10 thay đổi từ cuộc khủng hoảng Ukraine

Theo dõi VGT trên

Cuộc khủng hoảng Ukraine không chỉ đấy quan hệ giữa Nga và phương Tây lún sâu vào khủng hoảng, mà còn gây ra những hệ lụy không nhỏ và tạo ra những thay đổi lớn trên chính trường quốc tế.

10 thay đổi từ cuộc khủng hoảng Ukraine - Hình 1

Sẽ là hơi quá nếu nói cuộc khủng hoảng Ukraine đang vẽ lại bàn đồ thế giới, song rõ ràng thế giới đang có rất nhiều thay đổi sau cuộc khủng hoảng này.

V Vai trò của Nga thay đổi

Sau quyết định sáp nhập Crimea, nước Nga đã vượt lên dẫn đầu trong cuộc đọ sức với phương Tây. Uy tín của Tổng thống Vladimir Putin nổi như cồn cả ở trong và ngoài nước. Lo sợ không ít, thán phục càng nhiều.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, các quan hệ quốc tế của Nga sẽ bị gián đoạn tạm thời do đã bị loại ra khỏi Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8). Nỗ lực gia nhập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cùng Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng bị đóng băng. Không chỉ thế, các cuộc họp thượng đỉnh của phương Tây với Nga cũng bị hoãn vô thời hạn.

Trong khi đó, nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm sử dụng nhóm các nước đang nổi BRICS để giảm bớt sự cô lập của phương Tây không đạt được kết quả do Trung Quốc và Ấn Độ lo ngại quyết định sáp nhập Crimea sẽ tạo tiền lệ cho Tây Tạng và Kashmir.

NATO hồi sinh

Ngay khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu mất dần ảnh hưởng do sứ mệnh của tổ chức này ở Afghanistan đang khép lại, thì cuộc khủng hoảng Ukraine đã tạo cớ tốt cho liên minh quân sự lại tái nổi lên.

Hiện tại, NATO đang tăng cường các máy bay tuần tra và các cuộc tập trận ở Ba Lan cũng như các nước vùng Baltic. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở Trung Âu cũng đang được xúc tiến dưới sự thúc ép của Wasaw.

Trong khi đó, dưới sức ép của Mỹ, một số quốc gia châu Âu sẽ cân nhắc việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Các nước trung lập như Thụy Điển và Phần Lan cũng tính toán phương án tăng cường an ninh và hợp tác chặt chẽ hơn với NATO

Đa dạng hóa nguồn năng lượng

Bản đồ năng lượng châu Âu đang được vẽ lại với việc các nước tăng cường nỗ lực giảm bớt phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Theo kế hoạch, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ xây dựng thêm các trạm khí đốt hóa lỏng, nâng cấp mạng lưới và hệ thống đường ống, đồng thời mở rộng nguồn cung khí đốt phương Nam thông qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển khí đốt đến Nam Âu và Trung Âu.

Châu Âu cũng đang tính thêm phương án khai thác nguồn trữ khí đá phiến sét và phát triển năng lượng hạt nhân, bất chấp các quan ngại về vấn đề môi trường.

Theo thống kê, dầu mỏ và khí đốt của Nga chiếm 1/3 tổng lượng tiêu thụ của EU. 40% trong số này được trung chuyển qua Ukraine. Không loại trừ khả năng giá hai mặt hàng thiết yếu này có thể sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Trung Quốc hưởng lợi

Liên minh ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc, hai nước thường bỏ phiếu giống nhau ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sẽ thay đổi theo một trong hai hướng:

Video đang HOT

Thứ nhất, hai bên sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về năng lượng thông qua việc gấp rút hoàn thiện các đường ống dẫn mới để bơm dầu và khí đốt sang Bắc Kinh. Đây là hệ quả tất yếu do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đem lại. Với Nga, phương án này sẽ giúp giảm bớt thiệt hại kinh tế do phải tạm thời ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Còn với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ có cơ hội được mua dầu và khí đốt giá rẻ của Nga trong bối cảnh bài toán an ninh năng lượng đang có nhiều thách thức.

Thứ hai, quan hệ Nga – Trung có thể sẽ không hoàn toàn nồng ấm do những lo ngại của Bắc Kinh trong việc “nhập khẩu” vấn đề Crimea vào Tây Tạng, Hồng Kông hay thậm chí cả Đài Loan. Hơn nữa, là một người thực dụng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn làm mất lòng Mỹ và châu Âu khi tỏ ra quá thân thiết với một nước Nga có nguy cơ suy yếu về kinh tế và cô lập về chính trị. Tuy nhiên, cho dù có thực sự suy nghĩ như vậy thì bề ngoài ông Tập Cận Bình vẫn không tỏ ra hoàn toàn quay lưng với Mátxcơva nhằm tránh tự đẩy mình vào thế kẹt trong quan hệ Đông – Tây.

Mỹ khôi phục vai trò lãnh đạo hàng đầu

Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Washington – vốn bị suy giảm bởi sự trỗi dậy của các cường quốc mới nổi và việc cắt giảm mạnh ngân sách liên bang dưới thời Tổng thống Barack Obama – đang dần được khôi phục. Khác với cuộc chiến tại Libya hay Syria có thể giao phó vai trò cầm đầu cho châu Âu, cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Mỹ phải quay lại cầm trịch do “đối thủ” ở bên kia chiến tuyến thực sự đáng gờm.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng vô tình giúp gạt sang một bên sự tức giận của EU về hành động do thám toàn cầu của Mỹ và giúp hai bên đẩy mạnh tăng cường hợp tác sau một thời gian tương đối lạnh nhạt do Mỹ chú tâm thực thi chính sách xoay trục an ninh sang châu Á – Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát còn nhận định, sau cuộc khủng hoảng Ukraine, có thể Mỹ sẽ phải tìm lại điểm cân bằng mới trong chính sách an ninh toàn cầu với việc vừa chú trọng châu Á nhưng không cũng bỏ quên châu Âu nhằm ngăn chặn các vụ tương tự Crimea có thể xảy ra ở cả hai khu vực.

Vai trò dẫn dắt của Đức ở châu Âu

Cuộc khủng hoảng Ukraine không chỉ giúp củng cố vai trò lãnh đạo của Đức ở châu Âu mà còn giúp nước này trở thành cầu nối trung gian trong cuộc tranh cãi giữa Nga và phương Tây.

Hiện Đức là một cường quốc kinh tế có nhiều ảnh hưởng, là nước đi đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đồng euro. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng trở thành người đối thoại chính của châu Âu với ông Putin. Do đó, việc Đức sẵn sàng cắt giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga sẽ là thước đo xem các nước còn lại của EU sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc này như thế nào.

Bên cạnh đó, bà Merkel còn đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ với nhân vật có thể ra tranh cử Tổng thống Ukraine Yulia Tymoshenko.

EU củng cố tinh thần đoàn kết

EU đang khá đoàn kết, ít nhất trong thời điểm hiện nay do phải lo đối phó với “mối đe dọa chung” từ bên ngoài. Điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo EU vượt qua các tranh cãi kéo dài.

Nghị sĩ Rebecca Harms thuộc đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu đã nói rằng: “Đứng trước mối đe dọa về một cuộc chiến mới ở châu Âu, các nước EU phải nhất trí về một chiến lược chung để đối phó với Nga”.

Cạnh tranh gia tăng tại Trung Á

Cả Tổng thống Putin và phương Tây đều đang ra sức “ve vãn” các nhà lãnh đạo ở Trung Á, nhất là các nước giàu tài nguyên như Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Với Nga, đây là yếu tố sống còn trong việc bảo vệ vành đai ảnh hưởng trong không gian hậu Xô Viết. Còn với phương Tây, việc lôi kéo các nước Trung Á nhằm hai mục đích: vừa thực hiện chiến lược thọc sườn Nga, vừa giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng do ngừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Mátxcơva.

Hợp tác Nga-Mỹ xuống đáy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Mặc dù một số lĩnh vực quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn sẽ được tiếp tục xuất phát từ nhu cầu từ cả hai phía, song những căng thẳng vẫn chiếm thế chủ đạo. Các vấn đề cần hợp tác như Syria, Iran, Afghanistan hay Triều Tiên tạm thời bị gạt sang một bên do Nga và Mỹ sẽ chưa thể ngồi cùng bàn với nhau.

Trong cuộc đối đầu này, Mỹ đã chuẩn bị sẵn cho mình các phương án cần thiết khi phải tạm “nghỉ chơi” với Nga. Ngược lại, Nga cũng đang nắm trong tay “những đòn bẩy” có thể được sử dụng để chơi lại nước Mỹ, chẳng hạn như các hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không S-300 cho Damascus hay Tehran, hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa tối tân S-400 cho Trung Quốc.

Tương lai chính trị của Tổng thống Putin

Uy tín của nhà lãnh đạo Nga đang gần ở mức đỉnh điểm, bởi ông đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc qua hành động sáp nhập Crimea.

Tuy nhiên, bất ổn cũng có thể gia tăng khi ông Putin phải chịu sức ép từ các ông trùm tư bản, những người bị giảm sút thu nhập do đầu tư nước ngoài vào Nga giảm mạnh và phải đối mặt với lệnh phong tỏa tài sản cùng việc hạn chế đi lại của phương Tây.

Đức Vũ

Theo Dantri

Tiền lệ xấu

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang khoét rộng vết nứt trong không gian hậu Xô Viết vốn xưa nay thuộc ảnh hưởng của Nga. Mặc dù những tác động của phương Tây ở khu vực vẫn rất hạn chế, song không thể phủ nhận xu hướng này đang ngày càng tăng lên.

Tiền lệ xấu - Hình 1

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm với cả Nga và phương Tây.

Dù muốn dù không, cuộc khủng hoảng ở Ukraine - mà đặc biệt là tại nước Cộng hòa tự trị Crimea - đang tạo ra hai xu hướng chuyển động rõ rệt trong khu vực không gian hậu Xô Viết với một bên là các nước và vùng lãnh thổ muốn tham gia Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu, và bên kia là các nước muốn hướng về phương Tây do Mỹ và EU lãnh đạo.

Nhóm đầu tiên là Armenia, Belarus và Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine.

Trong 3 nước này, bán đảo Crimea thể hiện quyết tâm mạnh mẽ nhất khi Quốc hội nước này đã thông qua quyết định sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.

Với những gì đã và đang diễn ra ở Crimea thời gian qua, không khó để đoán biết kết quả lựa chọn cuối cùng của người dân trên bán đảo này, nhất là khi nơi đây có gần 60% dân số là người gốc Nga và hầu hết đều cho rằng sáp nhập vào Nga là cứu cánh để tránh một tương lai bất định nếu vẫn tiếp tục ở lại với Ukraine.

Không cùng tình cảnh như Crimea song Armenia và Belarus cũng đang nhất mực hướng về nước Mátxcơva với tâm điểm là việc gia nhập Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu.

Đối với hai quốc gia cộng hòa này, Liên minh Hải quan là chiếc ô bảo trợ lớn nhất không chỉ giúp củng cố các mối quan hệ thương mại gắn kết chặt chẽ với Nga, mà còn đem lại sự bảo vệ vững chắc từ chú gấu Nga trước nguy cơ xảy ra bất ổn như ở Ukraine hiện nay.

Tuy nhiên, nhóm nước thứ hai lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại, khi họ coi Nga là một mối đe dọa tiềm tàng và là nhân tố có thể gây bất ổn trong nước.

Điển hình trong số này là chính phủ tạm quyền Ukraine hiện nay, những người đã lật đổ chính thể hợp hiến thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovych và đang phải đau đầu lo giữ Crimea.

Trong những quyết định đầu tiên sau khi lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo lâm thời ở Kiev đã thẳng thừng loại bỏ sự ảnh hưởng đã "ăn sâu, bám rễ" của Nga thông qua việc ngả sang hợp tác với phương Tây và cấm sử dụng tiếng Nga như quốc ngữ thứ hai. Trong thông báo mới nhất, chính phủ tạm quyền Ukraine cũng đã thông báo sẽ ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU) vào trung tuần tháng này, có thể tại cuộc họp cấp bộ trưởng EU ngày 17/3 hoặc cuộc họp thượng đỉnh ngày 21/3.

Ở phía bờ Đông Biển Đen và nằm tại điểm nối Đông Âu - Tây Á, Gruzia cũng đang ráo riết chuẩn bị cho kịch bản tiến lại gần hơn với phương Tây để có thể nhận được sự bảo vệ lớn hơn trong tương lai.

Từng đụng độ Nga trong cuộc chiến 5 ngày năm 2008 và từ lâu phải đối mặt với những thách thức ở hai nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia đã ly khai, các nhà lãnh đạo Tbilisi thấu hiểu hơn ai hết nguy cơ "mất trắng" Cộng hòa tự trị Crimea của chính phủ lâm thời Ukraine, cũng như những cái giá mà Kiev sẽ phải trả cho việc quay lưng lại với Nga để hướng sang phía Tây. Chính vì thế, nhân cuộc khủng hoảng tại Ukraine, chính quyền Tbilisi đã kêu gọi EU đưa ra lộ trình rõ ràng cho tất cả các nước trong việc trở thành thành viên của khối.

Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Ukraine là Moldova cũng đang "nóng như lửa đốt" trước tương lai có thể bị mất tỉnh ly khai Transdniestria mà Nga cũng có ảnh hưởng rất lớn. Trong chuyến thăm Mỹ ngày 3/3, Thủ tướng nước này Iurie Leanca đã không ngần ngại so sánh tình hình ở bán đảo Crimea với tỉnh Transdniestria khi mở màn các cuộc thảo luận về hội nhập với phương Tây. Ông Leanca quan ngại một ngày nào đó, Moldova cũng sẽ bị "hụt" mất một phần lãnh thổ giống như Gruzia hay Ukraine.

Những động thái trái chiều này cho thấy đang có một sự phân cực rõ rệt trong không gian hậu Xô Viết. Khi sự phân cực càng lớn, hệ lụy sẽ càng nhiều đối với tất cả các bên.

Với Nga, hậu quả nhãn tiền nhất là việc nước này bị thu hẹp vùng ảnh hưởng. Thay vì có 6 quốc gia Đông Âu làm vùng đệm ngăn với châu Âu thì nay Mátxcơva chỉ còn lại 2 quốc gia và 3 vùng tự trị. Chủ nghĩa khủng bố ở Bắc Cacasus, một khu vực mà Nga không còn khả năng kiểm soát, cũng sẽ được dịp trỗi dậy.

Cùng với đó, Nga sẽ phải căng sức nhiều hơn để đối phó với phương Tây khi đường biên giới của EU dịch chuyển về gần Nga hơn. Thật khó hình dung nước Nga sẽ phải đối phó như thế nào khi Mỹ và NATO lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở các vị trí chỉ cách các trung tâm quan trọng trên lãnh thổ Nga khoảng ... 1.000 km.

Trên mặt trận kinh tế, Nga sẽ để tuột mất một trong những thị trường xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt quan trọng nhất của mình. Theo thống kê, hầu hết khí đốt và hơn 80% số dầu thô cùng các sản phẩm dầu mỏ của Nga có đích đến là châu Âu. Nếu để mất thị trường này, Nga cũng tự chặt đi nguồn thu lớn nhất cho ngân sách liên bang, vốn chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp năng lượng. Đó là chưa kể những kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin như thành lập Liên minh Hải quan, Liên minh Á- Âu và các dự án quy mô quốc tế khác cũng sẽ có nguy cơ sụp đổ.

Trên mặt trận ngoại giao, Mátxcơva tiếp tục bị đẩy vào thế cô lập hơn ngay tại "sân nhà", trong khi vai trò nước lớn của Nga như một trung gian hòa giải quốc tế sẽ bị thui chột. Không chỉ tạo ra không khí đối đầu trong khu vực, quan hệ của Nga với các nước lớn cũng sẽ đi vào băng giá. Không loại trừ một cuộc chiến tranh lạnh có thể sẽ lại hình thành.

Trong khi đó, với các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, hậu quả đầu tiên là nhiều chính quyền bị xé lẻ và không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ. Các vùng tự trị ở nhiều nước sẽ nhân dịp này để đẩy mạnh các hoạt động chống đối, ly khai. Kết quả là các nước sẽ phải đối mặt với tình trạng chính trị bất ổn, kinh tế bấp bênh, xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định.

Ở bình diện lớn hơn, các nước này sẽ tiếp tục trở thành con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn hoặc trở thành mặt trận để các bên thi thố tài năng và tìm cách tranh giành ảnh hưởng.

Còn với phương Tây, tương lai cũng không có gì sáng sủa khi "lục địa già" sẽ ngay lập tức phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn năng lượng sưởi ấm trong mùa đông giá rét do mất nguồn cung từ Nga.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Nga hiện đang cung cấp khoảng 1/3 số khí đốt của châu Âu, 1/3 số dầu mỏ và 1/4 số than đá. Nếu quan hệ hai bên căng thẳng, "lục địa già" sẽ không thể tìm ra ngay nguồn cung đủ lớn để bù đắp số thiếu hụt, ngay cả khi Mỹ thông qua dự luật cho phép xuất khẩu dầu thô sang châu Âu.

Bên cạnh đó, do Mỹ và các nước thành viên EU có lợi ích hợp tác với Nga khác nhau nên việc trừng phạt Nga như thế nào cũng sẽ là một bài toán nan giải, thậm chí có thể gây mâu thuẫn giữa Mỹ với EU hay giữa các nước thành viên EU với nhau.

Đơn cử, trong khi Mỹ - quốc gia đầu trò trong cuộc chơi chống lại Nga - chưa lọt vào top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Nga và thiệt hại nếu có cũng không đang kể, thì nền kinh tế lớn nhất EU là Đức lại rất dễ bị tổn thương. Đức không chỉ bị mất đi nhà cung cấp năng lượng lớn nhất, thị trường nhập khẩu ô tô lớn thứ tư của mình, mà còn bị &'bay hơi" khoảng 300.000 việc làm cùng 76 tỷ USD kim ngạch song phương với Nga.

Những khác biệt về mức độ thiệt hại do "nghỉ chơi" với Nga cũng được ghi nhận ở nhiều nước thành viên khác của EU.

Tất nhiên, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có thể khiến hàng hóa của nước này "bị cảm lạnh" một thời gian trên thị trường châu Âu, song nền kinh tế Đức và nhiều nước EU khác sẽ bị "chết cóng" ít nhất trong suốt mùa đông này. Trong khi đó, với Mỹ, lệnh trừng phạt Nga tuy không gây thiệt hại nhiều về kinh tế song lại khiến Washington mất đi một chỗ dựa quan trọng trong nhiều hồ sơ nóng quốc tế khác như Iran, Syria, Triều Tiên và gần nhất là cuộc chiến tại Afghanistan.

Ngoài những khó khăn kinh tế trực tiếp khi đối đầu với Nga, việc dang tay đón Ukraine và tới đây cả một số quốc gia khác thuộc không gian hậu Xô Viết còn khiến EU chịu thêm nhiều gánh nặng tài chính khác. Chưa thoát khỏi khủng hoảng nợ công, nhưng nay EU sẽ phải gồng mình gánh thêm các khoản cứu trợ không nhỏ, ước tính lên tới hàng chục tỷ USD, cho các nước muốn từ bỏ Nga để liên kết chặt chẽ hơn với châu Âu. Mặc dù phương Tây đã lên kế hoạch cho việc khiến các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào người cho vay tiền, cả về kinh tế và chính trị, song hẳn Brussels cũng chẳng thể rủng rỉnh tiền nong đến mức có thể vung tiền cho vay theo yêu cầu của các con nợ đang ngấp nghé bờ vực phá sản.

Xét trên mọi góc độ, cuộc khủng hoảng Ukraine và xu hướng phân cực ở không gian hậu Xô Viết hiện nay đang đem lại nhiều hệ lụy cho tất cả các bên. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, sức hút từ phương Tây đối với một số nước trong khu vực này đang ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc phạm vi ảnh hưởng của Nga bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh lớn hơn, xu hướng này sẽ chẳng đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào, nếu không muốn nói còn tạo tiền lệ xấu trong việc lợi dụng các chiêu bài dân chủ để đẩy mạnh hành động can dự vào những vùng lợi ích chiến lược.

Lịch sử ngoại giao thế giới đã cho thấy, khi cần bảo vệ lợi ích của mình, các nước lớn sẵn sàng mặc cả trên lưng các nước nhỏ. Nhưng điều quan trọng hơn là những lợi ích của các nước lớn không phải là thứ bất biến. Do đó, nếu không tỉnh táo, các nước nhỏ sẽ mãi chỉ là những "con tốt" trên bàn cờ và khi không còn nhiều giá trị để sử dụng, chúng sẽ bị "xe, pháo" của nước lớn nhấn chìm.

Đức Vũ

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự UkraineÔng Trump dọa trừng phạt Nga nếu ông Putin từ chối đàm phán chấm dứt chiến sự Ukraine
06:10:11 23/01/2025
Các 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bốCác 'ông trùm' công nghệ tranh cãi về dự án 500 tỷ USD mà Tổng thống Trump vừa công bố
19:03:50 23/01/2025
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngàyHàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Hệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịchHệ thống y tế tại Mỹ 'căng mình' đối phó nguy cơ dịch chồng dịch
20:12:34 23/01/2025
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường họcÔng Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự doBí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do
11:57:53 23/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiênTổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải trở ngại pháp lý đầu tiên
15:10:56 24/01/2025
22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ"
11:36:24 23/01/2025

Tin đang nóng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàngÁi nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng
15:01:24 24/01/2025
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồngNgười phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng
15:01:43 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
HIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nóiHIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nói
14:45:43 24/01/2025
Shark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ýShark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ý
12:50:09 24/01/2025
Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứNhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứ
16:19:51 24/01/2025
Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?
12:56:44 24/01/2025
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đấtBắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất
13:51:16 24/01/2025

Tin mới nhất

Thái Lan phối hợp với các nước láng giềng giải quyết ô nhiễm bụi mịn

Thái Lan phối hợp với các nước láng giềng giải quyết ô nhiễm bụi mịn

17:34:02 24/01/2025
Theo Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt, vấn đề ô nhiễm PM2.5 ở thủ đô chủ yếu là do khí thải, kết hợp với khói từ việc đốt rác thải ở các tỉnh lân cận và lưu thông không khí kém ở thủ đô.
Lịch sử đáng kinh ngạc của hình tượng trên đồng xu 1 euro Hy Lạp

Lịch sử đáng kinh ngạc của hình tượng trên đồng xu 1 euro Hy Lạp

17:31:41 24/01/2025
Thiết kế của đồng tetradrachm của người Athen rất tinh xảo so với thời đó. Chúng ta có thể thấy đầu đội mũ sắt của Athena ở một mặt, trong khi mặt sau thể hiện người bạn đồng hành thiêng liêng của bà, một con cú.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cho phép giải mật các vụ ám sát gây chấn động

16:03:30 24/01/2025
Cũng trong năm này, luật sư đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho những người Mỹ da đen Martin Luther King Jr bị ám sát tại một khách sạn ở thành phố Memphis, bang Tennessee.
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt

Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt

16:02:02 24/01/2025
Điều này trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden, khi thực hiện các quy định chặt chẽ hơn đối với tiền kỹ thuật số, do quan ngại việc gian lận và rửa tiền.
Hungary cân nhắc lập trường về lệnh trừng phạt Nga sau áp lực từ Mỹ

Hungary cân nhắc lập trường về lệnh trừng phạt Nga sau áp lực từ Mỹ

15:59:46 24/01/2025
Trước đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đề xuất thay đổi chính sách trừng phạt của EU, đồng thời ám chỉ khả năng phản đối việc gia hạn, một quá trình đòi hỏi sự đồng thuận từ cả 27 quốc gia thành viên EU.
Tòa án Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối tượng tấn công tòa soạn Charlie Hebdo

Tòa án Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối tượng tấn công tòa soạn Charlie Hebdo

15:58:05 24/01/2025
Theo bản án, đối tượng là Zaheer Mahmood, 29 tuổi, đã đâm trọng thương hai nhân viên của hãng thông tấn Premieres Lignes sáng 25/9/2020 do lầm tưởng rằng tòa báo châm biếm này vẫn đặt trụ sở tại đây.
Thẩm phán liên bang chặn sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump

Thẩm phán liên bang chặn sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump

15:06:15 24/01/2025
Sắc lệnh của Tổng thống Trump yêu cầu các cơ quan liên bang từ chối công nhận quốc tịch cho trẻ em sinh ra trên đất Mỹ nếu cả cha lẫn mẹ của chúng không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp.
Anh: Tuyên án hung thủ vụ đâm dao ở Southport

Anh: Tuyên án hung thủ vụ đâm dao ở Southport

15:03:05 24/01/2025
Theo luật Anh, Axel Rudakubana không bị kết án chung thân trọn đời (không có thời gian thi hành án tối thiểu) do hung thủ chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm gây án.
Ấn tượng độc đáo trên đường trượt băng tự nhiên dài nhất thế giới

Ấn tượng độc đáo trên đường trượt băng tự nhiên dài nhất thế giới

14:33:45 24/01/2025
Vào mùa Thu, mực nước kênh Rideau được hạ bớt để tạo nền tảng ổn định cho quá trình đóng băng. Mực nước được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo điều kiện đóng băng đồng đều, giảm thiểu rủi ro do dòng nước chảy bên dưới lớp băng.
Ảnh hưởng không ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với thể thao

Ảnh hưởng không ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với thể thao

14:30:51 24/01/2025
Những động thái này cho thấy việc liên kết với ông Trump không còn là điều cấm kỵ trong giới thể thao, đặc biệt khi ông thúc đẩy các chính sách gây tranh cãi như cấm vận động viên chuyển giới thi đấu ở các môn thể thao phân chia theo gi...
Phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos

Phát biểu đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos

14:28:34 24/01/2025
Trong bài phát biểu, ông đã nêu lên các ưu tiên quan trọng của chính quyền mới, tập trung vào cải cách kinh tế, đối ngoại và an ninh quốc gia.
Iran phản ứng trước việc Mỹ tái chỉ định Houthi là tổ chức khủng bố

Iran phản ứng trước việc Mỹ tái chỉ định Houthi là tổ chức khủng bố

14:25:37 24/01/2025
Ông Baghaei cũng bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết của Iran với người dân Yemen cũng như những người Palestine bị áp bức trước sự chiếm đóng và hành động diệt chủng của Israel.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp Tết

Phát hiện điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" ngày giáp Tết

Pháp luật

18:04:26 24/01/2025
Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý điểm nhóm sinh hoạt "Hội thánh đức chúa trời mẹ" theo quy định của pháp luật.
Chồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyết

Chồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyết

Sao châu á

17:40:15 24/01/2025
Vào ngày 23/1, Tòa án quận Suwon chi nhánh Seongnam đã tuyên án tù giam 2 năm 6 tháng dành cho phát thanh viên Yoo Young Jae với tội danh tấn công tình dục chị vợ.
Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

Sao việt

17:37:59 24/01/2025
Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông.
Chủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễn

Chủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễn

Sao thể thao

17:23:35 24/01/2025
VĐV tâng bóng nghệ thuật Việt Nam trở thành nghệ sĩ đầu tiên được mời biểu diễn tại sân Olímpic Lluís Companys - sân nhà của Barcelona.
Vợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niên

Vợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niên

Netizen

17:21:44 24/01/2025
Mới đây, nàng WAG để lại ấn tượng khi đăng tải video về hoạt động mà cô cùng con trai Lido vào mỗi buổi sáng hàng ngày.
Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Mọt game

16:43:34 24/01/2025
Dino Game – tựa game huyền thoại từng gắn bó với những phút giây mất mạng trên trình duyệt Google Chrome, nay đã được nâng cấp toàn diện tại Dinogame.app
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Trắc nghiệm

16:29:22 24/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Sáng tạo

16:09:55 24/01/2025
Hãy áp dụng ngay mẹo làm sạch dưới đây, chắc chắn sẽ làm sạch vết rỉ sét ở trong nồi chiên không dầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Tranh cãi việc một khu đất tại Bờ Tây đổi tên thành 'Trump one'

Tranh cãi việc một khu đất tại Bờ Tây đổi tên thành 'Trump one'

14:22:36 24/01/2025
Đáng chú ý, đây là khu vực tranh chấp giữa Israel và Palestine, hiện do Tel Aviv kiểm soát. Sau khi hoàn thiện xây dựng, khu vực này sẽ chính thức mang tên Trump one , thị trưởng Guy Yifrach cho biết.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.