10 sự thật ít ai biết về quân đội cổ đại của đế quốc Ba Tư
Khoảng năm 550 trước Công nguyên, người Ba Tư đã nổi lên như 1 thế lực quân sự hùng mạnh bậc nhất ở Trung Đông. Sau đây là 10 sự thật thú vị về quân đội Ba Tư.
Đào tạo quân sự
Từ 5 đến 20 tuổi, các bé trai Ba Tư được huấn luyện bắn cung và cưỡi ngựa. Sau khoảng thời gian này, nam giới sẽ phải dành 4 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẽ được gọi nhập ngũ trở lại trong trường hợp cần thiết. Sau năm 50 tuổi, nam giới Ba Tư sẽ được coi là đã “nghỉ hưu” và sẽ không cần tham gia quân đội nữa.
Sparabara
Các đơn vị bắn cung được coi là là xương sống của quân đội Ba Tư. Do đó, người Ba Tư có 1 loại lính đặc biệt chuyên cầm khiên pavises được gọi là “sparabara” nhằm bảo vệ cung thủ. Trong 1 đơn vị bắn cung Ba Tư, số lượng “sparabara” luôn nhiều hơn số cung thủ – trái ngược với người Assyian thường tổ chức số cung thủ và số lính khiên bằng nhau.
Tổ chức đội hình
Quân đội Ba Tư có cách tổ chức quân đội khá hiện đại với tỉ lệ 1:10. Theo đó, đơn vị lớn nhất là “myriad” có quân số 10.000 binh sĩ, được chia làm 10 đơn vị “hazarabam” (trong tiếng Ba Tư là 1.000). Tiếp đó, mỗi “hazarabam” lại được cấu thành bởi 10 đơn vị “sataba” và mỗi “sataba” lại bao gồm 10 đơn vị “dathaba”. Được biết, tất cả các đơn vị đều có chỉ huy riêng giống cách tổ chức quân đội hiện tại trên thế giới.
Trang bị bộ binh
Trang bị bộ binh Ba Tư bao gồm cung và gươm lưỡi cong. Tùy hoàn cảnh chiến trận, chỉ huy của các đơn vị “dathaba” có thể chuyển qua sử dụng các cây giáo để bảo vệ binh sĩ khác tốt hơn.
Những kẻ bất tử
Video đang HOT
Trong quân đội Ba Tư, những binh sĩ tinh nhuệ nhất được tuyển chọn vào 1 “myriad” được gọi là “Amrtaka” (những kẻ bất tử). Lực lượng nòng cốt của Amrtaka được gọi là “Astibara”, có nhiệm vụ trực tiếp phục vụ và bảo vệ nhà vua. Những người được chọn vào “Astibara” thường là các chiến binh tinh nhuệ của tinh nhuệ và có địa vị cao trong xã hội Ba Tư.
Hình tượng đội quân “Amrtaka” được khắc họa trong phim 300
Lính thuộc địa
Giống như nhiều đế chế khác trong lịch sử, người Ba Tư cũng sử dụng binh sĩ từ các vùng đất đóng chiếm. Những binh lính này đóng 1 vai trò không nhỏ trong công cuộc mở rộng lãnh thổ của đế quốc Ba Tư sau này.
Kỵ binh
Khi mới mở rộng lãnh thổ, quân đội Ba Tư không hề có nhiều kỵ binh. Để khắc phục điểm yếu này, họ đã tận dụng luôn số kỵ binh ở các quốc gia, lãnh thổ đã thu phục được. Tuy nhiên, các vua Ba Tư hiểu rằng kỵ binh – 1 lực lượng “nắm đấm thép” tiên phong, tương đương với lực lượng tăng thiết giáp sau này – cần phải được xây dựng bài bản và tự chủ. Do đó, 1 giải pháp đặc biệt đã được đưa ra: khuyến khích giới quý tộc cưỡi ngựa. Theo đó, các gia đình quý tộc được quân đội tặng ngựa và được đảm bảo khoản tiền để nuôi dưỡng chúng. Đổi lại, họ sẽ phải cưỡi ngựa đi khắp nơi và bất cứ ai vi phạm sẽ bị coi là làm tổn hại thanh danh của giới quý tộc.
Sau chính sách này, quân đội Ba Tư đã tuyển dụng được 1 số lượng kị binh lớn mà tinh nhuệ nhất là “Huvaka” – 1 đơn vị gồm 15,000 quý tộc có địa vị cao nhất trong xã hội Ba Tư.
Lính thủy đánh bộ
Trong những cuộc chiến thời cổ đại, hải chiến về thực chất là các cuộc đánh giáp lá cà trên các boong thuyền. Chính vì thế, lực lượng chủ yếu của hải quân Ba Tư là lính thủy đánh bộ còn các thủy thủ tàu chỉ đóng vai trò hậu cần, điều khiển thuyền chiến. Ngoài ra, thủy quân lục chiến Ba Tư còn được nhà vua dùng để thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ, chiếm đóng từ đường biển – tương tự với cách người Mỹ sử dụng lực lượng thủy quân lục chiến ngày nay.
Lính đánh thuê
Khi lãnh thổ ngày càng mở rộng, các nhà vua Ba Tư đã tăng cường sử dụng lính đánh thuê để bổ sung lực lượng của mình. Lính đánh thuê có nhiều ưu điểm: không mất thời gian huấn luyện, giảm áp lực lên dân số Ba Tư và tiêu tốn ít tiền hơn so với quân đội đào tạo chính quy.
Sau nhiều cuộc chiến, vai trò của các lính giáo, hay còn được gọi là “takabara” ngày càng được trọng dụng. Với giáo và khiên, việc tổ chức đội hình tấn công và phòng thủ, đã mang lại những lợi thế to lớn, đặc biệt là trên các chiến trường mở.
Theo Danviet
5 điểm khác nhau giữa Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ
Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ là những lực lượng thiện chiến và tinh nhuệ nhất thế giới. Tuy nhiên, dù có nhiều điểm giống nhau, bộ binh (thuộc Lục quân) và lính thủy đánh bộ (thuộc Thủy quân lục chiến) vẫn là 2 lực lượng riêng biệt.
Tổ chức Trung đội
Về cách tổ chức chung, các trung đội của Lục quân và Thủy quân lục chiến có nhiều điểm tương đồng: được cấu thành bởi các tiểu đội, là 1 phần của đại đội, hoạt động dưới sự chỉ huy của đại đội và tiểu đoàn trưởng. Ngoài thành phần chính là binh sĩ súng trường, các trung đội của cả 2 quân chủng này đều có lực lượng thông tin, quân y và được bổ sung các khí tài như rocket hay súng cối khi cần thiết.
Tuy nhiên, trung đội Lục quân và trung đội Thủy quân lục chiến có cách tổ chức bên dưới khác nhau. Cụ thể, trung đội của Thủy quân lục chiến sẽ bao gồm 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội lại được cấu thành bởi 3 tổ. Các tổ này thường có 1 chỉ huy mang súng trường M16 gắn súng phóng lựu M203, một binh sĩ súng máy (thường gọi tắt là súng máy), một binh sĩ súng máy hỗ trợ (súng máy hỗ trợ) và một binh sĩ súng trường (súng trường). Đứng đầu các tiểu đội và trung đội Thủy quân lục chiến lần lượt là hạ sĩ và trung sĩ.
Trong khi đó, trung đội của Lục quân có cấu trúc gọn hơn: có ít tiểu đội hơn và mỗi tiểu đội chỉ bao gồm 2 tổ, mỗi tổ 4 người. Một tổ sẽ bao gồm 1 chỉ huy, 1 súng máy, 1 súng phóng lựu và 1 súng trường. Ngoài ra, các trung đội của Lục quân còn được bổ sung thêm 1 tiểu đội vũ khí bộ binh, mang theo súng máy M240B và các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin. Đặc biệt, khác với Thủy quân lục chiến, mỗi tiểu đội Lục quân sẽ có thêm 1 xạ thủ bắn tỉa. Về mặt lãnh đạo, chỉ huy tiểu đội thường là trung sĩ hoặc thượng sĩ.
Vũ khí
Lục quân thường có vũ khí hiện đại, mới hơn Thủy quân lục chiến. Không chỉ vũ khí chính, các thiết bị hỗ trợ, nâng cấp như như ống ngắm quang học, đèn laser hay tay cầm mới cũng sẽ tới tay bộ binh trước. Thông thường, Thủy quân lục chiến sẽ nhận vũ khí mới khoảng vài năm sau Lục quân.
Hỏa lực hỗ trợ
Các đại đội Lục quân và Thủy quân lục chiến đều nhận được hỏa lực hỗ trợ từ súng cối, súng máy hạng nặng, rocket và tên lửa từ tiểu đoàn của mình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 2 quân chủng này nằm ở hỗ trợ pháo binh và hàng không.
Theo đó, lính thủy đánh bộ sẽ có hỗ trợ hỏa lực pháo binh, hàng không và hàng hải từ 1 đơn vị viễn chinh của mình. Ngược lại, bộ binh thuộc các lữ đoàn chiến đấu sẽ phải nhờ cậy các đơn vị khác nếu muốn nhận được hỗ trợ hỏa lực hàng không hoặc hàng hải. Hỏa lực này có thể đến từ các lữ đoàn hàng không chiến đấu hay Không quân, Không quân Hải quân.
Chuyên môn
Thủy quân lục chiến thường phân loại binh sĩ của mình theo hệ thống vũ khí và chiến thuật. Binh sĩ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như súng trường, súng máy, súng cối, tấn công/phá hủy/xâm nhập hoặc tên lửa chống tăng. Tuy nhiên, hầu hết lính thủy đánh bộ sẽ đều được huấn luyện tấn công đổ bộ. Trong khi đó, bộ binh thường chọn hoặc được phân công dựa trên địa hình chiến đấu hoặc các chuyên môn đặc biệt như nhảy dù, biệt kích, sơn cước hoặc cơ giới.
Huấn luyện tinh nhuệ
Các lính thủy đánh bộ nếu muốn phát triển bản thân có thể tham gia các khóa huấn luyện để có thể trở thành trinh sát bắn tỉa, lính do thám hay tình báo Thủy quân lục chiến.
Trong khi đó, bộ binh lục quân có thể hướng tới việc trở thành lính nhảy dù, lính đặc nhiệm và bắn tỉa.
Theo Danviet
Triều Tiên vừa phóng tên lửa mạnh nhất, Nga tập trận sát biên giới Lính thủy đánh bộ Nga đã tham gia cuộc tập trận đổ bộ tại khu vực biên giới với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa được đánh giá là mạnh nhất từ trước đến nay. Lính thủy đánh bộ Nga tập trận (Ảnh: TASS) Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 30/11 dẫn...