10 thanh niên xông vào UBND phường chém người lĩnh án
Nạn nhân chạy vào UBND phường Trung Dũng trốn, Dũng cùng các đồng phạm xông vào đe dọa cán bộ, chém tới tấp, gây thương tích nặng.
Ngày 29/12, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) xét xử lưu động, tuyên phạt Phạm Văn Dũng (21 tuổi) 30 tháng tù giam về tội Gây rối trật tự công cộng khi xông vào UBND phường chém người, đe dọa cán bộ, gây náo loạn trong giờ làm việc. Cùng tội danh trên, 9 bị cáo khác cũng bị phạt từ 12 đến 24 tháng tù.
Các bị cáo được đưa ra xét xử lưu động tại trụ sở UBND phường Trung Dũng. Ảnh:Thái Hà
Theo cáo trạng, tối 18/5, Dũng dẫn bạn gái đi chơi ở bờ kè sông Đồng Nai thì xảy ra mâu thuẫn với Nguyễn Hoàng Vương (19 tuổi). Dũng sau đó bị nhóm Vương đưa đến bãi đất trống thuộc phường Bửu Long đánh gây thương tích.
Trưa hôm sau, Dũng cùng nhóm bạn mang theo hung khí tìm chém Nguyễn Hiền Quang (19 tuổi) – do nghi anh này tham gia đánh mình. Nhiều giờ sau hỗn chiến, hai bên gặp nhau trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Quang bị thương phải bỏ chạy và bị một số người đuổi theo.
Đến đường 30/4, Quang chạy vào UBND phường Trung Dũng trốn thì Dũng cùng 4 người khác xông vào chém tới tấp, gây thương tích nặng. Khi cán bộ và dân quân của phường can ngăn, nhóm thanh niên đe dọa sẽ chém bất cứ ai can thiệp. Hành động xong, cả nhóm lên xe bỏ chạy còn Quang được mọi người đưa đi cấp cứu với thương tật 3%.
8 trong 10 bị cáo trong nhóm này sau đó bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích. Khi kết thúc điều tra, VKS chuyển hồ sơ qua tòa cùng cấp nhưng khi vụ án chuẩn bị đưa ra xét xử thì được đình chỉ do phía bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố.
Video đang HOT
Do vụ việc có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương nên Ban nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai họp bàn xem xét, chỉ đạo các cơ quan tư pháp TP Biên Hòa tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý Dũng và các đồng phạm về tội danh khác.
Hoàng Trường
Theo VNE
Luật sư lý giải biện pháp "xét xử lưu động" trong các vụ trọng án
Việc các bị cáo trong các vụ thảm án xảy ra tại Yên Bái, Bình Phước xét xử lưu động, có ý kiến cho rằng không cần thiết, vì "tốn kém và khả năng lan truyền tính bạo lực". Vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng kỷ luật, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Lo ngại như trên chỉ mang tính cá nhân và là suy diễn thiếu căn cứ...
Luật sư cho biết quan điểm của mình về việc xét xử công khai lưu động ở một số vụ trọng án gần đây?
Việc xét xử lưu động công khai một số vụ án điểm là nhằm mục đích giáo dục, qua đó, người dân thấy được tính nghiêm minh của pháp luật trong việc trừng trị đích đáng tội phạm.
Vấn đề này trong Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, những vụ án điểm có thể đem ra xử lưu động, công khai để tăng hiệu quả răn đe, ngăn ngừa tội phạm trong cộng đồng. Việc xét xử lưu động công khai như vậy, đương nhiên sẽ tốn kém hơn (các chi phí phát sinh do chuẩn bị phông bạt, bàn ghế loa đài...), lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ: bảo vệ hiện trường xét xử, ngăn chặn các tình huống phức tạp... cũng sẽ vất vả hơn trong rất nhiều so với việc xét xử tại trụ sở tòa án. Hiện tại ở nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng xét xử lưu động đối với những vụ trọng án mà dư luận đặc biệt quan tâm, Trung Quốc là một ví dụ cụ thể.
Theo các quy định của pháp luật, án điểm thường là những vụ án xảy ra có tính chất mức độ phạm tội nghiêm trọng, hoặc trong một đợt cao điểm tập trung đấu tranh truy quét tội phạm cụ thể. Tùy theo yêu cầu chính trị của từng địa phương cụ thể, để xác định có phải án điểm hay không. Từ việc xác định án điểm rồi, cơ quan chức năng có thể xem xét lựa chọn đem ra xử lưu động, hoặc xét xử cố định tại tòa, chứ không phải tất cả án điểm đều đem ra xét xử lưu động. Và cũng không hẳn là những vụ án giết người cướp của với tính chất nghiêm trọng, đều đem ra xét xử lưu động.
Phiên tòa lưu động xét xử các bị cáo gây ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Bình Phước Ảnh tư liệu
Ở 2 vụ thảm sát Đặng Văn Hùng sát hại 4 người tại Yên Bái; và nhóm các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại lên kế hoạch thực hiện vụ thảm án khiến 6 người thiệt mạng tại Bình Phước. Hung thủ trong những vụ án trên có điểm chung là ra tay rất tàn bạo, cùng lúc sát hại nhiều người, khiến dư luận rất căm phẫn, lo lắng. Đặc biệt là những người dân ở gần khu vực xảy ra thảm án. Thế nên việc đem các bị cáo ra xét xử ở ngay nơi bị cáo gây ra tội phạm sẽ vừa tăng hiệu quả giáo dục pháp luật, lại vừa góp phần trấn an người dân ở khu vực đó. Trong việc xét xử lưu động các bị cáo ở hai vụ thảm án xảy ra tại Yên Bái và Bình Phước, có ý kiến lo ngại khả năng vô tình cổ súy bạo lực. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Còn quan điểm cho rằng việc xét xử công khai lưu động đối với một số vụ án như vừa qua là không cần thiết vì gây tốn kém, thậm chí có ý kiến lo ngại việc này vô tình cổ súy bạo lực. Tôi cho rằng, quan điểm như thế chỉ mang tính chất cá nhân và cũng không dựa trên những căn cứ cụ thể.
Việc xét xử công khai lưu động các bị cáo trong các vụ án điểm cần thiết như thế nào thưa ông?
Thực tế, việc xét xử án điểm, lưu động công khai đã được tiến hành tại Việt Nam từ lâu và đều đem lại hiệu quả tích cực trong việc giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm.
Ở một số địa phương có thời gian nổi lên những "điểm nóng" về tệ nạn buôn bán ma túy, hoặc cờ bạc, mại dâm... CQCA sẽ vào cuộc điều tra, bắt giữ những đối tượng cầm đầu. Tòa án sẽ diễn ra ở "điểm nóng" - nơi bị cáo gây ra tội phạm, để xét xử; một ví dụ cụ thể mà tôi biết là ở Nghệ An có thời gian nổi lên tình trạng chống người thi hành công vụ, sau đó lực lượng chức năng xét xử lưu động đối với gần chục đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ, việc này đã có hiệu quả rất tích cực, khiến người dân hiểu rằng vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Ý nghĩa giáo dục pháp luật trong xét xử lưu động thể hiện như thế nào thưa ông?
Việc xét xử lưu động ngoài mục đích cho nhiều người dân biết, tận mắt chứng kiến tội phạm bị trừng trị, thì cũng còn có mục đích giáo dục pháp luật. Thực tế cũng có những người dân do hiểu biết pháp luật hạn chế, không ý thức được hành vi phạm tội của mình, nên mục đích của xét xử công khai lưu động cũng là chỉ cho người dân thấy hành vi cụ thể của bị can, bị cáo là phạm tội hay không phạm tội, phạm tội mức độ như thế nào? Bản thân các thành viên HĐXX ngoài việc xét xử, cũng thiên về giáo dục pháp luật cho bị can, bị cáo và cho người dân tham dự phiên xét xử.
Ví dụ, ở một số địa phương từng có tình trạng người dân không nghĩ rằng đánh bạc là vi phạm pháp luật - vẫn cho rằng đây là trò vui thú, tiêu khiển. Chỉ khi cơ quan chức năng đem ra xét xử công khai thì nạn cờ bạc ở địa phương đó giảm hẳn. Hay có địa phương xảy ra tình trạng trốn nghĩa vụ quân sự quá nhiều, cơ quan chức năng đã đem một số trường hợp này ra xét xử công khai, để người dân nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy việc xét xử án điểm, công khai lưu động có ý nghĩa giáo dục, ngăn ngừa rất cao.
Có lo ngại việc xét xử lưu động gây tốn kém ngân sách, ông có ý kiến như thế nào về việc này?
Rõ ràng việc công khai xét xử lưu động là để người dân, đặc biệt là những người ở nông thôn (vốn ít có điều kiện dự tòa) được trực tiếp tận mắt chứng kiến giây phút tội phạm bị trừng trị đích đáng. Căn cứ từ thực tế, thì thấy rằng việc xét xử lưu động như vậy có ý nghĩa tích cực nhiều hơn.
Việc công khai loại bỏ cái ác ra khỏi đời sống xã hội, giáo dục người dân ý thức chấp hành pháp luật, răn đe ngăn ngừa tội phạm dẫu có tốn kém cũng là cần thiết, chứ không phải xét xử lưu động là vô tình cổ súy bạo lực như một số người suy diễn thiếu căn cứ. Không có bất cứ một xã hội nào lại đi cổ súy cho các hành vi bạo lực cả, mọi hành vi tàn ác bạo lực đều bị cả thế giới lên án, ngăn chặn, và trừng trị đích đáng.
Trân trọng cảm ơn luật sư đã chia sẻ!
Theo Phap luât Xa hôi
Điểm lại những vụ án xét xử lưu động chật kín người xem ở Thanh Hóa Thời gian qua, TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác xét xử lưu động. Nhiều vụ án lớn, án điểm gây chấn động dư luận được đưa xuống địa bàn để xét xử nhận được sự đồng thuận cao, các phiên tòa đều chật kín người theo dõi. Trao đổi với PV, Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa Phạm...