ngoan” nhiều hơn trong ngày làm việc, GS Peter Taylor, tác giả cuốn sách “Giám đốc dự án lười nhác” khuyên mỗi người hàng ngày tự xác định vào buổi sáng, việc gì quan trọng cần làm. – Mỗi ngày nên chọn ba nhiệm vụ khả dĩ mang lại nhiều lợi ích nhất – không phụ thuộc thực tế: bạn là mẹ trẻ đangg cho con bú hay giám đốc doanh nghiệp – sau đó hãy thực hiện theo thứ tự ưu tiên.
Uống cà phê giúp tăng tốc độ trao đổi chất cho bạn, tăng cường sự dẻo dai khi luyện tập thể dục và giảm nguy cơ sỏi mật, sỏi thận. Tuy nhiên, bạn nên chú ý về lượng cà phê được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì nếu uống quá nhiều cà phê sẽ làm bạn mất ngủ, gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Lười tắm
Một số nghiên cứu đã chứng minh việc bỏ tắm vài ngày thực sự mang lại ích lợi cho sức khỏe của bạn. Hằng ngày việc rửa ráy qua loa sẽ giúp giữ lại lớp dầu tự nhiên trên da, giúp da khỏe mạnh, nó cũng giữ lại vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên bạn đừng vì thế mà bỏ tắm lâu ngày vì việc cơ thể tiếp xúc tới khói bụi quá lâu không hề tốt. Cơ thể bạn cần được vệ sinh sạch sẽ.
4. Lười quét dọn, ít dị ứng!
Các nhà khoa học đặt giả thiết, theo đó quét dọn nhà cửa sạch sẽ hoàn toàn không phải nghĩa vụ thiêng liêng, như mọi người vẫn nghĩ. Công trình nghiên cứu thực hiện với 14 ngàn trẻ em do các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Bath và Brunel đã cho thấy: tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh hen suyễn và dị ứng là con của những bà mẹ chăm sử dụng các chất tẩy rửa vệ sinh và chăm sử dụng máy làm thông thoáng không khí nhà ở trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh cao hơn hẳn đối tượng đối chứng. Việc tiếp xúc sớm với môi trường sạch sẽ nhờ những chất hóa học trong giai đoạn sớm cuộc đời làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn tới 41% với trẻ dưới 7 tuổi.
Nếu đã quen sống trong môi trường sạch sẽ, cố gắng hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa hóa chất.
Video đang HOT
5. Nóng giận
Một nghiên cứu khác ở Thụy Điển cũng phát hiện khi người đàn ông phải kiềm chế cơn giận ở nơi làm việc sẽ bị tăng gấp đôi nguy cơ đau tim. Ngoài ra, nóng giận giúp ta trút bỏ được sự khó chịu trong người, làm giảm stress.
6. Lướt web
Tất cả thơi gian ban danh ra đê lươt cac website không hê la môt sư lang phi. Một nghiên cứu tại Đại học California tại Los Angeles chi ra rằng viêc trình duyệt web thường xuyên có thể làm tăng sư vân đông cua nao.
“Khi bạn đang sử dụng Internet, bạn đang kiểm soát bộ nhớ ngắn hạn cua minh và đi đên quyết định”, ông Gary Small, một bác sĩ, giáo sư về tâm thần học tại viên UCLA đa noi như vây. Vi vây, viêc lươt web hang ngay la rât tôt đê “tâp thê duc” cho nao va khich lê tinh thân chung ta trong cuôc sông hang ngay.
7. Trung tiện
Khí được hình thành trong ruột vì vậy nó cần phải thoát ra ngoài. Hầu hết các khí xuất phát từ quá trình lên men protein và carbohydrate. Khí thường được hình thành từ hậu môn khoảng 6 giờ sau khi ăn. Giải phóng khí giúp giảm bớt đau và đầy bụng, đặc biệt nếu đường ruột của bạn nhạy cảm và thường xuyên đầy hơi.
8. Cắn móng tay
Cắn móng tay có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, cắn móng tay tốt cho sức khỏe trừ khi tay bạn bẩn. Bởi do hệ thống miễn dịch của chúng ta có một bộ nhớ, chúng sẽ ghi nhớ cách chống lại những vi khuẩn đã từng gặp. Khi tiếp xúc với vi khuẩn lần thứ hai chúng sẽ tạo ra vũ khí được gọi là tế bào lympho trí nhớ giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, cắn móng tay thường xuyên giúp tăng cường khả năng ghi nhớ trong hệ miễn dịch. Nguyên tắc này cũng như khi chúng ta ngoáy mũi.
9. Ợ hơi
Ợ hơi thực chất là hoạt động cơ thể chống lại những tác hại của axit trong dạ dày. Khi ợ, âm thanh của khí đi qua các van trong thực quản ở phía dưới cổ họng làm cơ vòng trong thực quản rung lên. Ợ khí hình thành một hỗn hợp các chất bao gồm cả không khí khi chúng ta nuốt thức ăn và carbon dioxide. Chất này được sản xuất trong dạ dày khi các axit kết hợp với dịch mật có tính chất kiềm (xuất phát từ phần ruột bên dưới dạ dày). Một số thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như khoai tây chiên hay nước sốt kem, rượu và thuốc lá có thể làm tăng quá trình này, được gọi là trào ngược dạ dày-ruột.
Việc giải phóng khí tự nhiên như trên chính là hiện tượng ợ hơi, là quá trình bình thường của hệ tiêu hóa và nếu ức chế nó có thể gây ra rắc rối. Mặc dù ợ hơi là một phần bình thường của hệ tiêu hóa, nhưng nếu một người nào đó ợ nhiều hơn bình thường thì có thể có vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày hoặc viêm tá tràng, thực quản, có thể được gây ra do dùng aspirin hoặc rượu.
Ợ hơi thực chất là hoạt động cơ thể chống lại những tác hại của axit trong dạ dày
10. Bẻ khớp ngón tay
Bẻ khớp ngón tay có thể làm cho các khớp xương của chúng ta linh hoạt hơn. Âm thanh phát ra từ các túi khí hình thành trong chất lỏng – chất lỏng hoạt dịch bao quanh các khớp được tạo ra dưới áp lực của việc bẻ khớp. Chính vì vậy khi bẻ khớp sẽ khiến các khớp càng linh hoạt hơn và chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo Phunutoday
6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ
Lũ trẻ thường có một vài thói quen làm bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu cho dù có phù hợp hay không. Dưới đây là 7 cách hiệu quả giúp bé của bạn phá vỡ thói quen xấu của mình.
Tưởng chừng những thói quen ấy vô hại, nhưng nếu chúng ta bỏ qua quá lâu, điều đó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, bệnh tật, thậm chí trầm cảm.
1. Mút ngón tay cái
Tại sao xấu: Ngoài những cục chai, mụn nước và nhiễm trùng, việc mút ngón tay cái sẽ gây nguy cơ làm lệch răng. Vì vậy, trừ khi bạn muốn chi một đống tiền để niềng răng cho con, còn không bạn nên bảo con từ bỏ ngay thói quen đút ngón tay cái vào miệng nhé.
Cách ngăn chặn: Nếu mỗi lần con chán, không biết làm gì lại mút tay theo thói quen, hãy áp dụng những cách sáng tạo để đánh lạc hướng, ví dụ gợi ý cho con các trò chơi nghệ thuật hoặc các trò chơi liên quan đến tay để con quên đi việc mút tay.
2. Kéo tóc
Tại sao xấu: Việc kéo hoặc giật tóc liên tục có thể gây ra chứng hói đầu - dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người già.
Cách ngăn chặn: Thói quen nhỏ này thường là gốc rễ của một vấn đề lớn hơn nhiều, như bị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Nếu thực sự con gặp những vấn đề như vậy, bạn nên đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.
3. Nhịn thở
Tại sao xấu: Trẻ em thường dùng cách này để dọa cha mẹ, và đôi khi nó lại hiệu quả. Một đứa trẻ có thể bất tỉnh khi nhịn thở quá lâu.
Cách ngăn chặn: Nếu con sử dụng chiến thuật này để đạt được mục đích, hãy thử thay đổi cách bạn tiếp cận tình hình xem sao. Thay vì nói không, bạn nên giải thích cho con hiểu quyết định của mình. Có thể bé không hài lòng nhưng việc thông suốt sẽ ngăn chặn một cơn giận có thể bùng phát.
4. Ngoáy mũi
Tại sao xấu: Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng.
Cách ngăn chặn: Thường xuyên nhắc nhở con là cách ngăn chặn tốt nhất, nhưng nếu con không nghe lời, hãy thử một số biện pháp khuyến khích tích cực. Ví dụ, tặng con một "ngôi sao" cho ngày nào con không chọc ngoáy mũi, và cho phép con đổi ngôi sao của mình để lấy một món quà đặc biệt con thích.
5. Cắn móng tay
Tại sao xấu: Việc cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng.
Cách ngăn chặn: Loại bỏ tật xấu này đòi hỏi bạn phải kiên trì cùng con. Đừng để móng tay con bị gẫy và mấp mô để con không có cơ hội cắn chúng. Nếu vấn đề nghiêm trọng, hãy đầu tư một lọ bôi thuốc đắng vào móng tay con. Bé nhà bạn sẽ chán ghét, thậm chí khó chịu với hương vị của thuốc bôi, từ đó sẽ không đưa ngón tay vào miệng nữa.
6. Nghiến răng
Tại sao xấu: Ngoài việc răng bị mòn theo thời gian, một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm hay nhức đầu sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Cách ngăn chặn: Nghiến răng thường do căng thẳng gây ra, vì thế bạn hãy dạy con một vài phương pháp thư giãn. Dù là yoga dành cho trẻ vào hay việc mát-xa trước khi đi ngủ, thì những hoạt động đó đều giúp giảm thói quen nghiến răng cho con. Nếu tật xấu của con vẫn còn, hãy nhờ bác sĩ nha khoa tạo một niềng răng bảo vệ, có thể không ngăn hẳn việc nghiến răng, nhưng sẽ giúp răng con được bảo vệ.
Theo Trí Thức Trẻ
Thói quen xấu nhưng có lợi cho sức khỏe? Những thói quen xấu tưởng như có hại nhưng có lợi cho sức khỏe của chúng ta trong 1 số trường hợp nào đó, điều đó có thật không? Các bạn hãy thử chiêm nghiệm xem nhé! 1. Sự tức giận hợp lý có lợi cho huyết áp Sự tức giận khiến huyết áp tăng cao là điều ai cũng biết. Tuy nhiên...