10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2018
Kết quả do bạn đọc Báo Người Lao Động bình chọn từ các sự kiện tiêu biểu, nổi bật của Việt Nam trong năm 2018 (tính đến ngày 31-12-2018).
1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước
Tại kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội khóa XIV đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021. Chiều 23-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước. Việc Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước được các chuyên gia đánh giá sẽ tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo đối nội và đối ngoại, phù hợp với xu thế chính trị của thời đại.
2. Công cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng
“Không có vùng cấm”, “không ngoại lệ” và “không hạ cánh an toàn” – quyết tâm chính trị mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng của Đảng, nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ nét trong năm 2018. Chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý, trong đó có 5 ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm, đã bị thi hành kỷ luật.
3. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua
Luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Trước đó, ngày 12-6-2018, các đại biểu Quốc hội đã bấm nút biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng. Với 7 chương, 43 điều, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Quốc hội phê chuẩn CPTPP
Ngày 12-11-2018, Quốc hội thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
5. Trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc
Video đang HOT
Lần đầu tiên, Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025 trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 17-12.
6. Xuất siêu kỷ lục trong 10 năm
Tính đến cuối tháng 11-2018, Việt Nam đã xuất siêu 7,4 tỉ USD, gấp 2,5 lần so với thành tích xuất siêu cả năm 2017 và đạt kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỷ lục mới với 482,2 tỉ USD. Cán cân thương mại cả năm 2018 tiếp tục xuất siêu 7,2 tỉ USD.
7. Đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt cúp vàng AFF CUP 2018
Năm 2018 là năm thành công rực rỡ của bóng đá Việt Nam với các kỳ tích: tuyển Olympic Việt Nam đứng thứ 4 tại ASIAD 2018; tuyển U23 Việt Nam đoạt Á quân Giải Bóng đá U23 châu Á tại Thường Châu (Trung Quốc). Đặc biệt, U23 Việt Nam vô địch Giải Vô địch Bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup). Thành công này có dấu ấn đậm nét của huấn luyện viên Park Hang-seo.
8. Khánh thành sân bay Vân Đồn bằng vốn tư nhân
Sáng 30-12-2018, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group đã khai trương Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn. Đây là sân bay đầu tiên xây dựng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác rồi chuyển giao cho nhà nước (BOT). Công trình do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư với tổng số vốn 7.463 tỉ đồng.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên xây dựng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác rồi chuyển giao cho nhà nước (BOT)Ảnh: Dương Ngọc
9. VinFast công bố mẫu ôtô và xe máy điện
Trong tháng 11-2018, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (Tập đoàn Vingroup) trình làng 3 dòng sản phẩm ôtô, xe máy điện tại TP HCM và Hà Nội. Trước đó, 2 mẫu ôtô đầu tiên (Sedan và SUV) do VinFast sản xuất đã xuất hiện tại sự kiện Paris Motor Show diễn ra từ ngày 2-10 ở Pháp.
10. H’Hen Niê vào tốp 5 Hoa hậu Hoàn vũ thế giới
Hoa hậu H’Hen Niê xuất sắc vào tốp 5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2018 tổ chức tại Thái Lan vào tháng 12-2018. Đây là thành tích ấn tượng nhất của các người đẹp Việt Nam từng tham gia sân chơi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới từ trước đến nay.
Thảo Nguyên
Theo NLĐO
Sân bay Vân Đồn sẵn sàng, chuẩn bị đón các chuyến bay thương mại
Sau hơn 2 năm thi công, Cảng hàng không quốc tế đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư tại Vân Đồn (Quảng Ninh) đã hoàn thành, sẵn sàng đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối năm 2018.
Đúng 10h sáng nay (11/7), chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên xuất phát từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Tập đoàn Sungroup) sau khi hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, máy bay hiệu chỉnh sẽ tiếp tục thực hiện bay trên vùng trời Đặc khu.
Trên máy bay hiệu chỉnh có đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra chất lượng của sân bay, đánh giá đúng tiêu chuẩn của cảng hàng không quốc tế. Chủ đầu tư cũng dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay hiệu chỉnh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn trong khoảng 1 tuần.
Được biết, tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xác định Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là một trong 10 Cảng hàng không quốc tế của mạng lưới Cảng hàng không dân dụng cả nước, và cũng là sân bay quân sự trong hướng chiến lược miền Bắc.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã quyết định điều chỉnh quy hoạch, xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh thành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II.
Trong đó đã có sự điều chỉnh cụ thể về các hạng mục đầu tư của dự án gồm: Đường băng kéo dài từ 3km lên 3,6km; xây dựng bổ sung 2 sân quay đầu, đường lăn nối với sân đỗ và đường lăn thoát nhanh; nhà ga điều chỉnh nâng công suất từ 2 triệu lên 2,5 triệu hành khách/năm, diện tích nhà ga mở rộng, vị trí đỗ tối thiểu được 6 máy bay...
Đến năm 2030 sẽ hoàn thành đường lăn song song với đường băng, hoàn chỉnh đơn nguyên còn lại của nhà ga, nâng công suất lên 5 triệu hành khách/năm, vị trí đỗ tối thiểu lên 12 máy bay...
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có các công trình phụ trợ như: Khu nhà điều hành trên khu đất rộng 6.000 m2, đài kiểm soát lưu không trên khu đất diện tích 6.270 m2, hệ thống đường dẫn, vườn khí tượng và hệ thống quan trắc khí tượng tự động. Khu phục vụ mặt đất gồm nhà ga gồm 2 modul độc lập. Nhà ga hàng hóa, giai đoạn năm 2020 bố trí khu xử lý hàng hóa trong nhà ga hành khách; đến năm 2030 sẽ xây dựng nhà ga hàng hóa đáp ứng công suất tối thiểu 51.000 tấn hàng hóa/năm.
Ngoài ra, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn còn có hệ thống đường giao thông, các khu chức năng khác. Tổng diện tích đất sử dụng của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến năm 2020 hơn 326 ha.
Theo hợp đồng BOT giữa Quảng Ninh và chủ đầu tư dự án sân bay Vân Đồn, chủ đầu tư sẽ có thời gian khai thác để thu hồi vốn trong 45 năm, mức lợi nhuận bằng 14% tổng chi phí đầu tư.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Chuyến bay đầu tiên hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn Sáng nay, chuyến bay hiệu chuẩn đầu tiên (xuất phát từ sân bay Cát Bi) do phi công Charles John Fogarty điều khiển hôm nay đã hạ cánh an toàn xuống Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Phương tiện dùng để bay hiệu chuẩn là tàu bay King Air 350 mang số hiệu VH - FIX. Đây là phản lực...