10 tháng, 3 đập thủy điện “tự dưng” vỡ!
“Quả bom” thủy điên đâu tiên “tô cáo” sự bàng quan, vô trách nhiêm, bât châp tât cả vì lợi ích kinh doanh chính là thủy điện Đakrông III (xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị). Sau vụ vỡ đâp xảy ra ngày 7/10/2012, mới biết lõi đập được dựng bằng bê tông trộn… đất.
Vụ vỡ đập tuy không cướp đi sinh mạng của người dân vô tội, nhưng nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 2.500 hộ dân trong huyện, cuốn trôi khoảng 20 tỷ đồng theo dòng nước.
Tiêp đên là thủy điện Đăk Mek 3 (tại xã Đăk Choong, Đăk Glei, Kon Tum). Khi hô thủy điên chưa kịp tích nước thì đã bị một chiếc xe ben đụng vào làm… vỡ đập (!?). Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của một công nhân.
“Lực sĩ” xe ben chỉ bị “xây xát” nhẹ sau khi đâm đổ đập thủy điện có vốn đầu tư 200 tỷ đồng
Những tưởng, 2 vụ viêc trên đã là bài học lớn báo động cho các chủ đầu tư công trình thủy điện tư nhân xem lại chất lượng công trình. Nhưng “sống chết mặc bay”, các chủ đầu tư vẫn thi công theo hướng “tiết kiệm” tối đa các nguyên vật liệu xây dựng thủy điên.
Ngày 12/6/2013, thủy điện Ia Krêl 2 (tại xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) mới tích nước được khoảng hơn 50% khối lượng trong lòng hồ thì đập bị vỡ. Hàng chục người dân phải leo lên ngọn cây để tránh thủy thần, nhiều héc ta hoa màu bị thiệt hại.
Bê tông cốt thép đây sao?
Video đang HOT
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai phát hiện, chủ đầu tư đã xây dựng công trình sai so với thiết kế ban đầu. Nguyên nhân sâu xa chính là chủ đầu tư đã “giảm” tối đa chi phí nguyên vật liệu, mặt đập phía thượng lưu không dùng bê tông xi măng mà chỉ lát đá xô bồ, ống dẫn dòng cũng được “tiết kiệm” tối đa tiền mua chất liệu nối ống…
Trong vòng chưa đầy 10 tháng, đã có 3 thủy điện liên tiếp bị vỡ, đe dọa tính mạng của hàng nghìn hô dân. Khi dân đang phải leo cây tránh nạn thủy điện, tỉnh Gia Lai mới cuống cuồng ra công văn yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát lại các công trình thủy điện trên địa bàn. Kết quả là có 8 dự án thủy điện bị thu hồi vì các chủ đầu tư đã không thực hiện tiến độ theo đúng cam kết.
Thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ khi chưa đi vào hoạt đông
Từ ngày 26/6- 28/6, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã có đợt kiểm tra một số công trình thủy điện trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Và kết quả của chuyến đi đã cứu hàng ngàn hộ dân ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum bởi đoàn đã phát hiện ra sự tắc trách của công trình thủy Đắc Đrinh trên địa bàn này. Ngay lập tức, ngày 1/7, đoàn đã có buổi làm việc với một số Bộ, ngành chức năng, chủ đầu tư và tỉnh Kon Tum với yêu cầu “Phải khẩn cấp thực hiện ngay việc di dời dân”.
Công trình thủy điện Đắc Đrinh cơ bản đã xây dựng xong, dự kiến ngày 31/8 này chủ đầu tư sẽ cho tích nước, nhưng 217 hộ dân ở khu vực lòng hồ vẫn chưa được di dời. Các công trình tái định cư của người dân vẫn còn dang dở, nhiều ngôi nhà mới chỉ dừng lại ở việc đổ móng, đổ trụ… Và cho dù việc di dời người dân có kịp thời theo phương án khẩn cấp, thì đời sống của người dân sẽ gặp muôn vàn khó khăn, bởi hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống không chuẩn bị kịp, trong khi mùa mưa đã tới, mùa lũ đang cận kề.
Vậy là trong rủi vẫn còn may, nhờ có vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở Gia Lai mà gần 1.000 người dân ở xã Đăk Nên (Kon Plong) đã được “để mắt”.
Kon Tum: Khẩn cấp kiểm tra các hồ thủy điện, thủy lợi UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản khẩn số 1325 UBND/KTN yêu cầu các sở ban ngành yêu cầu khẩn trương kiểm tra đánh giá các đập thủy điện và thủy lợi trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Công thương, Sở NN&TTNT, Sở Xây dựng, UBND các huyện thành phố tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra an toàn tại các đập thủy điện, thủy lợi; rà soát việc thực hiện quản lý vận hành các công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh; đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý kỹ thuật an toàn, vận hành đúng quy định được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, nếu phát hiện có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình, yêu cầu chủ đầu tư ngừng tích nước, phát điện cho đến khi đã đủ điều kiện về an toàn đập theo đúng quy định.
Đập thủy điện Đắk Mek 3 bị vỡ vì môt chiêc xe ben? Nếu không đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an toàn cho công tình và người dân vùng hạ du đập thì kiên quyết không cho tích nước, đưa vào vận hành các công trình thủy điện, thủy lợi do UBND tỉnh phê duyệt đầu tư hoặc cấp giấy phép xây dựng mới. Yêu cầu các ban ngành phải khẩn trương thành lập tổ công tác tổ chức kiểm tra, rà soát chất lượng, đồng thời đánh giá mức độ an toàn của các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cũng kiểm tra năng lực của các nhà thầu, công tác quản lý chất lượng, thẩm tra thiết kế và công tác nghiệm thu công trình. Ngày 3/7, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để triển khai các phương án ứng cứu cho gần 1000 người dân ở xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum có nguy cơ bị lũ cuốn do công trình thủy điện Đắk Đring chuẩn bị tích nước.
Theo Dantri
Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2: Công trình "vô hình"?
Mặc dù việc xây dựng thủy điện đã kéo dài chừng 4 năm, tích nước gần 2 tháng, nhưng một số ban ngành quản lý thủy điện vừa và nhỏ tại Gia Lai hình như không hề biết đến sự tồn tại của thủy điện Ia Krêl 2?
Sau khi thủy điện Ia Krêl 2 (tại làng Bi, xã Ia Dom, Đức Cơ, Gia Lai) bị vỡ, hàng chục người dân may mắn thoát chết, nhiều héc ta hoa màu bị thiệt hại (ước tính ban đầu khoảng 3 tỷ đồng), nhiều sai phạm liên quan đến công trình này mới bị phanh phui. Điều đáng nói, lẽ ra công trình phải được cơ quan chức năng Nhà nước kiểm tra từ khâu giấy tờ đến việc thi công công trình một cách kĩ lưỡng trước khi thủy điện này được thi công và trong thời gian thi công. Nhưng giai đoạn này đã được thực hiện quá "hờ hững", để đến khi mọi chuyện đã rồi, hàng ngàn tính mạng người dân bị "treo" trên "sợi tóc" thì cơ quan, ban ngành ở tỉnh Gia Lai mới cuống cuồng bắt đầu kiểm tra, đánh giá chất lượng...!
Ngoài chủ đầu tư, các đơn vị tham gia thiết kế, tư vấn... công trình thủy điện Ia Krêl 2 phải chịu trách nhiệm. Đây là điều dĩ nhiên. Nhưng có phải trách nhiệm chỉ thuộc về phía chủ đầu tư?
Trong rủi có may, tuy đập thủy điện vỡ đã làm nhiều người dân được phen "hồn xiêu phách lạc" nhưng họ vẫn thấy... may mắn. May mà thủy điện chỉ thuộc loại nhỏ, lượng nước trong hồ mới tích được khoảng hơn 50%; may mà bờ đập không bị vỡ bất ngờ (mà vỡ từ ống dẫn dòng nước) và may mà sự việc không xảy ra vào lúc nửa đêm khi người dân đang say giấc...
Tuy nhiên, không thể vì sự may mắn ấy mà "xí xóa" trách nhiệm.
Ở đây phải nói đến Sở Công thương Gia Lai. Theo quy định của Nhà nước, Sở Công thương là đơn vị được phân cấp quản lý sự an toàn của các thủy điện vừa và nhỏ dưới 30 MW. Vì vậy, thủy điện Ia Krêl 2 chắc chắn phải chịu sự quản lý của Sở này.
Chẳng hiểu sao 1 công trình lớn như thế này, nguy hiểm như thế này mà vẫn được xây dựng 1 cách chưa đúng với quy định của pháp luật
Ấy vậy mà khi sự cố trên xảy ra, mới vỡ lẽ Sở Công thương tỉnh Gia Lai chưa hề có hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ quản lý chất lượng công trình! Không chỉ vậy, dù sự việc xảy ra đã được 1 ngày, nhưng sáng 13/6, khi PV Dân trí hỏi ông Huỳnh Ngọc Tục- Giám đốc Sở Công thương - đơn vị nào đã thiết kế bản vẽ thi công; ông Tục vẫn chưa trả lời ngay được!
Dư luận cũng bật cười chua xót trước câu trả lời của ông Tục cho câu hỏi đập thủy điện Ia Krêl 2 có đoạn nào được ốp bê tông: "Câu hỏi rất khó trả lời, vì có những chỗ đã làm bê tông bị trôi rồi".
Nói về trách nhiệm của mình, ông Tục cho rằng thủy điện "chưa dùng đã vỡ" Ia Krêl 2 được ông quản lý theo Nghị định 12 của Chính phủ. Tức chỉ bằng mắt thường và đôn đốc thi công. Vậy chẳng nhẽ công trình không được ốp bê tông theo thiết kế ban đầu (thông tin ông Lê Vinh- Giám đốc Sở Xây dựng cho biết) mà Sở Công thương không thấy? Thủy điện tích nước cả tháng trời và sắp đưa vào hoạt động Sở cũng chẳng hay?
Có vẻ như Sở Công thương hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại 1 thủy điện Ia Krêl 2 (!).
Chưa dừng lại đó, về nguyên tắc, trước khi tích nước, chủ đầu tư phải báo cáo cho chính quyền địa phương, nhưng ở đây họ không hề báo. Tính mạng của người dân đang bị xem rẻ.
Theo ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - khi đập thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ, tỉnh biết thông tin, cho đoàn đi xuống hiện trường; lúc này chính quyền huyện Đức Cơ mới "choàng tỉnh" biết tin đập thủy điện trên địa bàn vừa bị vỡ, nhiều người dân suýt mất mạng, dân phải leo lên ngọn cây tránh thủy thần...
Theo Dantri
Phát hiện xác một phụ nữ dưới đáy giếng Chiều 2/7, tin từ Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện xác một người phụ nữ đang trong quá trình phân hủy dưới đáy giếng. Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là bà Nguyễn Thị C. (SN 1956, trú thị trấn Pleikan, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum). Sáng ngày 2/7, con gái bà C....