10 sự kiện xã hội nổi bật 2012
Phản đối TQ vi phạm chủ quyền lãnh thổ, động đất liên tiếp tại thủy điện Sông Tranh 2, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm…
Nghị quyết Trung ương 4 về tự phê bình và phê bình
Ngày 16/1/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
Từ Nghị quyết này, hoạt động tự phê bình và phê bình triển khai rộng rãi đến chi bộ Đảng trong cả nước.
Tại Hội nghị lần thứ 4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH TƯ nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi về những tồn tại, yếu kém.
Phản đối TQ vi phạm chủ quyền lãnh thổ
Năm 2012 Trung Quốc đã có hàng loạt hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như lập ‘thành phố Tam Sa’, in hộ chiếu có hình lưỡi bò, gây đứt cáp tàu Bình Minh 2…
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên án, trao công hàm phản đối những hành động sai trái của của phía TQ, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Cuộc đọ sức giữa bầu trời và mặt đất trong 12 ngày đêm cuối 1972 ở Hà Nội đã được báo chí tái hiện với những góc nhìn cụ thể, sinh động, đầy tự hào.
Chiến công bắn hạ 34 máy bay B52 của Mỹ (một vũ khí chiến lược, chưa từng bị bắn hạ trước đó) trên bầu trời Hà Nội tiếp tục được nhắc đến như kỳ tích có một không hai trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao
Cuối tháng 11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.
Video đang HOT
Theo đó, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các chức danh lãnh đạo cao nhất của nhà nước (gồm 49 người).
Việc lấy phiếu sẽ được thực hiện ngay trong kỳ họp thứ 5 (tháng 5 tới).
Vụ Tiên Lãng và vấn đề đặt ra với sửa luật Đất đai
Sau vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng) khiến 4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện đội bị thương, Chính phủ đã yêu cầu kiểm tra, rà soát quy trình thu hồi đất.
UB TƯ MTTQ Việt Nam và một số cơ quan Trung ương đã vào cuộc giám sát, điều tra.
Qua đó, 4 cán bộ huyện Tiên Lãng đã bị khởi tố.
Sau vụ việc, tình hình khiếu nại tố cáo về đất đai trong cả nước tăng đột biến.
Chính phủ quyết định trình Quốc hội xem xét sửa luật Đất đai sớm hơn kế hoạch.
Tuyên chiến mạnh hơn với tham nhũng
Từ ‘tham nhũng’ tiếp tục được nhắc nhiều lần khi tình hình tham nhũng vẫn được đánh giá là nghiêm trọng, diễn biến phức tạp với nhiều biểu hiện tinh vi.
Nhiều vụ việc thất thoát, tiêu cực tại các tập đoàn, tổng công ty thời gian qua được phanh phui.
Hội nghị TƯ 5 (tháng 5/2012) đã đưa ra quyết định lập Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu.
Quốc hội đã sửa luật PCTN, bỏ quy định Ban chỉ đạo TƯ trực thuộc Chính phủ.
Động đất liên tiếp tại thủy điện Sông Tranh 2
Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước được xác định là nguyên nhân gây động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Gần 100 trận động đất lớn nhỏ (trận lớn nhất có cường độ 4,7 độ richter) xảy ra trong khoảng 1 năm qua.
Người dân hoang mang, lo lắng dù nhiều đoàn khảo sát cũng các cơ quan nhà nước đều khẳng định đập thủy điện an toàn.
Chính phủ đã chỉ đạo không cho tích nước để tiếp tục thẩm định.
Thủy điện Sông Tranh 2
Khánh thành công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á
Sau 7 năm thi công, công trình thủy điện Sơn La, đã về đích ngày 23/12, về đích sớm 3 năm so với dự kiến.
Công trình có tổng công suất lắp máy 2.400 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm trên 10 tỷ kWh, bằng gần 9% sản lượng điện của Việt Nam năm 2012.
Một số chính sách gây nhiều tranh luận
Hai chính sách được ban hành gây nhiều tranh cãi nhất trong năm qua là việc in tên cha mẹ lên chứng minh thư mẫu mới và phạt người không làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện.
Mẫu chứng minh thư ghi tên cha mẹ được xem là xâm phạm đời tư cá nhân và gây nhiều vướng mắc. Nghị định phạt xe không chính chủ cũng được xem là còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế.
Các cơ quan chức năng sau đó cũng đã lên tiếng thừa nhận sai sót trong việc ban hành các quy định này.
Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và ‘lùm xùm’ quanh việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng
Trong năm 2012, các vụ trọng án như vụ nổ mìn tại Bắc Ninh, hiếp giết 2 chị em nhỏ ở Hà Nội vụ sát hại cả gia đình ở Thái Bình… cùng nhiều vụ cướp giật táo tợn đã gây cảm giác bất an cho không chỉ người dân.
Tình hình tội phạm nói chung đã trở thành chủ đề ‘ nóng’ tại các diễn đàn Quốc hội, HĐND các thành phố lớn.
Ở lĩnh vực kinh tế, vụ bắt tạm giam, khởi tố Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên sáng lập ngân hàng ACB và Dương Chí Dũng Cục trưởng Hàng hải (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) cũng gây xôn xao dư luận.
Theo Tinngan
Không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay
"Bỏ phiếu không đạt tín nhiệm phải có người thay thế ngay", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã nói thế khi góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại phiên họp TVQH chiều qua, 12.12.
Dân được tham gia đánh giá tín nhiệm lãnh đạo
Theo Tờ trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn sẽ bắt đầu tiến hành tại kỳ họp thứ 5 năm 2013, đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tại kỳ họp HĐND đầu tiên của mỗi tỉnh, thành vào năm sau, dự kiến vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2013.
Trong Nghị quyết 35 của QH quy định rõ "Ủy ban Trung ương MTTQVN, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến QH, HĐND tại kỳ họp". Và theo dự thảo hướng dẫn, ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại QH, HĐND (nếu có) được Ủy ban Trung ương MTTQVN các cấp tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND để gửi tới ĐBQH, ĐB HĐND theo quy định của Nghị quyết 35.
Liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo và trách nhiệm giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo hướng dẫn có quy định đáng chú ý là người được lấy phiếu giải trình về các nội dung được nêu trong các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo yêu cầu của ĐBQH, ĐB HĐND được gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm trong năm công tác đó. Trường hợp nhận được yêu cầu bằng văn bản do ĐBQH, ĐB HĐND chuyển đến đề nghị làm rõ thêm các nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà ĐB đã nêu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm và gửi trực tiếp đến ĐB đã có yêu cầu.
Đã đưa ra bỏ phiếu thì chắc chắn 80% là "rơi"
Về hệ quả bỏ phiếu tín nhiệm, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị TVQH cho ý kiến về 2 phương án: thứ nhất là việc bỏ phiếu tín nhiệm (BPTN) và xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức (nếu có) sẽ được tiến hành vào kỳ họp tiếp theo kỳ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm để bảo đảm thời gian chuẩn bị các thủ tục liên quan đến nhân sự (dự thảo nghị quyết đang thể hiện theo loại ý kiến này). Phương án khác là thời điểm tiến hành các quy trình tiếp theo về BPTN, chấp thuận cho từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với từng trường hợp nên giao cho Ủy ban TVQH hoặc Thường trực HĐND trình QH hoặc HĐND quyết định để bảo đảm tính linh hoạt trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí, điều chỉnh nhân sự.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nếu người được đưa ra BPTN không đạt quá bán về tín nhiệm thì nên có nghị quyết miễn nhiệm luôn, đồng thời phải có người thay thế tạm thời, chờ kỳ họp sau bầu hoặc phê chuẩn theo quy trình công tác cán bộ để bảo đảm có đủ thời gian chuẩn bị.
Trong khi đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lại đề nghị nếu đưa ra BPTN chức danh nào đó mà trên 50% không tín nhiệm thì sau đó một ngày phải miễn nhiệm ngay, đồng thời bầu hoặc phê chuẩn người bổ sung thay thế. "Đã đưa ra bỏ phiếu chắc chắn 80% là rơi. Khi đã đưa người ta ra BPTN thì đồng thời phải phối hợp ngay với Ban Tổ chức trung ương, Ủy ban Kiểm tra trung ương để chuẩn bị phương án thay thế. Quyền lực phải liên tục như thế", ông Hùng bày tỏ quan điểm. Ông Hùng đề xuất: với trường hợp lấy phiếu lần 2 vẫn không đạt tín nhiệm thì nên để đến kỳ họp tiếp theo mới đưa ra bỏ phiếu để còn có thời gian chuẩn bị các phương án người thay thế cũng như tạo một cơ hội cho người tín nhiệm thấp có cơ hội sửa chữa, thay đổi.
Theo TNO
Đã bỏ phiếu tín nhiệm, phải có người thay thế Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phương án thay thế cán bộ phải có trước khi một người bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm. Trường hợp đạt tín nhiệm thấp thì phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan, người giới thiệu. Chiều 12/12, Thường vụ Quốc hội bàn dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35 về việc...