10 thách thức thế giới đối mặt trong năm 2016
Trung Đông căng thẳng. IS vươn lên thành tổ chức khủng bố mạnh nhất hành tinh. Sức mạnh địa chính trị Mỹ suy giảm. Châu Âu khủng hoảng kinh tế và chính trị. Năm 2016 chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, theo lời Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn rủi ro Eurasia.
1. Liên minh biến mất
Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) từng là liên minh quan trọng và bền vững nhất thế giới, thúc đẩy kinh tế toàn cầu, tăng cường hòa bình, an ninh trong gần 70 năm qua”, Bremmer viết. “Tuy nhiên, liên minh này đang ngày càng yếu kém và không còn phù hợp kể từ thời Kế hoạch Marshall. Đây là một kế hoạch trọng yếu của Mỹ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu từ năm 1947. Tổng số tiền rót vào dự án lên tới 17 tỉ USD theo thời giá bấy giờ.
Năm 2016, Hiệp định TTIP sẽ dần biến mất. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các thị trường mới nổi tạo ra cơ hội và thách thức cho các quốc gia phát triển như Mỹ hay châu Âu.
2. Châu Âu co cụm
“Sự chia rẽ ở châu Âu không có gì mới. Châu Âu đã biết rõ các thách thức từ cách đây nhiều thập kỷ. Năm 2016, các nước châu Âu sẽ đối mặt xung đột cực điểm: một châu Âu đóng hay một châu Âu mở? Sự kết hợp của bất bình đẳng, người nhập cư, chủ nghĩa khủng bố, áp lực chính trị sẽ là thách thức cực kì lớn cho liên minh châu Âu”, ông Bremmer khẳng định.
Ngoài ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người ủng hộ mạnh mẽ nhất “Châu Âu mở cửa” sẽ bị suy yếu về vị thế chính trị trong năm 2016. Một lí do cơ bản là bà chấp nhận làn sóng nhập cư đổ về Đức, một quyết định khiến người dân trong nước hay nước ngoài đều không hài lòng.
3. Dấu ấn Trung Quốc
Không nghi ngờ khi khẳng định nền kinh tế Trung Quốc rất lớn. Năm 2016, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh lợi ích quốc gia với những siêu dự án như “Con đường tơ lụa” và Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á (AIIB).
Tuy nhiên, nhiều quốc gia nhận ra rằng Trung Quốc là một quốc gia quan trọng nhưng cũng rất bất ổn trong các cuộc chơi. Nhiều quốc gia dính chặt tới Trung Quốc nhưng chưa sẵn sàng cho các thách thức mới sẽ thực sự phải dè chừng.
4. IS và bè lũ khủng bố
“Tổ chức khủng bố mạnh nhất hành tinh IS sẽ vươn lên mạnh mẽ trong năm nay. Các phản ứng quốc tế trước IS vẫn còn quá thiếu sót, sai lệch. Năm 2016, nếu vấn đề không được giải quyết, IS và những tổ chức khủng bố khác sẽ lợi dụng để trỗi dậy mạnh hơn”, Bremmer cảnh báo.
Video đang HOT
Những quốc gia như Mỹ, Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi cũng như những quốc gia Ả Rập như Iraq, Li-băng, Jordan, Ai Cập sẽ là những đối tượng chính bị IS và các nhóm khủng bố khác tấn công.
5.Ả Rập Saudi
Ả Rập Saudi bắt đầu một năm 2016 chẳng dễ dàng gì với những căng thẳng ngoại giao với Iran sau khi nước này hành quyết một giáo sĩ Iran nổi tiếng dòng Shiite. Công ty Eurasia dự đoán năm nay sẽ không bình yên cho Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi sẽ đối mặt với những căng thẳng, mâu thuẫn ngày càng tăng trong nội bộ hoàng gia cũng như sự chia rẽ của cộng đồng quốc tế”, Bremmer viết. “Điều này sẽ khiến quốc gia Trung Đông phản ứng quá khích hơn và càng làm căng thẳng khu vực leo thang”.
6. Sự trỗi dậy của các nhà công nghệ
“Một số thành viên đình đám trong giới công nghệ sẽ bắt đầu bước lên vũ đài chính trị với sự cương quyết chưa từng thấy”, Bremmer nói. “Những nhà công nghệ với tham vọng chính trị này rất đông đảo và đa dạng, từ các tập đoàn ở thung lũng Silicon tới các nhóm hacker”.
“Quyền lực ngày càng gia tăng của những đội ngũ tinh hoa công nghệ là một điều cần phải hoan nghênh. Tuy nhiên, sự xung đột sẽ ngày càng tăng giữa các phe phái tranh giành quyền lực chính trị”.
7. Lãnh đạo khó lường
Một vũ đài nhiều nhà lãnh đạo thế giới tính cách thất thường sẽ khiến nền chính trị toàn cầu chao đảo trong năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là những người có tính cách rất nóng nảy. Nhiều người trong số này đang tham gia vào cuộc xung đột Syria và có thể khiến tình hình thêm phức tạp.
8. Brazil
Brazil đã hứng chịu nhiều năm kinh tế suy giảm liên tiếp và Tổng thống Dilma Rousseff sẽ là mục tiêu để quốc hội nước này chỉ trích trong thời gian tới.
“Nếu để Tổng thống tại vị, chính phủ của bà sẽ không có được quyền lực cần thiết cải cách kinh tế nhằm giải quyết thiếu hụt ngân sách đất nước. Trong kịch bản bà Rousseff buộc phải từ chức, chính quyền của Phó tổng thống Michel Temer cũng sẽ không làm tốt hơn”.
9. Thiếu hụt bầu cử
Rất ít thị trường mới nổi bầu cử trong năm 2016. Điều đó đồng nghĩa rằng người dân sẽ không có nhiều cơ hội để được lắng nghe và thể hiện sự bức xúc với những vấn đề tồn tại.
Nếu tăng trưởng chậm và mức sống duy trì thấp tiếp tục làm người dân bức xúc, chính phủ và sự ổn định sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới tuần hành, phản đối ở Brazil, Nam Phi và các thị trường mới nổi khác.
10. Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan sẽ tìm cách thay thể chế chính trị hiện tại bằng Tổng thống chế, cho phép tập trung quyền hành vào tay Tổng thống. Ông Erdogan sẽ khó đạt được mục tiêu này trong năm nay, theo đánh giá của Eurasia, nhưng sẽ càng khiến môi trường kinh tế và chính trị của nước này trở nên chia rẽ.
Trong khi đó, chủ nghĩa dân túy sẽ chỉ khiến các nỗ lực cải cách kinh tế và tái cấu trúc của chính phủ bị suy yếu. Ngoài ra, chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ thấm đẫm chủ nghĩa dân tộc nhằm ủng hộ chương trình nghị sự của Tổng thống.
Theo Danviet
Tên lửa phòng không "vô đối" gia nhập quân đội Nga
Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiếp nhận lô đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không mới nhất Buk-M3 trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga - ông Sergei Shoigu đưa ra tại phiên họp triển khai kế hoạch quốc phòng của Nga năm 2016.
"Nhiệm vụ trong năm 2016 là cung cấp cho quân đội lô tên lửa phòng không Buk-M3 đầu tiên", Bộ trưởng Shoigu nói.
Ông cũng cho biết, 6 tiểu đoàn bộ binh Nga sẽ được thay thế các xe tăng và phương tiện chiến đấu mới trong năm 2016, trong khi hơn 200 máy bay hiện đại hoá sẽ được bàn giao cho lực lượng hàng không - vũ trụ và hải quân.
Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch tái vũ trang cho 5 trung đoàn phòng không các hệ thống tên lửa S-400 và tiếp tục thành lập Hệ thống Không gian thống nhất, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động trên không gian vũ trụ của Nga và khởi đóng một tàu vũ trụ nữa cho hệ thống này vào năm sau.
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M3 là một phiên bản hiện đại hoá của Buk-M2 với nhiều tính năng điện tử hiện đại và đã được thay đổi tên lửa mới. Khả năng bắn trúng mục tiêu của Buk-M3 đã được tăng lên 99% và tầm đánh chặn đã tăng từ 25km lên 70km.
Tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay cánh quay, cánh cố định, máy bay tàng hình và máy bay không người lái. Tổ hợp tên lửa Buk-M3 được phát triển bởi Viện nghiên cứu mang tên Tihomirova.
Theo một số tài liệu, cũng giống như các biến thể Buk trước đó, cấu trúc của mỗi tổ hợp tên lửa Buk-M3 bao gồm xe chỉ huy, xe radar, xe vận chuyển-phóng tự hành và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.
Tuy nhiên, so với các biến thể tiền nhiệm và đặc biệt là so với Buk-M2 - biến thể hiện đại nhất đang được sử dụng trong lực lượng phòng không Nga và một số quốc gia thì Buk-M3 vượt trội hơn do có khả năng mang được nhiều tên lửa hơn trên bệ phóng.
Trong đó, Buk-M3 sử dụng thiết bị xe phóng tự hành 9A317M có thể mang 6 tên lửa trên bệ phóng-vận chuyển với một radar mạng pha đa chức năng của công ty Avtoritet. Thiết bị xe phóng chấp hành 9A316M của tổ hợp tên lửa Buk-M3 có thể mang tới 12 tên lửa trên bệ phóng, trong đó bao gồm 6 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng và 6 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng.
Buk-M3 được trang bị loại đạn tên lửa 9M317M, biến thể hiện đại hóa của tên lửa 9M317 được Viện nghiên cứu khoa học NIIP phát triển cho cả lục quân và hải quân Nga . Tên lửa 9M317M được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn (chiến thuật, chiến lược); máy bay và trực thăng kể cả trong môi trường bị nhiễu mạnh.
Đạn tên lửa 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 5,08 m, đường kính 0,36 m và sải cánh 0,82 m. Tên lửa mang đầu đạn nặng 62kg và áp dụng phương thức nổ cận đích tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu.
Nga triển khai robot chiến đấu hiện đại
Trong một diễn biến khác, Quân đội Nga đang hoàn thành việc phát triển hàng loạt các loại Robot chiến đấu làm các nhiệm vụ như tuần tra, cứu hoả và tấn công nhằm tối ưu hoá khả năng tác chiến, chiến đấu của lực lượng vũ trang. Theo dự kiến, lô robot chiến đấu này sẽ được biên chế cho lực lượng vũ trang Nga trong năm 2016.
Thượng tướng quân đội Nga, Pavel Popov trong một cuộc phỏng vấn tờ Krasnaya Zvezda ngày 6/1 cho biết: "Các hệ thống robot quân sự hiện đại đang được hoàn thiện theo kế hoạch. Một vài trong số này sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2016".
Trong thập kỉ tới, các hệ thống robot điều khiển từ xa được cho là sẽ chiếm tới 30% lực lượng chiến đấu của Nga. Trong triển lãm quân sự Army-2015, Nga đã trình làng nhiều loại robot tiềm năng, làm các nhiệm vụ như tuần tra, cứu hoả và tấn công.
Một trong những robot mới nhất của Quân đội Nga được sử dụng với mục đích tuần tra và tấn công là Platform-M. Robot này được cài đặt để điều khiển từ xa, di chuyển trên khung gầm bánh xích và có trang bị súng phóng lựu và súng trường Kalashnikov. Các vũ khí của Platform-M có thể chỉ dẫn, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tiêu diệt mục tiêu theo hệ thống kiểm soát tự động hoặc bán tự động.
Trong khi đó, Uran-6 là mẫu robot dò mìn đa nhiệm nhằm loại bỏ các chất nổ như mìn do đối phương triển khai hoặc sau chiến tranh để lại, có thể thay thế 20 lính công binh và điều khiển được từ khoảng cách an toàn khoảng 1km. Nó có khả năng xác định và phá huỷ những quả mìn có sức công phá tương đương 60 kg thuốc nổ TNT, mỗi giờ có thể di chuyển khoảng cách 1.000m, quét sạch bãi mìn rộng 2.000 m2.
Ngoài ra, Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm thiết kế chế tạo máy ứng dụng công nghệ robotist và điều khiển học Nga đã phát triển tổ hợp robot quân sự Argo. Tổ hợp Argo được điều khiển từ xa.
Argo có mục đích yêu cầu tiến hành các hoạt động trinh sát hỏa lực, yểm trợ lực lượng đổ bộ. Xe được trang bị vũ khí để tiêu diệt binh lực, phương tiện chiến đấu của đối phương. Ngoài ra, robot Argo còn thực hiện nhiệm vụ vận tải hạng nhẹ.
Argo nặng khoảng một tấn, chiều dài 3,4 m, rộng 1,85m cao 1,65 m. Trên đất liền xe có thể chạy đến tốc độ khoảng 20 km/h, lội nước với tốc độ 4,6 km. Dự trữ thời gian hoạt động 20 giờ.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quốc hội mới Ai Cập họp phiên đầu tiên Theo kế hoạch, hôm nay (10/1), Quốc hội mới của Ai Cập sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên. Đây là phiên họp trở lại đầu tiên của Cơ quan lập pháp quốc gia Bắc Phi sau hơn 3 năm không tồn tại. Theo đánh giá của giới phân tích, Quốc hội mới gồm 596 nghị sỹ của Ai Cập sẽ phải đối...