10 thành phố bẩn nhất thế giới
Sức khỏe của những con người sống ở những thành phố này đang bị đe dọa nghiêm trọng…
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn lớn ở rất nhiều thành phố trên thế giới. Đó là một mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường của tất cả các nước phát triển. Mọi nỗ lực đang được thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng trên thế giới nhưng đối với một số thành phố thì độ ô nhiễm đã quá cao và việc hồi phục lại môi trường là điều quá khó khăn. Vì vậy, nếu bạn là một người gọn gàng, ghét sự bừa bộn và bẩn thì hãy tránh đừng đi du lịch ở các thành phố này nhé.
1. Thành phố Bát-da, Irac
Bát-da đang là thành phố gặp khó khăn và dễ ô nhiễm nhất của thế giới vì tại nước này chiến tranh vẫn không ngừng xảy ra. Những vụ đánh bom với mức tàn phá lớn và thường xuyên đang là nguyên nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm trong thành phố. Đồng thời nguồn nước tại đất nước này cũng đã bị ô nhiễm nặng nên làm xuất hiện nhiều dịch bệnh truyền nhiễm cho người dân
2. Thành phố Brunei, Darussalam
Brunei Darussalam là một quốc gia nhỏ bé nhưng giàu dầu mỏ, khí thiên nhiên và tài nguyên nằm ở vùng Nam Á bao quanh bởi Malaysia.
Ô nhiễm môi trường hiện nay có vẻ là một mối quan tâm ngày càng tăng tại Brunei Darussalam. Khu vực này khá là thiếu thốn thông tin và sự nghiên cứu. Chất lượng không khí nói chung dường như là tương đối sạch nhưng điều này không có nghĩa là Brunei Darussalam là không có ô nhiễm không khí. Vì một số nghiên cứu đã cho thấy mức độ tổng số bụi TSP rất cao.
3. Thành phố Dhaka, Bangladesh
Dhaka là thủ đô của Bangladesh nằm ở miền nam châu Á, giữa Miến Điện và Ấn Độ. Thành phố này đang phải chiến đấu với vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Bề mặt nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi rác rưởi nhưng nguy hiểm hơn nữa sâu bên trong đó là lượng chất độc bởi thuốc trừ sâu công nghiệp gây nên rất nhiều bệnh tật nguy hiểm.
4. Thành phố Karachi, Pakistan
Video đang HOT
Karachi là thành phố lớn và là trung tâm kinh tế của Pakistan, một phần thì hình ảnh của Karachi đang được xây dựng như 1 thành phố lớn và đóng vai trò thành phố công nghiệp của Pakistan nhưng mặt khác thì các căn bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường ở Karachi đang tăng mạnh do con người không thể chịu được ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn trong thành phố. 35% người dân ở đây đều bị ảnh hưởng theo hướng này hay hướng khác và mắc các bệnh như phổi, tim, tai mũi họng, da, mắt và các bệnh tâm lý…
5. Thành phố Lagos, Nigieria
Lagos là thành phố thương mại lớn nhất ở Nigeria. Khói từ các nhà máy công nghiệp rồi các phương tiện giao thông cứ lơ lửng không tan trong thành phố khiến chúng ta thậm chí còn không thể nhìn được về phía xa xung quanh khu vực kinh doanh trung tâm của thành phố thương mại của Nigeria. Thành phố lớn nhất của Châu phi với 12 triệu dân này đang phải đối mặt với một vấn đề rất lớn: ô nhiễm không khí trầm trọng.
6. Thành phố Mexico, Mexico
Thành phố Mexico đã đi từ top những thành phố trong sạch nhất thế giới sang với nhóm những nước bẩn nhất trên thế giới chỉ trong một thế hệ. Bụi bẩn đã làm giảm khả năng nhìn xa rất đáng kể ở đây, do thành phố này hầu như luôn trong tình trạng “mù mù mịt mịt”!
Những ngọn núi lửa phủ tuyết đã từng là cảnh quan tuyệt đẹp nay chỉ còn thấy rất ít, các chất ô nhiễm như nitrogen dioxide (NO2) thường xuyên vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế gấp 2-3 lần. Tầng ozon để bảo vệ con người khỏi tia bức xạ của mặt trời gây nguy hiểm cho đường hô hấp giờ đã không còn tác dụng khi lượng bức xạ ở đây đã lên cao gấp đôi so với tiêu chuẩn.
7. New Delhi, Ấn Độ
Rác và nước thải đang góp phần gây ra rất nhiều nguồn bệnh làm tăng tỉ lệ bệnh tật cho trẻ sơ sinh ở New Delhi. Delhi được coi là thành phố ô nhiễm thứ tư trên thế giới. Hiện nay ô nhiễm đã trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng phải đối mặt của các cơ quan công quyền và các nhà chức trách có liên quan. Nhưng phát triển công nghiệp hóa và di dân lại là thách thức lớn nhất mà Chính phủ phải vượt qua. Sự tăng trưởng đáng báo động số lượng xe lưu thông ở Delhi là một mối đe dọa lớn, hàng ngày hơn có 1.000 xe trên đường phố ở Delhi.
Thành phố này thường phủ đầy sương mù do lưu lượng tham gia giao thông lớn và các ngành công nghiệp cũng thải khoảng 3.000 tấn các chất ô nhiễm vào không khí mỗi ngày, bên cạnh đó nhà máy điện nhiệt cũng đóng góp 13% vấn nạn ô nhiễm không khí.
Xử lý chất thải lại trở thành một mối quan tâm chính khi các bệnh viện tư, các trung tâm dưỡng lão mọc lên như nấm mà không hề có phương hướng cho việc xử lý chất thải của bệnh viện. Nguồn nước ngầm cũng bị gây ô nhiễm bởi các chất thải do các nhà máy công nghiệp thải ra.
8. Thành phố Mumbai, Ấn Độ
Mumbai là một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới, và bạn có thể nhìn thấy rất nhiều rác trên khắp các con đường của thành phố. Nơi đây cũng được coi là một trong những thành phố bận rộn và đông đúc nhất của thế giới. Có những nơi trong thành phố bạn có lẽ sẽ không muốn đi qua nó vì mùi hôi từ những bãi rác nơi đó. Việc ô nhiễm tại các khu vực này là vấn đề rất lớn và cũng đang làm hỏng đi mỹ quan của thành phố từng ngày
Ngoài ra, không khí trong thành phố cũng bị ô nhiễm rất trầm trọng. Chất khí thải vào không khí rất nguy hiểm, nó có thể giết người dần dần. Tuy nhiên, các tổ chức phi Chính phủ và các nhà hoạt động xã hội khác đang cố gắng cầm cự để tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển lại thành phố. Tuy nhiên Chính phủ lại hy vọng có thể biến đổi Mumbai trở thành một đô thị hiện đại, mặc dù tình trạng kinh tế đang suy giảm. Theo một báo cáo gần đây, trong một tầm nhìn mới Mumbai đã đề xuất những thay đổi trong cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, đồng thời cố gắng kiểm soát lượng ô nhiễm, và đã nhận được hơn 1 tỷ đô la tiền viện trợ từ Chính phủ Ấn Độ
9. Thành phố Moscow, Nga
Mặc dù tuyên bố rằng Moscow là thành phố quan trọng nhất của Nga và tại nơi đó người dân phải trả trung bình 3.000 đô la một tháng cho một căn hộ 3 phòng ngủ mà thậm chí không có nước sạch để sử dụng, Moscow cũng bị ô nhiễm không khí khá nặng nề, đặc biệt nó có tác động rất mạnh tới phổi, anh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đồng thời ở một số nơi quá bẩn và rác thải không được xử lý, bệnh tả đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
10. Thành phố Maputo, Mozambique
Maputo là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mozambique nằm trên bờ Ấn Độ Dương. Tại thành phố này các hệ thống công trình xử lý cái loại chất thải rắn cũng như xử lý nước thải quá hạn chế gây rất nhiều khó khăn cho người dân trong thành phố. Những bãi rác khổng lồ và những đống rác nhỏ nằm rải rác trên các con đường, nước thải chảy ra dòng sông, chúng ta có thể nhìn thấy chúng hàng ngày.
Rất nhiều nước bị ứ đọng phía dưới các tòa nhà và các gốc cột điện cũng bị ngấm nước đổ hàng loạt, ta có thể nhìn thấy một phần của thành phố bị ngập trong nước. Những cánh đồng để chăn nuôi với hơn 60.000 các loại súc vật nay cũng đã bị biến thành khu đầm lầy.
Theo VCTV
"Màn đêm" của tệ nạn trong công viên
Kim tiêm, nước cất luôn xuất hiện trong các nhà vệ sinh ở công viên
Một số công viên ở TP.HCM đang bị đe dọa bởi những nhóm tội phạm, nhất là khi màn đêm buông xuống.
Nhá nhem tối 16-11, chúng tôi tấp xe vào công viên 23-9 (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1). Từ góc khuất hàng cây của công viên, chiếc xe Wave rú ga bám theo một phụ nữ, một trong hai đối tượng ngồi trên xe Wave giật sợi dây chuyền trên cổ khi xe của người phụ nữ vừa dừng đèn đỏ. Người phụ nữ ngã xuống, tay vẫn bấu chặt tên cướp. Thấy không ổn, tên cướp đẩy mạnh, cả hai phóng xe bỏ chạy, nạn nhân ngồi thở dốc giữa dòng xe qua lại.
Tệ nạn
Nơi chiếc Wave phóng ra vẫn còn 2-3 chiếc xe máy với 5-6 thanh thiếu niên chực chờ. Đứng gần chúng tôi, nhóm này nói: "Rớt hàng nữa". Thấy một bảo vệ đi tuần cách đó không xa, chúng tôi lân la hỏi chuyện, anh này cho biết: "Nhóm đó xoàng thôi, lâu lâu lượn lờ qua đây kiếm sống. Băng chuyên cướp giật ở công viên này thường đứng dọc góc chợ Bến Thành, mấy ngày nay mưa quá nên ít thấy". Chúng tôi tiếp tục đi lòng vòng trong công viên, khi ghé vào một nhà vệ sinh công cộng cuối đường Lê Lai thì thấy kim tiêm và nước cất nằm vương vãi. Phía trên những khung cửa của nhà vệ sinh, các bao thuốc lá cũ kỹ nằm rải rác, bên trong còn mảnh giấy bạc xe nhỏ nám khói sau khi dùng cho việc "bắn đá" và hít "bột trắng".
Mới yên ắng được một chút lại rộ lên chuyện một đôi nam nữ vừa bị trấn lột. Nạn nhân ngụ ở quận 12. Anh cho biết do nơi làm việc gần đây nên dẫn bạn gái qua trò chuyện và bị bốn tên mang kim tiêm đến xin tiền. Lời qua tiếng lại, anh bị tát vào mặt, cô bạn gái sợ quá móc ví đưa 500.000 đồng bọn chúng mới chịu đi.
Cách đây nửa tháng, Vĩnh - sinh viên Trường đại học KHXH&NV - ngồi thiu thiu ngủ trên ghế đá trong công viên thì bị ba thanh niên đá vào người bảo: "Mấy thằng nghiện lấy hết đồ rồi, kiếm tiền đưa đây, bọn này dẫn đi chuộc". Giật mình, Vĩnh chồm dậy mới biết mình bị rạch túi xách mất hết tiền và điện thoại. Gặng hỏi những người xung quanh, Vĩnh mới biết chính nhóm thanh niên đến đánh thức mình là thủ phạm.
Đêm 17-11, thấy hai thanh niên với vẻ mặt ngây dại đi vệ sinh, chị gác cửa nói nhỏ với chúng tôi: "Đi chích đó, ngày nào cũng vậy, có đêm hàng chục kim tiêm dính máu". Hơn 15 phút sau, hai gã thanh niên liêu xiêu ra ngoài, chúng tôi mở cửa thấy kim tiêm và lọ nước cất còn nằm trong nhà vệ sinh. Chị gác cửa cho biết các đối tượng nghiện ngập luôn ở quanh quẩn trong công viên, chờ ai sơ hở là rạch túi hoặc táo tợn hơn là trấn lột.
Đi dọc hành lang công viên phía đường Phạm Ngũ Lão, chúng tôi nói với một chị bán thuốc dạo: "Xin chia tí cỏ, thèm quá", chị này dáo dác nhìn quanh rồi đưa một bịch nhỏ, chúng tôi giả vờ không cần loại này và bỏ đi. Khi chúng tôi đi đến cuối đường Phạm Ngũ Lão, thấy một thanh niên đang bắt chuyện mua "hàng trắng" với người phụ nữ có bộ dạng túng quẫn dẫn theo con nhỏ ngồi ghế đá. Chị này bảo "làm gì có", nhưng khi nghe than vãn "đói quá và em trả giá cao" thì chị này phán: "Không mang, muốn thì chạy xe theo".
Không chỉ cướp giật, rạch túi, hút chích, mua bán ma túy..., những ngày quan sát ở công viên 23-9, chúng tôi còn phát hiện tình trạng mại dâm nam với đội ngũ khoảng chục người đấm bóp luôn "thường trú" dưới các tán cây xanh. Đó là chưa kể thỉnh thoảng có người chèo kéo mua bán... thận.
Điểm mặt "ma cô"
Theo tìm hiểu, những băng nhóm tội phạm hoạt động táo tợn ở công viên 23-9 xuất hiện khoảng hai năm nay. Hầu hết những vụ rạch túi, móc túi tại công viên chủ yếu là băng nhóm nghiện ngập của Thắng, Mai và Anh. Nhóm này tụ tập khá đông con nghiện. Đêm đến, bọn chúng chia nhau đi lùng sục các "con mồi". Chiêu thức quen thuộc của nhóm này là sau khi "ăn hàng" thì giả vờ dẫn người bị hại đi chuộc "hàng" để kiếm thêm. Nếu một đối tượng trong nhóm bị bảo vệ hoặc người dân bắt giữ, lập tức cả bọn bu lại gây chuyện, dùng kim tiêm và gậy sắt thách thức khiến mọi người sợ hãi mà bỏ qua cho êm chuyện.
Nổi tiếng ở công viên này là nhóm của Tuấn "ăn bay", có khoảng chục đối tượng, ăn mặc bảnh bao, thường đi cùng nhau trên ba chiếc Wave và một chiếc Air Blade luôn thay đổi biển số. Chúng tập trung nơi vỉa hè gần nhà vệ sinh công cộng phía đường Phạm Ngũ Lão. Sau đó chia nhau đi quan sát, thấy đối tượng chạy xe máy có túi xách hay đồ trang sức hấp dẫn thì phi xe theo cướp giật.
Ngoài hai nhóm trên, tình trạng mua bán ma túy ở công viên 23-9 cũng là vấn đề rất bức xúc. Ngoài một số phụ nữ sống lang thang chuyên hành nghề bán "cái chết trắng" thì nhóm nghiện hút của Thắng, Mai, Anh cũng làm môi giới hoặc chính chúng tham gia vào nghề này. K. - một con nghiện - bảo: "Những người ở công viên chỉ làm "cò", trong đó có cả dân xe ôm, hàng chủ yếu lấy ở khu xóm chùa (P.Cầu Kho, Q.1)".
Những đêm trong công viên, chúng tôi còn biết ở đây có "anh Năm Việt kiều". Tay này có quan hệ với nhiều thành phần bất hảo và chuyên sống bằng nghề cho vay nặng lãi. Chỉ cần qua mai mối, đến công viên là anh Năm sẵn sàng "giúp đỡ".
Nơi nào cũng có tệ nạn Nạn chăn dắt gái mại dâm và tình trạng buôn bán đĩa kích dục cũng công khai về đêm ở công viên 30-4 và khuôn viên cây xanh cầu Sài Gòn. Tình trạng hút chích, mua bán ma túy bằng "ống hút" diễn ra khá phổ biến ở công viên Lê Thị Riêng và công viên Phú Lâm. Riêng công viên Gia Định, kim tiêm và bao cao su vứt lung tung. Hai tháng trước, anh N.S. (32 tuổi, quê Quảng Ngãi) bị cướp tài sản khi cùng bạn ngồi chơi trong công viên này. Quá hoảng sợ, người bạn bỏ chạy, còn anh S. ở lại chống cự với bọn bất lương liền bị một tên trong nhóm rút dao đâm khiến anh chết trên đường đi cấp cứu. Một tháng sau, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Tính (20 tuổi, ngụ Bạc Liêu) bị bắt giữ. Tính khai nhận sống vất vưởng ở công viên, thấy nơi này có rất nhiều người qua lại nên lập nhóm đi tống tiền, xin đểu.
Theo Tiền Phong