10 sự kiện nổi bật năm 2014 của Hội Luật gia Việt Nam
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tổ chức các hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tham gia Đại hội lần thứ 18 Hội luật gia dân chủ quốc tế (IADL)…., là những sự kiện nổi bật năm 2014 của Hội Luật gia Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Hội Luật gia Việt Nam.
1. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII
Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII tại Hà Nội từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 9 năm 2014 để đánh giá hoạt động của Hội nhiệm kỳ khóa XI, bàn và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ khóa XII (2014-2019). Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đã họp để nghe Đảng đoàn và Thường trực Trung ương Hội Luật gia Việt Nam báo cáo việc chuẩn bị tổ chức Đại hội và cho ý kiến cụ thể về nội dung, nhân sự khóa XII. Đại hội vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội.
Đại hội đã xác định: Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, xây dựng và phát triển tổ chức Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, xây dựng đội ngũ luật gia: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội trong giai đoạn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XII nhiệm kỳ 2014-2019 gồm 111 Ủy viên, bầu Ban Thường vụ gồm 24 Ủy viên, bầu Chủ tịch, 6 Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội khóa XII.
2. Triển khai thực hiện giai đoạn I Đề án “ Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” giai đoạn 2013-2016
Thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013, Trung ương Hội đã kịp thời xây dựng kế hoạch Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện đề án với nhiều hoạt động như: Tổ chức tập hợp, rà soát, phân tích, đánh giá các chính sách, pháp luật hiện hành về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với chủ đề: “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” và “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý”.
Đến nay, Trung ương Hội đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn 1 của Đề án và đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Ở địa phương, nhiều tỉnh, thành hội đã có kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả.
3. Triển khai xây dựng Luật Trưng cầu ý dân
Theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2015; Nghị quyết số 780/NQ-UBTVQH13 ngày 25/6/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về việc triển khai Nghị quyết số 70/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII thì Hội Luật gia Việt Nam được giao chủ trì xây dựng Luật Trưng cầu ý dân.
Hội đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật; xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo và Kế hoạch xây dựng dự án Luật; tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát trong nước và nước ngoài; tổ chức các cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập để xây dựng dự thảo luật và các văn bản liên quan; đồng thời phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cho việc xây dựng dự thảo Luật; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
Hiện nay, Dự án Luật Trưng cầu ý dân đang được Ban soạn thảo tích cực hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định.
4. Tổ chức các hoạt động góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Video đang HOT
Trước việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ngày 11/6/2014, Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp với IADL tổ chức cuộc họp báo tại trụ sở Trung ương Hội để công bố Tuyên bố của IADL về tình trạng vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Bản tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, cũng như khả năng xảy ra xung đột, đe dọa trực tiếp hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực Đông Nam Á; đồng thời, đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế; dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, không làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Ngày 26/7/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp với Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”, tạo diễn đàn khoa học cho các chuyên gia, học giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh pháp lý của sự kiện. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả trong lĩnh vực luật quốc tế nói chung và Luật Biển quốc tế nói riêng. Các Đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến và giải pháp có ý nghĩa cho Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, đặc biệt là đề xuất cụ thể các lựa chọn cho việc sử dụng biện pháp pháp lý.
Trong các ngày 17-18/11/2014, tại thành phố Đà Nẵng, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Học viện Ngoại giao Việt Nam và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ VI với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Hội thảo này nằm trong chuỗi Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông do Hội Luật gia Việt Nam và Học viện Ngoại giao chủ trì từ năm 2009, là sự tiếp nối các nỗ lực tăng cường trao đổi, tìm hiểu quan điểm các học giả và nhà tư vấn chính sách trong và ngoài khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Nhiều học giả đã nêu đề xuất nhằm giảm thiểu căng thẳng bằng cách thành lập những cơ chế quản lý tranh chấp và khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông.
5.Ký kết Chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở
Ngày 11/11/2014, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở.
Lễ ký kết nhằm tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nâng cao nhận thức về pháp luật tiếp công dân, khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý… tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia với chính quyền cùng cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, thông qua phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài, các cơ quan sẽ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của công dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở…
6. Tham gia Đại hội lần thứ 18 Hội luật gia dân chủ quốc tế (IADL)
Với tư cách là thành viên tích cực của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL), Trung ương Hội đã tổ chức đoàn đại biểu gồm 12 thành viên tham dự Đại hội đồng IADL lần thứ 18 tại Bỉ từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 4 năm 2014 do Phó Chủ tịch Hội làm Trưởng đoàn. Đoàn đã tham dự đầy đủ 10 chủ đề chính của Đại hội. Mỗi chủ đề có khoảng từ 10 đến 14 bài trình bày của đại diện luật gia đến từ các nước khác nhau. Hội Luật gia Việt Nam có báo cáo khoa học về chủ đề “Tư pháp dân chủ nhân dân, độc lập xét xử và sự bảo vệ luật sư” và chủ đề “Làm luật sư để bảo vệ và thúc đẩy quyền công dân” thu hút được sự quan tâm của cộng đồng luật gia quốc tế. Đồng thời, Hội đã phối hợp với hội Nạn nhân chất độc da cam/Điôxin Việt Nam cùng tổ chức một sự kiện bên lề để thu hút sự ủng hộ của giới luật gia quốc tế đối với các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, lên tiếng đòi Chính phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân này.
7. Tham gia tuyên truyền và triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 3/1/2014 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 251/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngay từ đầu năm, Hội Luật gia Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-HLGVN ngày 18/2/2014 về việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp trong toàn hội. Trung ương Hội tổ chức các hội nghị giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp tới Ban chấp hành, cán bộ, hội viên trên toàn quốc, chủ động tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp tới các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phù hợp để nâng cao hiểu biết, tạo sự đồng thuận trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của Hiến pháp; phát động tham gia các cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
8. Phối hợp với trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế về “Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và vấn đề thực hiện nghĩa vụ của quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam”
Ngày 07/11/2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo quốc tế “Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và vấn đề thực hiện nghĩa vụ của quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam”. Hội thảo đã thảo luận về 3 chủ đề: (i) Công ước của Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác và vấn đề quyền con người; (ii) Nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa quy định của Công ước trong lĩnh vực hình sự; (iii) Nghĩa vụ của quốc gia trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phòng ngừa hành vi tra tấn. Hội thảo đã tập trung bàn kỹ về khái niệm tra tấn, về trách nhiệm chứng minh chứng cứ, đặc biệt là bàn sâu về việc nội luật hóa nội dung Công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Các chuyên gia nước ngoài và Việt Nam đều thống nhất cho rằng mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt, vì thế phải vận dụng Công ước một cách phù hợp.
9. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Đảng đoàn, Thường trực lãnh đạo Hội với cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo công tác của các cấp hội
Nhằm tăng cường phối hợp giữa Đảng đoàn và lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam với cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo công tác của Hội Luật gia các tỉnh, năm 2014 đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XI (Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XII) đã về làm việc với đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Tĩnh. Tại các buổi làm việc, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh nói trên đã cùng trao đổi về hoạt động của Hội Luật gia ở địa phương và những biện pháp tiếp tục phối hợp lãnh đạo thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia ở địa phương.
Các cuộc làm việc nói trên đã thống nhất tăng cường phối hợp lãnh đạo và quan tâm hơn đến hoạt động của Hội Luật gia, tạo điều kiện cho Hội Luật gia ở các tỉnh hoạt động tốt hơn, góp phần xứng đáng vào việc nâng cao nhận thức pháp luật, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực lãnh đạo quản lý, của cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương.
10. Tổ chức Cuộc thi: “Tìm hiểu pháp luật về biển, đảo Việt Nam lần thứ nhất, năm 2014″
Để góp phần cùng toàn dân đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trước việc Trung Quốc bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM chỉ đạo báo Đời sống và Pháp luật phát động cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về biển, đảo Việt Nam lần thứ nhất, năm 2014″ đây là một kênh để thu nhận những bằng chứng pháp lý, những ý tưởng sáng tạo trong đấu tranh pháp lý và là cách để mọi tầng lớp nhân dân thể hiện tình yêu đất nước, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tham nhũng đất đai: Càng chống càng tham?
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế nhưng, hiện nay đất đai đang trở thành lĩnh vực dễ tham nhũng nhất. Nhiều trường hợp cho thấy, luật pháp gần như bị vô hiệu để mặc cho "quan tham" lộng hành, biến đất công thành đất tư, tùy tiện sử dụng...
Bài học xương máu
Tham nhũng đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến việc quan chức lạm quyền, sử dụng đất công để cấp cho người thân. Điển hình cho thực trạng trên phải kể đến vụ "quan ăn đất" xảy ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị phanh phui cách đây chưa đầy chục năm.
Trong danh sách 129 trường hợp được giao đất ở khu dân cư Vụng Hương (phường Vạn Hương, Đồ Sơn), các cơ quan chức năng phát hiện có tới 34 người không có hộ khẩu ở Đồ Sơn cũng có tên xin giao đất làm nhà ở.
Đáng chú ý, trong số này có một số cán bộ công tác ở một số ban, ngành chức năng của TP.Hải Phòng. Họ là cán bộ văn phòng UBND TP.Hải Phòng, con trai và chú họ Bí thư Thị ủy Đồ Sơn Vũ Đức Vận, chị dâu Chủ tịch UBND thị xã... Thậm chí, một cán bộ của Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh do có "quan hệ" cũng được giao hơn 70m2 đất sát biển làm nhà nghỉ, hoặc chủ thầu xây dựng được ưu ái cấp gần 220m2 Kinh doanh khách sạn...
Tương tự vụ việc như ở Đồ Sơn, mới đây, vụ "chia chác" đất rừng ở Bình Phước cũng đang được báo chí phản ánh. Theo đó, một số vùng rừng ở Bình Phước đã bị xé lẻ và giao cho 8 công ty cao su chuyển sang trồng cao su. Hàng chục Doanh nghiệp và hơn 100 cán bộ lãnh đạo các cấp cũng "có phần". Cái gọi là "cho thuê đất" ở Bình Phước không theo tiêu chí nào và không phải ai cũng biết.
>> Số liệu bất ngờ về phòng chống tham nhũng
Trong báo cáo giải trình gửi Chính phủ ngày 31/10, UBND tỉnh Bình Phước khẳng định, việc cho cán bộ, công chức và vợ con của cán bộ nhận khoán, thuê đất lâm nghiệp mà báo chí nêu là có. Tuy nhiên, giải trình của UBND tỉnh Bình Phước không nêu rõ những đối tượng cán bộ nào được cho thuê đất, tiêu chí nào để cán bộ được xét cho thuê đất, cũng như có phải tất cả cán bộ đều được cho thuê đất hay chỉ một số cá nhân? Đó là chưa kể nhiều trường hợp cán bộ được "ban phát" đất rừng trồng cao su đều là lãnh đạo các sở, ngành, trưởng phòng và lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh.
Trả lời trên một tờ báo, Chủ tịch UBND tỉnh này cho biết: "Khi ký tôi cũng không biết những người này ở đâu, chỉ có danh sách còn con người tôi cũng không biết mặt". Được biết, vụ việc vẫn đang được Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT... phối hợp với các ngành chức năng xác minh làm rõ.
Vụ việc nóng và gây dư luận mạnh nhất liên quan đến khối tài sản nhà, đất của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra, kết luận.
Hiện nay đất đai đang trở thành lĩnh vực dễ tham nhũng nhất. (Ảnh minh họa)
Tham nhũng đất đai: Liệu có phải càng chống càng tham?
Nhận định về hiện tượng tham nhũng đất đai đang có chiều hướng gia tăng, luật sư Hoàng Nguyên Hồng, cựu Chuyên viên cao cấp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ cách thức quản lý đất đai hiện nay. Theo ông Hồng, cách quản lý hiện nay là "dùng quyền", nên dẫn đến lộng quyền và tùy tiện trong việc sử dụng đất đai. Chúng ta nói, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý nhưng người dân không biết quyền của mình đến đâu. Từ đó, người dân thờ ơ, thiếu trách nhiệm quản lý và giám sát.
Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng đất đai phổ biến đó chính là công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong vấn đề đất đai chưa thực sự hiệu quả. Ngay cả ông Trần Văn Truyền, nguyên là Tổng Thanh Tra Chính phủ, một người từng được kỳ vọng sẽ là người chỉ huy trong "cuộc chiến" chống lại vấn nạn này lại "dính" những vi phạm liên quan đến nhà, đất. Dư luận đặt câu hỏi, người từng rất hùng hồn với những tuyên bố về chống tham nhũng cuối cùng lại bị xem là có dấu hiệu vi phạm về nhà, đất thì ai sẽ là người nói đi đôi với làm?
Theo luật sư Hoàng Nguyên Hồng, công tác giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay chưa tốt. Người giải quyết khiếu nại đất đai chưa thực sự nhiệt tình và tâm huyết, mắc bệnh thờ ơ, vô cảm, làm lấy lệ và cho xong việc. Công tác giải quyết khiếu nại lại nặng về hình thức và chạy theo thành tích. Để chứng minh một vụ việc sai phạm phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Nên nhiều người cố tình xử lý đơn thư qua loa để lấy thành tích, chạy đua theo số lượng và chiều lòng lãnh đạo, không cần quan tâm làm rõ đúng sai. Công tác xử lý đơn thư khiếu nại và tố cáo kém hiệu quả tạo điều kiện cho "quan tham" được thể tham nhũng.
Cũng bàn về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội từng thẳng thắn chỉ ra hiện tượng, bố trí những cán bộ thiếu năng lực vào vị trí tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Đây là một thực tế. Nhiều cán bộ chuyên môn yếu, đạo đức kém, nên công tác giải quyết khiếu nại về vấn đề đất đai rất nan giải và kéo dài không có hồi kết.
Yêu cầu kiểm tra vụ "ban phát" đất rừng cho quan chức
Liên quan đến vụ "ban phát" đất rừng cho quan chức ở Bình Phước, ngày 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn; đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo UBND tỉnh Bình Phước thực hiện nghiêm túc văn bản số 586/VPCP-KTN ngày 24/1/2014 về việc rà soát các dự án chuyển đổi rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. (Cổng thông tin điện tử Chính phủ).
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Hoàng Văn Minh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định: "Luật Đất đai sửa đổi đã có một bước chuyển khá mạnh từ hệ thống quản lý đất đai truyền thống sang hệ thống quản trị đất đai. Tuy nhiên, lĩnh vực đất đai và quản lý hành chính là lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mọi người dân trong Xã hội nhưng luật pháp của chúng ta về quản lý lĩnh vực đó chưa đồng bộ và đang có những sơ hở nên việc thực thi pháp luật không nghiêm là điều dễ hiểu. Đặc biệt, khi có sai phạm xảy ra, người thực thi pháp luật luôn đưa ra những lý do, do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ hoặc là chưa được quy định cụ thể để biện minh cho những sai phạm của mình".
Theo ông Hoàng Văn Minh, cần nhìn nhận rằng, lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý đất đai đang là những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện và tiêu cực diễn ra khá phổ biến. Điều đáng quan tâm là tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ của những cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực này. Báo chí đã tốn không ít bút mực để nói về hiện tượng này nhưng đến nay xem ra vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Có thể nói đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý hành chính, quản lý đất đai.
Cả nể hay vụ lợi?
Một cựu cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu cũng chia sẻ với báo Người đưa tin rằng: Quan "ăn đất", cấp đất cho người thân, bạn bè, sử dụng làm "quà biếu", vấn đề vì cả nể hay vụ lợi(?). Đất đai là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, được Nhà nước kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Nhưng với nhiều người, điều này có lẽ chỉ đúng về mặt hình thức và nhận thức, còn thực tế đang diễn biến theo những chiều hướng ngược lại. Việc quản lý lỏng lẻo khiến đất đai đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất".
Theo NTD
Phát huy tinh thần toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Tối qua (17-11), tại Nhà văn hóa thôn Bình An, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, được sự phân công của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội và bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố...