10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2016
Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong năm 2016 do The Guardian, tờ báo hàng đầu nước Anh, bình chọn:
Năm 2016 đã khép lại với nhiều biến động lớn đối với nền kinh tế thế giới. Ngoài quyết định gây chấn động của nước Anh về việc rút lui khỏi “con thuyền” EU, thì chiến thắng bất ngờ của tỉ phú Donald Trump trong mùa bầu cử Tổng thống Mỹ đã tác động đáng kể đến các thị trường trong năm qua, như kiềm chế xu hướng giá vàng tăng, đưa chỉ số Dow Jones lập mức cao kỷ lục và kéo đồng peso Mexico xuống mức thấp chưa từng thấy.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump
Giá dầu mỏ tăng trên 50%
Đầu năm 2016, giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong 13 năm đã rớt xuống dưới mức 30 USD/thùng do những quan ngại gia tăng về nguồn cung dư thừa. Lệnh trừng phạt đối với Iran được dỡ bỏ vào tháng 1/2016 đồng nghĩa nước sản xuất dầu mỏ tiềm năng này có thể đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô trên một thị trường vốn đã bão hoà cung cấp do sản lượng dầu phiến lớn của Mỹ và mức khai thác cao từ Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Song giá dầu đã hồi phục trong năm qua nhờ có những dấu hiệu nguồn dự trữ suy giảm và những kỳ vọng gia tăng về khả năng OPEC có thể hạn chế sản lượng. Thỏa thuận cắt giảm nguồn cung đạt được vào cuối năm 2016 giữa OPEC và một số các nước nằm ngoài khối này đã đưa giá dầu quay trở lại mức cao 17 tháng và đạt trên 57 USD/thùng. Mức giá này cao hơn mức giá năm 2015 là 54%.
Kế hoạch tăng lãi suất của Mỹ kiềm chế giá vàng tăng
Một năm với nhiều xáo trộn về chính trị toàn cầu đã kéo nhu cầu về vàng tăng bởi vàng vốn được coi là phương tiện đầu tư an toàn trong những thời khắc bất ổn và do vậy giá vàng tăng trong phần lớn năm 2016. Nhu cầu về vàng trong năm qua tăng còn do chính sách tỉ lệ lãi suất thấp. Các nhà đầu tư có thể thu được ít hoặc không có lợi nhuận nếu giữ tiền mặt và đầu tư vào các tài sản khác có lãi suất khác. Do đó, họ lựa chọn hình thức đầu tư vào vàng.
Mặt hàng kim loại quý này mất đi phần nào sức hấp dẫn sau khi các thị trường đón nhận chiến thắng của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và triển vọng về các khoản kinh phí đầu tư lớn của chính phủ mới của Mỹ cũng như khả năng các đợt tăng lãi suất mới tại Mỹ. Do đồng đô la Mỹ và lợi tức trái phiếu suy giảm mức tăng vào những ngày cuối năm 2016, giá vàng đã có thay đổi đôi chút và khép lại năm 2016 cao hơn đối chút so với năm 2015.
Chỉ số Dow Jones lập mức cao mới do thị trường phố Wall chào đón chiến thắng của tỉ phú Trump
Chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng lên mức cao mới trong năm 2016 và tiến sát mức 20.000 điểm. Những lo ngại về làn sóng bảo hộ dưới “triều đại” của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã được bù đắp bởi phố Wall hy vọng rằng kế hoạch đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và phi điều tiết hoá của chính phủ mới sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ ít nhất là trong thời hạn ngắn.
Kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, các ngân hàng là những đốm sáng nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ do được hậu thuẫn bởi quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và những kỳ vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ nới lỏng các quy định.
Đồng Bảng Anh (GBP) giảm hỗ trợ chỉ số chứng khoán Anh (FTSE)
Đồng GBP đã sụt giá kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc đi hay ở lại EU (Brexit) và đã chạm xuống mức thấp 31 năm trong năm nay. Tỉ lệ lãi suất Mỹ tăng trong tháng 12/2016 đã dẫn tới đồng USD tiếp tục đà tăng giá so với GBP. Đồng GBP đã giảm giá trị khoảng 17% so với USD kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit khép lại.
Ngược lại, chỉ số chứng khoán 100 FTSE đã leo lên mức cao kỷ lục. Nguyên nhân chính đến sự tăng vượt bậc của FTSE đó là do đồng GBP suy yếu. Nhiều công ty niêm yết lập báo cáo tổng kết bằng đồng USD và vì vậy thu nhập của họ cũng được nâng lên do diễn biến tiền tệ. Đồng GBP suy yếu còn khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn các chứng khoán niêm yết và các tài sản khác của Anh làm phương tiện đầu tư thay thế.
Chỉ số Baltic Dry hồi phục cho thấy niềm lạc quan thận trọng về thương mại
Baltic Dry index (tạm dịch chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic) là chỉ số tham chiếu để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm về những vấn đề của nền kinh tế toàn cầu. BDI định lượng cước vận chuyển của các loại hàng khô như than, gạo và lúa mỳ và khi chỉ số này giảm, các nhà kinh tế bắt đầu lo ngại về mậu dịch toàn cầu suy giảm và kéo theo đến sự suy yếu của hoạt động kinh tế toàn cầu.
Tháng 2/2016 là một trong thời điểm như vậy khi chỉ số BDI rơi xuống mức thấp kỷ lục là 290 điểm. Tuy nhiên, chỉ số này đã hồi phục trở lại trong suốt năm qua và tăng vào tháng 11 sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ lên mức 961 điểm song vẫn ở dưới mức cao đỉnh điểm 11.793 điểm đạt được vào tháng 5/2008.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chững lại
Những mối lo ngại mới về phạm vi suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc đã gây tác động lớn lên các thị trường toàn cầu vào đầu năm 2016. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2017 một lần nữa sẽ ở dưới mức 7%, hoàn toàn trái ngược với mức tăng trưởng kỷ lục 14% đạt được thập kỷ trước.
Sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc không nằm ngoài dự đoán bởi nền kinh tế Trung Quốc trước đó tăng trưởng quá nóng song thực chất tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là điều khiến các nhà đầu tư lo ngại. Khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, Bắc Kinh đã chuyển sang chương trình khuyến khích kinh tế rầm rộ. Chủ trương tăng mạnh chi của chính phủ cùng với giá bất động sản tăng và hoạt động cho vay vốn của ngân hàng lên mức kỷ lục đã dẫn đến những khuyến cáo về núi nợ của Trung Quốc.
Chiến thắng của tỉ phú Trump gây sức ép đối với tiền tệ Mexico
Sau khi ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hoà đe doạ xây dựng bức tường giữa Mỹ và Mehico và huỷ bỏ hay sắp đặt lại các thoả thuận thương mại, tiền tệ Mexico liên tục chịu sức ép và giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD sau khi ông Trump đắc cử. Gần đây, đồng peso hồi phục bởi Tổng thống đắc cử Trump dường như có phần nào kiềm chế về những lời đe doạ đã được đưa ra trong chiến dịch tranh cử của mình. Tuy nhiên, giới phân tích khuyến cáo rằng tiền tệ Mexico sẽ có nhiều biến động khi tân Tổng thống Mỹ chính thức nhậm chức trong tháng 1/2017.
Giá cổ phiếu ngân hàng Nhật tăng sau khi ngân hàng trung ương Nhật thay đổi chính sách
Chính sách lãi suất thấp khiến các ngân hàng Nhật lao đao để hoạt động có lời do mức chênh giữa tỉ lệ lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tỉ lệ lãi suất cho vay. Điều đó đã tác động đến giá cổ phiếu của các ngân hàng Nhật. Ngoài ra, giá chứng khoán ngân hàng Nhật còn chịu sức ép bởi chính sách in tiền điện tử kéo dài nhiều năm của ngân hàng trung ương và giảm sâu vào đầu năm 2016 do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) áp dụng chính sách tỉ lệ lãi suất âm để khuyến khích hoạt động cấp vốn vay cho các doanh nghiệp. Song đến tháng 9/2016, BoJ đã thay đổi chủ trương này và kết quả giá cổ phiếu ngân hàng Nhật bước sang giai đoạn hồi phục bởi những hy vọng sức ép đối với các ngân hàng về khả năng thu lợi nhuận suy giảm.
Tỉ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tăng song vẫn còn xa mức chỉ tiêu
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã áp dụng những biện pháp chưa từng có tiền lệ để kích thích tăng trưởng ì ạch trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và để đẩy tỉ lệ lạm phát đang ở mức thấp kéo dài. Bất chấp tỉ lệ lãi suất cực thấp và chương trình in tiền điện tử, tỉ lệ lạm phát trong khu vực này vẫn ở xa mức chỉ tiêu “dưới song xấp xỉ 2%” mà ECB đề ra.
Theo các nhà kinh tế, tỉ lệ lạm phát cơ bản, loại trừ các mặt hàng hay biến động như năng lượng, dậm chân ở mức 0,8% kể từ mùa hè năm 2016 và điều này cho thấy có ít sức ép gia tăng đối với giá cả. Gần đây, ECB công bố cắt giảm kinh phí kích thích kinh tế song Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, kiên quyết sẽ duy trì kế hoạch tăng cường hỗ trợ nếu lạm phát ngừng tăng.
Italy và Pháp tiếp tục chịu thiệt hại bởi tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao
Video đang HOT
Thất bại lớn của Thủ tướng Italy Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân ý về cải cách hiến pháp vào tháng 12/2016 diễn ra đúng vào thời điểm mức sống sa sút ở nước này và Italy là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong khu vực đồng euro là 11,6%. Tình trạng của lao động ở độ tuổi dưới 25 thậm chí tồi tệ hơn với tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở trên 36% so với mức 29% năm năm trước.
Pháp cũng là nước có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng trong những năm gần đây và theo số liệu thống kê mới nhất là trên 25%, một xu hướng có thể tác động đến kết quả bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017.
(Theo VOV)
Thiếu nữ trong vườn đào được chọn làm ảnh ấn tượng Việt Nam trên Reuters
Vào thời điểm năm 2016 chuẩn bị khép lại, hãng thông tấn Reuters đã công bố bộ sưu tập gồm 155 bức ảnh, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng tại 155 quốc gia trên toàn thế giới trong năm 2016. Trong đó, bức ảnh thiếu nữ trong vườn đào được lựa chọn làm bức ảnh ấn tượng về Việt Nam.
Việt Nam: Cô gái Việt Nam trong trang phục áo dài chụp ảnh trong vườn đào ở thủ đô Hà Nội trước dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016.
Angola: Người dân chạy băng qua đống rác trên đường trong một cơn mưa ở Luanda, Angola
Argentina: Các tay đua trong chặng đua thứ 9 của cuộc đua Dakar Rally 2016 ở gần Belen, Argentina.
Áo: Các vũ công ba lê biểu diễn trong lễ khai mạc Vũ hội Opera ở Vienna, Áo ngày 4/2.
Bahrain: Máy bay chiến đấu biểu diễn trong Triển lãm hàng không Bahrain 2016 ở Sakhir, Bahrain ngày 22/1.
Bangladesh: Một bé trai chơi đùa với cát ở ngoại ô Dhaka, Bangladesh ngày 17/11.
Bỉ: Hoa chuông xanh dại nở rộ vào giữa tháng 4, biến cả khu rừng Hallerbos ở thành phố Halle, Bỉ thành một tấm thảm hoa với màu sắc rực rỡ.
Bhutan: Tượng Phật Dordenma khổng lồ nhìn ra thị trấn Thimphu, Bhutan.
Brazil: Những đám mây bao quanh tượng Chúa ở Rio de Janeiro, Brazil.
Campuchia: Một bé gái ngồi trên chiếc thuyền trong lòng hồ khô cạn nước do hạn hán ở tình Kandal, Campuchia.
Cameroon: Người dân Cameroon giặt quần áo giữa lòng sông khô trơ đáy ở Maroua.
Canada: Một người đàn ông xẻ thịt cá hồi bắt được ở hồ Gấu vĩ đại tại Deline, bắc Canada.
Trung Quốc: Một bé gái và một phụ nữ ngồi bên trong xe ô tô khi pháo hoa được bắn lên bầu trời mừng năm mới ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7/2.
Cuba: Những đứa trẻ chơi trượt patin bằng cách bám theo đuôi xe ô tô chạy trên đường phố ở thủ đô Havana, Cuba.
Cộng hòa Séc: Người dân Séc mặc trang phục truyền thống ngồi trên những chiếc xe đạp cao trong một cuộc đua thường niên ở Prague ngày 5/11.
Đan Mạch: Một chiếc thuyền đi ngang qua cánh đồng điện gió ở phía tây Esbjerg, Đan Mạch hồi tháng 9.
Ecuador: Ảnh chụp bên trong Khu bảo tồn sinh thái đước ở Guayaquil, Ecuador ngày 28/9.
Phần Lan: Ông già Noel cưỡi xe tuần lộc trong lễ Giáng sinh ở gần Rovaniemi, Phần Lan ngày 15/12.
Pháp: 4 tiêm kích Mirage 2000C và một chiến đấu cơ Alpha bay qua bầu trời Paris khi đang trên đường tham gia cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh Pháp 14/7.
Đức: Hai người mặc trang phục biểu diễn tại lễ hội Perchtenlauf truyền thống ở gần thành phố Munich, Đức ngày 17/12.
Haiti: Khung cảnh hoang tàn sau khi cơn bão Matthew quét qua Port-au-Prince, Haiti ngày 3/10.
Ấn Độ: Người đàn ông vô gia cư ăn sáng trên đường ở Bengaluru, Ấn Độ ngày 25/11.
Indonesia: Những người phụ nữ đọc kinh Koran bên trong nhà thờ Hồi giáo trong tháng lễ Ramadan ở Jakarta, Indonesia ngày 9/6.
Iraq: Người dân chờ nhận thức ăn tại trung tâm dành cho người mất nhà cửa ở phía nam thành phố Mosul, Iraq hồi tháng 10.
Italy: Những chiếc thuyền buồm tập trung trước khi bắt đầu cuộc đua thuyền buồm Barcolana tại cảng Trieste ngày 9/10.
Nhật Bản: Một người đàn ông đứng ngắm mặt hồ ở công viên Kyu-Shiba-rikyu Garden tại thủ đô Tokyo ngày 18/3.
Lào: Tháp Pha That Luang ở thủ đô Viêng Chăn, Lào trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 5/9.
Malaysia: Người dân nghỉ dưỡng ở bể bơi trên tòa nhà cao tầng ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 28/8.
Mông Cổ: Một vận động viên của đội tuyển Olympic vật Mông Cổ tập luyện sau buổi huấn luyện hằng ngày ở bên ngoài một trung tâm huấn luyện vật tại thủ đô Ulaanbaatar.
Hà Lan: Những bó hoa rực rỡ màu sắc ở chợ hoa FloraHolland của Hà Lan.
Triều Tiên: Đồng diễn nghệ thuật cùng màn bắn pháo hoa hoành tráng tại quảng trường chính ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên sau khi đảng Lao động Triều Tiên kết thúc kỳ họp đầu tiên sau 36 năm vào ngày 10/5.
Nga: Một đàn tuần lộc được chăn thả vào thời điểm bình minh ở vùng Krasnoye trong khu tự trị Nenets của Nga ngày 28/11.
Ả-rập Xê-út: Các tín đồ Hồi giáo tập trung tại thành phố linh thiêng Mecca của Ả-rập Xê-út ngày 11/9.
Singapore: Bên trong khách sạn Pan Pacific tại Singapore ngày 21/2.
Hàn Quốc: Một du khách chơi đùa trong lễ hội bùn Boryeong ở bãi biển Daecheon tại Boryeong, Hàn Quốc hôm 16/7.
Tây Ban Nha: Một đội chơi xếp hình bằng người trong cuộc thi dựng tháp người ở thành phố Tarragona ngày 2/10.
Syria: Một người dân bước qua đống đổ nát sau cuộc không kích tại khu vực do nhóm phiến quân chiếm đóng ở gần thành phố Aleppo, Syria ngày 25/9.
Thái Lan: Du khách chụp ảnh máy bay tại bãi biển Mai Khao hôm 17/3.
Thổ Nhĩ Kỳ: Bóng bay màu sắc được thả nhân lễ khánh thành cây cầu Yavuz Sultan Selim mới xây ở Istanbul ngày 26/8.
Anh: Bóng nhà thuyền in xuống mặt kênh Regent ở Little Venice tại thủ đô London, Anh trong vào buổi chiều muộn ngày 30/11.
Mỹ: Khoảng trống trong hàng rào ngăn biên giới giữa Mỹ và Mexico ở California, Mỹ.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Những biến động lớn của thế giới năm 2016 Thế giới đã trải qua năm 2016 với những biến động mang tính lịch sử. Nếu châu Âu chao đảo vì quyết định "Brexit" của Anh thì nước Mỹ sốc với chiến thắng của tỷ phú Trump trong cuộc bầu cử tổng thống. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong một năm qua. 1. Tỷ...