10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do Hãng tin Kyodo bình chọn
Ngày 23/12, Kyodo News ( Nhật Bản) đã công bố 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do hãng tin này bình chọn, trong đó đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã được bình chọn là sự kiện quốc tế được quan tâm nhất trong năm qua.
Tình nguyện viên y tế dọn vệ sinh tại một bệnh viện dã chiến điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 8/3/2020, trước khi bệnh viện này đóng cửa. Ảnh: THX/TTXVN
Bên cạnh đó, việc vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 được phê chuẩn tại Anh và Mỹ cũng nằm trong danh sách, ở vị trí thứ 8.
Đứng thứ hai trong danh sách này là sự kiện ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng trước Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bất chấp các nỗ lực nhằm đảo ngược kết quả bầu cử của chính quyền đương nhiệm. Và sự kiện đứng thứ 9 trong 10 sự kiện của năm là việc Mỹ lần đầu tiên có Phó Tổng thống là phụ nữ da màu gốc Á.
Một sự kiện khác ở Mỹ cũng được quan tâm và mang tính lan tỏa lớn được bình chọn vào vị trí thứ 4 là chiến dịch đòi lại công bằng cho người da màu sau cái chết của George Floyd ở bang Minneapolis (Mỹ) hồi tháng 5 vừa qua. Sự kiện đã tạo ra làn sóng biểu tình ủng hộ “quyền sống cho người da màu” không chỉ ở Mỹ mà trên khắp châu Âu.
Việc Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) sau 47 năm là thành viên của liên minh này, được Kyodo xếp ở vị trí thứ 5. Kế đến là căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, nổi bật trên hai lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia. Thỏa thuận cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ) được thông qua hồi tháng 10, dự kiến có hiệu lực từ ngày 22/1/2021, là sự kiện đứng thứ 7. Cuối cùng, danh sách 10 sự kiện nổi bật do hãng tin Kyodo bình chọn cũng ghi nhận việc một số nước Arab bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ ngoại giao ở khu vực Trung Đông.
Video đang HOT
Dưới đây là danh sách chi tiết 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do hãng tin Kyodo bình chọn:
1. Đại dịch COVID-19 khiến toàn thế giới chao đảo
2. Ứng cử viên Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, tuy nhiên ông Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận thất bại.
3. Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia tại vùng lãnh thổ Hong Kong.
4. Các cuộc biểu tình của chiến dịch “Black Lives Matter” (Quyền sống cho người da màu) nổi lên tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới
5. Anh chính thức rời EU
6. Căng thẳng Mỹ -Trung leo thang trên hai lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia
7. Thỏa thuận cấm vũ khí hạt nhân của LHQ chính thức được thông qua, dự kiến có hiệu lực từ ngày 22/1/2021
Vaccine phòng COVID-19 do hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. Ảnh: THX/TTXVN
8. Anh và Mỹ phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 do hãng Pfizer phối hợp cùng BioNTech sản xuất
9. Bà Kamala Harris trở thành phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên đắc cử Phó Tổng thống Mỹ
10. Israel và các nước Arab bình thường hóa quan hệ ngoại giao theo thỏa thuận do Mỹ làm trung gian.
Mỹ mua thêm 100 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech
Hãng dược Mỹ Pfizer sẽ cung cấp thêm cho Washington 100 triệu liều vaccine Covid-19 trước cuối tháng 7 năm sau.
Pfizer và đối tác Đức BioNTech SE sẽ cung cấp ít nhất 70 triệu liều trước 30/6, số còn lại sẽ được giao không muộn hơn ngày 31/7, công ty ra thông cáo ngày 23/12. Chính phủ Mỹ sẽ trả 1,95 tỷ USD cho 100 triệu liều bổ sung, nâng tổng số tiền phải trả cho Pfizer lên gần 4 tỷ USD.
"Giao dịch này có thể khiến người Mỹ tin tưởng hơn rằng đến tháng 6/2021, chúng ta sẽ có đủ nguồn cung để tiêm chủng cho mọi người Mỹ muốn tiêm vaccine", Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói.
Một nhân viên viện dưỡng lão được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở New York ngày 22/12. Ảnh: Reuters .
Trước đó, Mỹ, quốc gia hơn 328 triệu dân, đã có thỏa thuận mua 100 triệu liều vaccine từ Pfizer và chúng đang được triển khai trên toàn quốc sau khi vaccine Pfizer-BioNTech được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào đầu tháng này. Thỏa thuận mới nâng tổng số liều vaccine Pfizer-BioNTech Mỹ mua lên 200 triệu, đủ để tiêm chủng cho 100 triệu người (vaccine cần tiêm hai mũi).
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tính đến 21/12, hơn 600.000 người Mỹ đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Thỏa thuận mới giúp Mỹ tăng cường nguồn cung vaccine khi nước này đang đối mặt sự gia tăng ca nhiễm lớn trên toàn quốc. Mỹ ghi nhận hơn một triệu ca mới chỉ trong 6 ngày, theo thống kê của Reuters. Nước này báo cáo tổng cộng hơn 18,6 triệu ca nhiễm, hơn 330.000 ca tử vong và gần 11 triệu người đã bình phục.
Những người được tiêm vaccine trước là nhân viên y tế và cư dân viện dưỡng lão, cũng như một số quan chức chính phủ hàng đầu. Những người làm công việc "không thiết yếu" có thể sẽ phải đợi nhiều tháng mới đến lượt. Ngoài Pfizer-BioNTech, Mỹ cũng đã cấp phép cho vaccine Moderna và khoảng 6 triệu liều được phân phối khắp đất nước trong tuần này.
Các hãng dược nỗ lực thử nghiệm vaccine với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Các hãng dược như BioNTech của Đức và Moderna của Mỹ đang nỗ lực thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của mình với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, thách thức mới nhất trong cuộc đua nhằm kiểm soát dịch bệnh. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ ngày...