10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012
Nhật Bản là quốc gia có nhiều thành phố có phí sinh hoạt đắt nhất thế giới với 4 đại diện trong danh sách này.
Hãng tư vấn quản lý toàn cầu ECA International mới đây đưa ra kết quả cuộc khảo sát về mức sống được tiến hành 6 tháng một lần tại 400 thành phố trên toàn thế giới. Cuộc khảo sát này thường được các công ty đa quốc gia sử dụng để tính lương cho nhân viên làm việc tại nước ngoài của mình.
Dựa trên kết quả khảo sát, hãng tin Business Insider đưa ra danh sách 10 thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới.
10. Geneva, Thụy Sỹ
Xếp hạng năm 2011: 3
Giá vé xem phim: 19,97 USD
Giá một lon soda: 1,29 USD
Giá một tá trứng: 8,06 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 9,1 USD
9. Zurich, Thụy Sỹ
Xếp hạng năm 2011: 5
Giá vé xem phim: 18,59 USD
Giá một lon soda: 1,26 USD
Giá một tá trứng: 7,88 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 9,2 USD
8. Stavanger, Na Uy
Xếp hạng năm 2011: 8
Giá vé xem phim: 17,59 USD
Giá một lon soda: 2,89 USD
Video đang HOT
Giá một tá trứng: 7,87 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 12,54 USD
7. Caracas, Venezuela
Xếp hạng năm 2011: 13
Giá vé xem phim: 15,81 USD
Giá một lon soda: 2,93 USD
Giá một tá trứng: 3,92 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 11,61 USD
6. Kobe, Nhật Bản
Xếp hạng năm 2011: 10
Giá vé xem phim: 22,84 USD
Giá một lon soda: 1,44 USD
Giá một tá trứng: 4,58 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 8,49 USD
5. Yokohama, Nhật Bản
Xếp hạng năm 2011: 6
Giá vé xem phim: 22,84 USD
Giá một lon soda: 1,59 USD
Giá một tá trứng: 4,34 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 10,3 USD
Xếp hạng năm 2011: 11
Giá vé xem phim: 13,1 USD
Giá một lon soda: 1,05 USD
Giá một tá trứng: 5,25 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 7,38 USD
3. Oslo, Na Uy
Xếp hạng năm 2011: 2
Giá vé xem phim: 17,39 USD
Giá một lon soda: 3,2 USD
Giá một tá trứng: 8,38 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 12,89 USD
2. Nagoya, Nhật Bản
Xếp hạng năm 2011: 4
Giá vé xem phim: 22,84 USD
Giá một lon soda: 1,44 USD
Giá một tá trứng: 4,2 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 10,25 USD
1. Tokyo, Nhật Bản
Xếp hạng năm 2011: 1
Giá vé xem phim: 22,93 USD
Giá một lon soda: 1,85 USD
Giá một tá trứng: 6,2 USD
Giá một ly bia tại quầy bar: 10,35 USD
Theo Dantri
Tokyo là thành phố đắt nhất thế giới
Tokyo được đánh giá là thành phố đắt nhất thế giới đối với người nước ngoài đến sinh sống và làm việc, trong khi Hà Nội xếp thứ 136 trong số 214 thành phố được khảo sát.
Một khu phố mua sắm ở Tokyo. Ảnh: whenfirst
Thủ đô Luanda của Angola năm nay xuống vị trí thứ nhì, hoán đổi chỗ với Tokyo. Việc đồng yen tăng giá so với đồng đôla đã đẩy chi phí sinh hoạt của những cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Nhật. Đứng thứ ba về mức độ đắt đỏ là Osaka cũng của Nhật Bản.
Thủ đô Luanda của Angola từng đạt danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài hai năm liên tiếp (2010, 2011) trong báo cáo của Mercer. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: nội chiến kéo dài, năng lực sản xuất hàng hóa yếu dẫn đến 80% hàng hóa trên thị trường là hàng nhập khẩu và thuế cao.
Thủ đô Moscow của Nga đứng thứ tư hai năm liên tiếp.
Trong số 10 thành phố đắt đỏ nhất, châu Á chiếm 5 vị trí, gồm ba của Nhật và một của Trung Quốc. Thành phố còn lại là Singapore, đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng.
Số lượng các thành phố của Trung Quốc đứng ở thứ hạng cao về mức đắt đỏ tăng lên do sự tăng mạnh của giá tiêu dùng cũng như sự mạnh lên của nhân dân tệ.
Hà Nội duy trì vị trí thứ 136 trong số 214 thành phố có tên trong danh sách. Karachi đứng chót bảng, là thành phố rẻ nhất đối với những người nước ngoài đến làm việc.
Nghiên cứu do công ty tư vấn Mercer tiến hành cho thấy Paris, Rome và Amsterdam đã trượt xuống bảng xếp hạng do đồng euro yếu giúp giảm chi phí cho các công ty nước ngoài.
Cũng trong bản nghiên cứu chi phí sinh hoạt tại 214 thành phố mà Mercer mới công bố, tiền nhà ở vẫn chiếm nhiều nhất trong chi tiêu của người nước ngoài (25%) tiếp theo là chi phí đi lại và sinh hoạt.
Mức tăng trưởng khá cao của các nền kinh tế đang lên ở châu Á - Thái Bình Dương gây sức ép lên túi tiền của người nước ngoài sống ở khu vực này. Tại Thượng Hải, chi tiêu cho nhà ở tăng 73%. Còn giá thuê nhà tại Bắc Kinh cũng tăng 15%.
Thu nhập sụt giảm và tỉ lệ thất nghiệp tăng do suy thoái ở hầu hết các nước trong khu vực eurozone làm giá cả cũng sụt giảm. Giá thuê nhà ở Rome, Berlin, Paris và Madrid cũng giảm.
Tuy nhiên, có thể ảnh hưởng lớn nhất lên giá cả chính là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá đồng euro đã giảm 16% kể từ đỉnh tháng 5. Điều này đồng nghĩa với việc giảm 16% chi phí cho các cá nhân và công ty hoạt động trong khu vực sử dụng đồng euro.
Nghiên cứu của Mercer dựa trên thông số về giá cả từ tháng 3/2011 đến 3/2012. Trong quãng thời gian này, những dao động mạnh trên thị trường tiền tệ là tin xấu đối với các công ty nước ngoài kinh doanh tại châu Á, đặc biệt là những công ty có doanh thu chủ yếu bằng đồng euro.
Theo VNExpress
Sống ở nơi đắt đỏ nhất thế giới Khi nghĩ đến những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, có thể bạn không bao giờ chú ý đến thành phố Luanda của Angola. Luanda là một trong những nơi đắt đỏ hàng đầu thế giới. Đường sá đầy ổ gà, hỗn loạn và vẫn còn vô số dấu ấn của hàng chục năm nội chiến, Luanda gần như không hề có...