10 tấn thanh long ruột đỏ của Sơn La sang Nga
10 tấn thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa được xuất khẩu sang thị trường Nga là tín hiệu đáng mừng đối với người nông dân, mở ra tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu nông sản tới những thị trường “khó tính” trên thế giới.
Thanh long ruột đỏ được đóng gói xuất khẩu sang Nga. Ảnh: VOV
Việc liên tiếp xuất khẩu một lượng lớn hoa quả như xoài, nhãn, thanh long… với giá ổn định sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Úc, châu Âu, Mỹ, Nga, đã giúp nông dân Sơn La xóa nguy cơ “được mùa, mất giá”, thúc đẩy tư duy làm ăn lớn và phát huy lợi thế về phát triển nông sản ở địa phương.
Cách đây 2 năm, hơn 1ha vườn đồi của gia đình chị Tống Hương (ở bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu) chuyên trồng cà phê. Đã có lúc vườn cây bị bỏ không chăm sóc, do giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Năm ngoái, gia đình chị Hương đã chuyển đổi sang trồng thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ. Sau hơn 1 năm, hơn 1.000 trụ thanh long đã cho thu hoạch. Vụ đầu tiên, qua nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt, sản phẩm thanh long đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nga.
Ông Trần Văn Đồng (ở bản Tiên Hưng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu) cho hay: “Sau gần 2 năm, 4ha thanh long đã cho vụ quả ngọt đầu tiên với dự kiến khoảng 3 tấn, trong đó chủ yếu để xuất khẩu sang Nga, và sắp tới là Hàn Quốc, Ấn Độ”. Theo tính toán của ông Đồng, nếu 1ha chè trước kia cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, thì với cây thanh long, thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng.
Ông Nguyễn Minh Tiến – Bí thư Huyện ủy Thuận Châu cho biết, để phát triển và mở rộng diện tích cây thanh long ruột đỏ, huyện đã quy hoạch vùng trồng thuộc khu vực các xã Phổng Lái, Chiềng Pha, khu vực đèo Pha Đin. “Huyện cũng xác định xuất khẩu nông sản là một trong những hoạt động trọng tâm của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện một cách bài bản, các ngành chức năng tham gia phải thật trách nhiệm. Theo đó, đã tổ chức tuyên truyền để cây thanh long phát triển theo đúng định hướng chung của huyện cũng như của tỉnh và hỗ trợ bà con nhân dân thực hiện các tiêu chuẩn về VietGAP và phát triển cây thanh long theo hướng hữu cơ”- ông Tiến nói.
Video đang HOT
Từ bản xuống phố: Chờ 'bà đỡ'
Làn sóng di cư của đồng bào dân tộc thiểu số về khu công nghiệp (KCN), đô thị được dự báo tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn.
Đại diện Ủy ban Dân tộc cho biết, đây là vấn đề hệ trọng, sẽ được đánh giá toàn diện và đưa vào các chính sách, đề án trình Quốc hội vào tháng 5/2020 tới.
Làn sóng di cư tự phát, quy mô rất lớn
Ông Bùi Văn Lịch là Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc của Ủy ban Dân tộc - cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc của Chính phủ. Ông từng sống và làm việc ở Cao Bằng 17 năm, nhiều năm công tác tại Ủy ban Dân tộc nên có điều kiện theo dõi quá trình mưu sinh của đồng bào miền núi. Cầm trên tay 3 số báo có tuyến bài "Từ bản xuống phố", ông Lịch cảm ơn Tiền Phong đi vào vấn đề mà những người làm công tác dân tộc như ông đau đáu.
Mô hình nuôi dê phát triển kinh tế của anh Đường Văn Bính (người Thái) ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La). Mô hình này anh Bính học học khi về xuôi làm việc tại một quán bán thịt dê. Ảnh Nguyễn Thắng.
Ông Lịch kể, những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng Nhà nước chủ trương cuộc đại di dân từ miền xuôi lên miền núi. "Bộ Lao động thương binh và xã hội lúc đó có cả Cục Di dân phát triển kinh tế mới. Cuộc di dân đó giúp đất nước đưa những diện tích núi rừng, cao nguyên vào sản xuất, tạo nguồn lực cho kháng chiến chống Mỹ, ổn định cuộc sống cho cả người miền xuôi và tác động tích cực cho đồng bào miền núi" - ông Lịch nói.
Cuộc di cư mới đang diễn ra theo hướng ngược lại (từ miền núi xuống miền xuôi), không chủ trương, kế hoạch cụ thể nhưng số lượng lớn, đang tăng lên. "Đây thực sự là một làn sóng di dân mới, một sự vận động kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là khu vực miền núi. Nếu như, cuộc di dân làm kinh tế mới trước là từ khu vực nông nghiệp ở đồng bằng lên miền núi, thì nay, những người làm nông nghiệp ở miền núi về đồng bằng làm công nhân. Đó là dòng chảy theo tiến trình chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp của đất nước" - ông Lịch phân tích.
Ông Lịch thừa nhận, dù quy mô lớn nhưng cuộc di dân mới này chưa được tổng kết, đánh giá và đó là một hạn chế trong công tác quản lý. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra và được Tiền Phong phản ánh, cuộc di dân này có tác động rất lớn, âm hưởng chủ đạo là tích cực.
"Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 55,27 % tổng hộ nghèo toàn quốc, trong khi dân số đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14%. Vì thế, việc di dân, tìm được công việc mới, thu nhập tăng lên là điều hết sức quan trọng đối với họ" - ông Lịch nói. Theo ông, lý do quan trọng khác là đồng bào thiểu số đã bước vào giai đoạn thiếu đất sản xuất (do hạn chế trong chính sách giao đất, giao rừng, những người có điều kiện kinh tế tốt, "đại gia" mua lại đất của đồng bào...). Số lượng đồng bào thiểu số thiếu đất ước chừng 400.000 hộ. Và cuộc dịch chuyển lao động này bắt nguồn từ sức ép đó và cũng là giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất, ông nói.
Băn khoăn giữ bản sắc
Chàng trai người Mông Lý A Pháo (ở Mù Càng Chải, Yên Bái) và nhóm bạn vướng vào lô đề, bài bạc trong cuộc mưu sinh nơi đô thị. Bố mẹ xa con, ông bà xa cháu hay những quán "karaoke tay vịn" ở bản là những hiện tượng tiêu cực của cuộc di dân mà Tiền Phong phản ánh. Theo ông Lịch, đó là những biểu hiện của việc xung đột văn hóa, xung đột môi trường sống.
"Ở miền núi an lành hơn thành phố. Đồng bào, thanh niên dân tộc chưa có kỹ năng sống để ứng phó với những phức tạp tại thành phố. Đặc biệt, việc nhiều đồng bào ngại mặc quần áo truyền thống, nói tiếng dân tộc, thậm chí không dám nhận mình là người dân tộc khi về xuôi là điều rất đáng lo ngại. Nếu một chính sách phát triển kinh tế nhưng để mất đi bản sắc, phong tục tập quán, đó là một chính sách dân tộc thất bại"- ông Lịch nói.
Ông Bùi Văn Lịch trao đổi về tuyến bài "Từ bản xuống phố". Ảnh Sỹ Lực.
Ông Lịch lấy ví dụ, tại Trung Quốc, ở các thành phố, khu công nghiệp có quy hoạch cho người cùng một dân tộc sinh sống trong các dân cư tập trung, xây dựng cả các công trình cộng đồng để họ trình diễn văn hóa truyền thống. "Đó là mô hình tốt nhưng ở ta, quy mô di cư của đồng bào còn ít, phân tán và nguồn lực của Nhà nước chưa đủ làm điều đó" - ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, để tránh những hệ lụy trước mắt, Nhà nước cần làm "bà đỡ". Hiện ông Lịch là Tổ trưởng Tổ Thường trực xây dựng Đề án tổng thể Phát triển kinh tế-xã hội đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030 của Ủy ban Dân tộc. Đề án đã được Quốc hội thông qua (tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XIV). Ủy ban đang xây dựng các kế hoạch chi tiết hơn, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện đề án này. "Chúng tôi đã và sẽ cập nhật các vấn đề về xu hướng di dân này trong chương trình mực tiêu quốc gia trình quốc hội vào tháng 5 tới. Ít nhất, đó sẽ là cơ sở để đề nghị tăng cường những ưu đãi về đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào" - ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, việc có thể làm ngay là chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương bám sát nhu cầu để tuyên truyền, hướng dẫn, kết nối, quản lý tránh tình trạng dịch chuyển tự phát, mất kiểm soát.
Rèn dũa bản lĩnh cho thanh niên miền núi
Chị Nguyễn Thị Thu Vân (Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn) nhiều năm gắn bó với thanh niên dân tộc nên cảm nhận rõ làn sóng dịch chuyển này. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà còn ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. "Việc này không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập mà giúp các bạn thay đổi tư duy, tác phong làm việc và tiếp thu được cách làm kinh tế mới" - chị Vân nhận định.
Chị vân chia sẻ, tỉnh Đoàn ở một số địa phương, như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bình Dương triển khai các chương trình "Phòng trọ thân thiện" cho các công nhân thuê trọ. Theo đó, cán bộ đoàn phối hợp chính quyền địa phương để giới thiệu các phòng trọ đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức các buổi sinh hoạt tại nơi ở trọ cho các bạn công nhân người dân tộc. "Các hoạt động này giúp thanh niên người dân tộc biết và tránh tệ nạn xã hội"- chị Vân nói.
Theo chị Vân, các cấp Đoàn ở các tỉnh miền núi sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ thanh niên dân tộc lập nghiệp. Trong đó, chú trọng "đón đầu" làn sóng nhiều bạn trẻ sau khi xuống thành phố, khu công nghiệp về lại quê nhà. Trong đó, Trung ương Đoàn cũng có các chương trình hỗ trợ thanh niên dân tộc khởi nghiệp với lãi suất ưu đãi. Thủ lĩnh đoàn viên nông thôn cũng chia sẻ, công nghệ thông tin, internet là một công cụ quan trọng để bạn trẻ người dân tộc nắm bắt và phát triển những cơ hội nghề nghiệp, lập nghiệp mới.
"Hiện nay có nhiều chương trình của Chính phủ hỗ trợ người dân tộc miền núi nhưng nhiều cơ quan, ban ngành quản lý chưa có sự liên kết chặt chẽ. Bởi vậy, cần có sự trao đổi thông tin, hợp tác sâu hơn giữa các bộ ngành có liên quan về vấn đề này" - chị Nguyễn Thị Thu Vân.
SỸ LỰC - NGUYỄN THẮNG - ĐỨC ANH
Trồng loại sâm quý, từ 3,2 triệu sau một năm "đẻ" ra 60 triệu đồng Nhờ trồng sâm Bố Chính - sâm tiến vua trên diện tích 1.000m2, nông dân Quàng Văn Hồng ở bản Dẹ (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), bỏ túi khoảng 60 triệu đồng/năm. Sâm Bố Chính từng là một trong những sản vật quý được người xưa dùng là lễ vật dâng cho vua chúa thời phong kiến, vì vậy...