10 tàu ngầm tấn công đỉnh nhất thế giới
Tàu ngầm tấn công hiện đại nào chết chóc nhất, tốt nhất trên thế giới và tại sao? Dưới đây là 10 tàu ngầm tấn công đỉnh nhất hiện thời.
Các tàu ngầm dưới đây được đánh giá dựa trên khả năng tàng hình, vũ khí tấn công và một số điểm đặc trưng khác, trang quân sự ngày này cho biết.
Sứ mệnh chính của loại tàu ngầm này là đương đầu với tàu ngầm và tàu chiến của kẻ thù. Nó phải có thiết bị phát hiện tàu ngầm tốt để phát hiện tàu ngầm của kẻ thù. Ngoài ra, việc tiếp cận tàu chiến và tàu của kẻ thù mà không bị phát hiện cũng đặc biệt quan trọng. Rời khu vực mà không bị các tàu chống tàu ngầm và máy bay tuần tra của kẻ thù phát hiện cũng rất cần thiết. Một số tàu ngầm tấn công mới nhất có thể phóng tên lửa hành trình chống tàu và các mục tiêu trên bờ.
Danh sách dưới đây gồm các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, hiện đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới.
Được đưa vào sử dụng năm 1997, có thể lặn sâu 487 m, các tàu ngầm hạng Seawolf là loại hiện đại nhất và cũng đắt tiền nhất thế giới. Tàu ngầm hạng Seawolf chuyên tìm kiếm và phá hủy các tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới nhất của Nga như tàu ngầm hạng Typhoon và tàu ngầm tấn công hạng Akula.
Ban đầu, Mỹ định chế tạo 12 tàu ngầm hạng này song do nó quá đắt để đóng và duy trì với ngân sách thời hậu Chiến tranh lạnh, nên chỉ có 3 tàu được ra đời. Hiện thời, cả 3 tàu đều đang hoạt động.
Tàu ngầm hạng Seawolf là loại yên lặng nhất trên thế giới từng được tạo ra. Nó hoạt động rất êm ngay cả khi chạy với tốc độ cao.
Tàu ngầm loại này có thể hoạt động ở độ sâu lớn hơn bất kỳ tàu ngầm hiện có nào của Mỹ và chạy nhanh hơn phần lớn các tàu ngầm khác.
Được đưa vào hoạt động năm 2004, có thể lặn sâu hơn 250m, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hạng Virginia là loại kế nhiệm tàu ngầm hạng Los Angeles.
Loại này được thiết kế nhỏ hơn, tốn ít chi phí hơn và là một tàu ngầm thay thế linh hoạt cho tàu ngầm tiên tiến nhưng cực đắt tiền hạng Seawolf.
Tàu ngầm hạng Virginia được gắn với hệ thống phóng 12 tên lửa thẳng đứng. Nó thường được dùng để phóng tên lửa tấn công đất liền Tomahawk với tầm xa 1.700 km.
Những tàu ngầm hạng Virginia có thể được dùng vào các chiến dịch đặc biệt.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạng Astute, Anh
Được đưa vào sử dụng năm 2010, có khả năng lặn sâu hơn 150m, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Sub-Harpoon, ngư lôi Spearfish.
Anh dự định chế tạo 7 tàu ngầm hạng này để thay thế tàu ngầm tấn công hang Swiftsure cũ hơn.
Tàu ngầm hạng Astute vừa tàng hình tốt hơn, vừa mang được nhiều vũ khí hơn các tàu hạng Trafalgar khác.
Tàu ngầm hạng Graney, Nga
Được đưa vào sử dụng năm 2013, có thể lặn sâu xấp xỉ 300 m, được trang bị nhiều loại ngư lôi, tên lửa hành trình và chống hạm.
Các tàu ngầm hạng Graney là loại tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân mới nhất của Nga. Hiện, Nga có kế hoạch chế tạo 6 tàu ngầm kiểu này để thay thế tàu ngầm hạng Akula.
Được đưa vào sử dụng năm 1992, có thể lặn sâu khoảng 400m. Loại tàu ngầm đắt tiền hạng Sierra I và Sierra II sẽ thay thế cho tàu hạng Alfa cũ.
Những tàu hạng này có thể hoạt động ở độ sâu lớn hơn và gây ít tiếng ồn cũng như có khả năng chống lại các cuộc tấn công bằng ngư lôi lớn hơn.
Thân tàu được làm titan. Hải quân Nga vẫn sử dụng loại tàu này dù phí vận hành khá cao.
Tàu ngầm hạng Los Angeles, Mỹ
Được đưa vào sử dụng năm 1988, có thể lặn sâu 450 m, được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tên lửa chống hạm Sub-Harpoon và ngư lôi MK48
Hải quân Mỹ hiện có 40 chiếc tàu ngầm hạng Los Angeles trong biên chế bên cạnh những tàu mới hơn hạng Seawolf và Virginia.
Loại tàu này có thể hoạt động dưới băng, nơi các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga thường ẩn trốn.
Tàu ngầm hạng Akula, Nga
Được đưa vào sử dụng năm 1996, có thể lặn sâu 300m, được trang bị ngư lôi và tên lửa.
Vào cuối những năm 1980, Liên Xô hạ thủy một loạt tàu ngầm hạng Akula. Loại tàu này đánh dấu một bước tiến vượt bật trong thiết kế tàu ngầm của Liên Xô vì nó gây ít tiếng ồn hơn loại trước đó là SSN. Ngoài ra, nó chạy êm hơn so với những gì các nước phương Tây dự đoán.
Hiện, tàu ngầm hạng Akula chiếm gần nửa số lượng tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân của Nga.
Tàu ngầm hạng Soryu, Nhật
Được đưa vào hoạt động năm 2009 và có thể lặn sâu 250m, có trang bị tên lửa chống hạm và ngư lôi dạng 89.
Nhật hiện là nước duy nhất dùng tàu ngầm hạng này.
Không giống các tàu ngầm chạy bằng hạt nhân khác được liệt kê trong bài, tàu ngầm hạng Soryu có động cơ đẩy bằng điện diesel. Các tàu ngầm tấn công này được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập.
Hệ thống đẩy không khí độc lập cho phép tàu chìm trong một thời gian dài mà không cần nổi lên mặt nước để sạc ắc quy. Thời gian ở dưới nước của tàu được kéo dài từ vài ngày lên vài tuần. Ngoài ra, tàu này còn có khả năng tàng hình và hoạt động tốt hơn.
Tàu ngầm hạng Ohio, Mỹ
Được đưa vào sử dụng năm 2006, có thể lặn sâu 300m, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi Mk48.
Theo thiết kế ban đầu, tàu ngầm hạng Ohio sẽ mang tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tuy nhiên, từ 2002-2008, hải quân Mỹ đã cải tiến bốn tàu ngầm cũ thành tàu chuyên chở tên lửa hành trình. Việc cải tiến tàu đầu tiên hoàn tất vào năm 2006.
Mỗi tàu hạng Ohio có khả năng mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk.
Tàu ngầm hạng Oscar 2, Nga
Được đưa vào sử dụng năm 2006, có thể lặn sâu 500m, được trang bị tên lửa hành trình P-700 Granit và nhiều loại ngư lôi, tên lửa.
Đó là loại tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo. Hiện thời, các tàu ngầm hạng này nằm trong danh sách những tàu ngầm tốt nhất của Nga.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Trung Quốc "khoe" 2 tên lửa chống hạm mới
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, các bức ảnh chụp tên lửa hành trình chống hạm YJ-100 và tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 đã được đăng tải trên một trang web quân sự gần đây.
Máy bay ném bom JH-7B mang tên lửa hành trình YJ-12.
Cả hai tên lửa trên được thiết kế để phóng từ máy bay ném bom chiến lược H-6G và máy bay ném bom JH-7B của không hải-lục-không quân Trung Quốc, tờ báo cho biết.
YJ-100 được phát triển dựa trên các tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc, có tầm xa từ 550-650km khi phóng từ trên không.
Thông qua các bức ảnh được tải lên mạng, giới chuyên gia quân sự ước tính rằng YJ-12 có chiều dài khoảng 6 m, với đường kính 0,55-0,6 m, nhỏ hơn so với dự đoán trước đó. YJ-12 nhỏ hơn các tên lửa 3M55 và 3M80 do Nga chế tạo và cũng có tầm bắn ngắn hơn. Trong khi đó, các chuyên gia tin rằng YJ-12 có thể mang đầu đạn nặng 2.000-2.500 kg.
Còn YJ-12 có tầm bắn khoảng 150 km khi được phóng từ độ cao thấp. Nếu được phóng từ tầm cao, tầm bắn của tên lửa sẽ tăng lên 250-300 km. Tầm bắn này thấp hơn so với dự đoán, khi một số chuyên gia trước đó ước tính YJ-12 có tầm bắn 400 km khi bắn ở tầm thấp.
Mặc dù vậy, Thời báo Hoàn cầu nói rằng chỉ một tên lửa YJ-12 vẫn có thể làm tê liệt hoặc đánh chìm một tàu chiến của đối phương.
Theo Dantri
Tàu hộ vệ tàng hình Type 056 Trung Quốc bắn thử YJ-83 Hải quân Trung Quốc vừa công bố hình ảnh tàu hộ vệ tên lửa Type 056 bắn thử tên lửa chống hạm YJ-83. Tàu hộ vệ tham gia bắn thử tên lửa là Bengbu số hiệu 582 được biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Thời gian và địa điểm phóng thử không được tiết lộ. Tên lửa chống hạm YJ-83 (tên gọi...