10 tấn quần áo nhồi chật kín 3 ôtô
3 chiếc xe 16 chỗ tháo hết ghế, dán kính màu đen chở khoảng 10 tấn quần áo không chứng hoá đơn từ Lạng Sơn về chợ đầu mối Đồng Xuân (Hà Nội) vừa bị cảnh sát phát hiện.
Số quần áo nhét chật kín trong 3 xe khách 16 chỗ. Ảnh: Sơn Dương
Ngày 22/12, cảnh sát kinh tế Hà Nội phối hợp với Đội quản lý thị trường số 3 đã bắt giữ 3 ôtô chở hàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc tại khu vực cầu Đuống, quận Long Biên.
Kiểm tra 3 xe, nhà chức trách ghi nhận toàn bộ ghế đã bị tháo để xếp chật kín các bao hàng đựng quần áo. Tổng lượng hàng ước tính 10 tấn với trị giá lên tới hàng tỷ đồng.
3 tài xế khai được thuê chở từ Lạng Sơn về khu vực chợ Ninh Hiệp rồi chuyển tiếp tới chợ Đồng Xuân.
Video đang HOT
Lô thực phẩm không giấy tờ bị cảnh sát thu tại kho Tâm An. Ảnh: Sơn Dương
Cuối giờ chiều cùng ngày, nhà chức trách thông báo cũng ghi nhận 3 tấn thực phẩm gồm rượu, xì dầu, tương ớt, bột nêm, phẩm màu, củ cải… có in chữ nước ngoài khi kiểm tra kho hàng thực phẩm Tâm An ở phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của toàn bộ số hàng hoá trên.
Phương Sơn
Theo VNE
Hai anh em đặt hàng giả từ Trung Quốc bán kiếm lời
Hàng nghìn bộ ổn định nhiệt bình nóng lạnh và linh kiện vệ sinh giả các thương hiệu được Đạt và Hoàng đặt mua, mang về Hà Nội tiêu thụ.
Ngày 7/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã bắt giữ Đỗ Văn Hoàng và Đỗ Văn Đạt (anh em họ, cùng 26 tuổi, ở huyện Thanh Trì) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thiết bị ổn định nhiệt bình nóng lạnh giả.
Sáng 6/11, cảnh sát phát hiện Đạt vận chuyển 1.700 bộ ổn định nhiệt bình nóng lạnh giả hai thương hiệu, đến giao tại cửa hàng vật tư điện lạnh trên đường Phạm Hùng.
Đạt khai, từng là nhân viên bán hàng các sản phẩm trên cho một công ty nên biết mặt hàng này được người tiêu dùng tin tưởng. Hàng của hai hãng này bán chạy trên thị trường.
Đạt đã rủ Hoàng bỏ vốn, đặt làm giả các sản phẩm này từ Đông Hưng, Trung Quốc, rồi thuê vận chuyển về Việt Nam. Cả hai đã đặt in bao bì nylon có in chữ nước ngoài, sau đó cho sản phẩm giả vào trong và dùng máy hàn nhiệt dán lại đem đi tiêu thụ, chủ yếu tại Hà Nội.
Đạt dùng tên giả để giao dịch với các cửa hàng. Khi có khiếu nại của khách, các chủ của hàng đều không nắm được chính xác tên, địa chỉ của Đạt.
Cảnh sát thu giữ hàng nghìn sản phẩm linh kiện thiết bị vệ sinh không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 40 kg bao bì sản phẩm và 2 máy dán bao bì.
Ước tính hàng nghìn thiết bị giả đã được Đạt và Hoàng đưa ra thị trường tiêu thụ. Theo cán bộ điều tra, hành vi này khiến nhà sản xuất, nhập khẩu thiệt hại lớn về kinh tế, ngoài ra với sản phẩm giả, chất lượng không đảm bảo dễ dẫn tới các tai nạn cháy nổ, chập điện.
Hoàng Việt
Theo VNE
400 người mất tiền khi 'gửi tiết kiệm' tại tiệm vàng Hai doanh nghiệp vàng tư nhân tại Hà Nội tự ý phát hành sổ tiết kiệm khi vay khoảng 90 tỷ đồng của hơn 400 người song hiện mất khả năng thanh toán. Ngày 6/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội đã khởi tố bị can với Nguyễn Thị Thanh (51 tuổi, giám đốc doanh nghiệp vàng tư nhân Thanh Tuấn) và...