10 siêu vũ khí thay đổi tương lai quân sự Mỹ
Theo trang tin Business Insider (BI), quân đội Mỹ đang phát triển một vũ khí lase có thể bắn hạ máy bay không người lái. Tuy nhiên, đây không phải là vũ khí ấn tượng duy nhất sắp tới của quân đội Mỹ.
Sau đây là 10 vũ khí ấn tượng nhất mà quân đội Mỹ sắp được sử dụng:
1. Xe bay Transformer TX
Hồi cuối năm 2013, Công ty vũ khí Lockheed Martin của Mỹ tuyên bố sẽ sản xuất Transformer TX, một loại máy bay trực thăng vận tải tự động có hình dáng như một chiếc xe quân sự và khả năng hạ cánh ở các vùng địa hình nhỏ hẹp.
Hình ảnh mô phỏng Xe bay Transformer TX.
Giống như cái tên của nó, Transformer TX có hình dạng kỳ lạ, kết hợp giữa xe quân sự và trực thăng. Nó có thể bay tự động hoặc do con người điều khiển và khi cần có khả năng di chuyển như xe.
Theo Lockheed, Transformer TX an toàn và linh hoạt hơn nhiều so với máy bay trực thăng. Dự kiến Tranformer TX sẽ được thử nghiệm bay vào đầu năm 2015.
2. Súng gập FMG-9
Được phát triển cho các mật vụ Mỹ, FMG 9 có thể nguy trang giống như một chiếc pin của máy tính xách tay. Nó có kích thước nhỏ nhẹ, vừa với túi quần sau của hầu hết những chiếc quần mặc thông thường. Khi cần chỉ bấm một nút bấm là cơ cấu lò xo sẽ đưa FMG 9 từ dạng hộp thành súng thông thường. FMG 9 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
3. Robot Wildcat
Robot Wildcat
Di chuyển kỳ lạ như một sinh vật sống, Wildcat có thể chạy với tốc độ gần 26 km/h và phi nước đại như một con vật thực thu. Wildcat được thiết kế để hỗ trợ quân đội chiến đấu trên mặt đất và có thể chạy ở mọi loại địa hình.
4. Súng ngắn Armatix
Khẩu súng ngắn này có tính năng an toàn điện tử có thể tự động bị vô hiệu hóa thông qua một chiếc đồng hồ đeo tay đặc biệt đi kèm với súng. Súng chỉ được đưa vào trạng thái chiến đấu khi ở cách đồng hồ không quá 35 m. Chiếc đồng hồ trên sẽ phát tín hiệu nhận dạng đặc biệt do chủ nhân khẩu súng tự đặt.
Video đang HOT
Theo công ty Armatix (Mỹ), phát minh trên là nhằm giảm các vụ lấy cắp súng và sử dụng súng ở nơi công cộng.
5. Súng phóng lựu liên hoàn M32
Súng phóng lựu liên hoàn M32
M32 có thể bắn tới 6 quả đạn trong vòng 3 giây, phù hợp cho mục đích chống bộ binh và chống chiến thuật biển người.
Súng này có ổ đạn hình trụ như súng ngắn ổ quay.
6. Súng bắn góc Corner Shot 40 mm
Súng này có thể được dùng để bắn các góc khuất, sử dụng đạn phóng lựu cỡ nòng 40mm.
Corner Shot 40 mm còn có 1 máy quay nhỏ có độ phân giải cao và màn hình. Do đó, người sử dụng có thể nhìn được các mục tiêu nấp bên kia góc tường.
7. Trực thăng tấn công AH-64 Apache
Quân đội Mỹ mới đưa ra một công nghệ mới cho phép các phi công của AH-64 Apache có thể nhìn thấy mục tiêu và các dữ liệu giám sát một các rất hoàn hảo.
Trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Mũ của phi công được tích hợp hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hiện đại. Hình ảnh có màu sắc thực và độ phân giải cao chứ không phải chỉ là đen và trắng, tạo cho họ một lợi thế rất lớn trong việc định vị vị trí của địch.
8. Kính Google Glass của Hải quân
Hải quân Mỹ đang phát triển một công nghệ tương tự như của Google Glass, hiển thị những thông tin và dữ liệu cho các thủy thủ.
9. Xe tự hành dưới nước Reliant
Reliant là một robot, có thể hoạt động dưới nước để bảo vệ các tàu của Hải quân Mỹ và các vùng biển của Mỹ. Robot này vừa chạy thử nghiệm thành công 315 dặm.
10. Cảnh sát giao thông vệ tinh
Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu phát triển hệ thống những vệ tinh có thể làm việc như cảnh sát giao thông để bảo vệ các máy bay không người lái và các thiết bị trên không khác.
Những vệ tinh cảnh sát trong không gian.
Hiện Mỹ đang thử nghiệm một hệ thống có căn cứ trên mặt đất mang tên STARE (Space-Based Telescopes for Actionable Refinement of Ephemeris). Hệ thống này bao gồm một nhóm các vệ tinh siêu nhỏ, có nhiệm vụ theo dõi sự vận động của các vệ tinh khác giúp chúng không va chạm với nhau, đồng thời có nhiệm vụ dọn rác vũ trụ.
Theo Infonet
Báo Nga tiếp tục chỉ trích bài báo xuyên tạc, vu khống VN của RIA Novosti
Chuyên gia uy tín Nga vạch trần những sai trái trong bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam đăng tải trên RIA Novosti.
Hôm 7/6/2014, báo Nước Nga Xô viết ( ) đã đăng một bài viết của Giáo sư Tiến sĩ kinh tế.V.M.Mazyrin- lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Bài báo có nhan đề "Việt Nam không phải là Ukraine- Câu trả lời của nhà Việt Nam học với nhà Trung Quốc học", nguyên bản: - "
Qua theo dõi báo chí Nga, có thể nói đây là bài báo đầu tiên khá công phu, của một học giả có uy tín của Viện Hàn lâm khoa học Nga đăng trên một cơ quan báo chí chính thức, phản biện một cách thuyết phục, chi tiết những điểm sai trái trong bài báo của D.Kosyrev ""Thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn tất cả mọi tuyên bố" đăng trên trang RIA Novosti hôm 19/5 vừa qua.
Bài báo của RIA Novosti bị chính những độc giả Nga chỉ trích gay gắt
GS.TS V.M.Mazyrin viết :
"Nhà báo nổi tiếng này nhìn nhận mối xung đột của Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông như một món quà khó chịu dành cho ông Putin ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc.
Có thể hiểu, vì sao chuyên gia về Trung Quốc này lại nhiệt tâm đến vậy khi viết một bài báo tán dương chuyến thăm có ý nghĩa và thực sự thành công của lãnh đạo đất nước mình đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù tuân thủ xu hướng thân Trung Quốc đã rõ của Hãng tin này, nhưng (tác giả) cũng không được phép thể hiện sự bừa bãi, ít nhất là sự thiếu tế nhị trong quan hệ với các nước khác có quan hệ với Nga không hề ở mức độ kém hơn Trung Quốc (ở đây là nói về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam).
Những kiến giải sai về lịch sử, địa lý ở nhiều chỗ trong bài chỉ có thể được giải thích là tác giả hiểu biết rất kém về Việt Nam.
Điều khó hiểu là: Là một hãng tin hàng đầu, thể hiện đường lối chính thức, sau sự bổ nhiêm lãnh đạo mới đây là một nhân vật tin cẩn của điện Kremli -ông Dmitry Kiselev thì hãng tin này trở thành số một trong giới truyền thông Nga, lại có thể cho phép đăng tải một bài báo như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà bài báo này ngay lập tức được biết đến ở Việt Nam, gây nên một làn sóng phản đối, trở thành nguyên nhân khiến cho Bộ Ngoại giao Việt Nam phải có ý kiến với đại sứ Nga tại Hà Nội.
Các nhà báo Việt Nam, mà đại diện là nhà báo Trần Đăng Tuấn, thông qua Hội hữu nghị Nga-Việt đã gửi một bức thư ngỏ tới Hãng thông tấn quốc tế "Nước Nga ngày nay", thể hiện sự phẫn nộ với bài báo này và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của Đoàn chủ tịch và các thành viên chủ chốt của Hội hữu nghị Nga-Việt.
Tiếp theo, tác giả phân tích rõ 4 điểm sai trái trong bài báo của Kosyrev, gọi đó là các "phát kiến" của ông này:
"Thứ nhất, Kosyrev cho rằng Việt Nam đã ngăn cản sự hoạt động đúng luật pháp của công ty dầu khí Trung Quốc. Trên thực tế, khi tùy tiện vẽ ra đường chủ quyền trên Biển Đông (dưới dạng hình lưỡi bò), bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh đã vượt quá xa khỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc với các vùng đặc quyền của các nước khác ven bờ Biển Đông, trong đó có Việt Nam, là sự vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982".
Tác giả V.M.Mazyrin cho rằng khi viện dẫn tọa độ nơi hạ đặt giàn khoan 981 ở địa điểm cách bờ biển Trung Quốc gần hơn bờ biển Việt Nam đến 10 lần, Kosyrev đã "quên" mất rằng điểm tham chiếu là quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ Trung Quốc.
Tiếp theo, tác giả phân tích những so sánh vô lối của Kosyrev về ngoại hình, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa của Việt Nam với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, phên phán quan điểm của Kosyrev viết rằng người Việt Nam nhiều thế kỷ liền đã cố chứng minh "Việt Nam-đó không phải là Trung Quốc". GS.TS.Mazurin vạch rõ quan điểm này là không thể chấp nhận được.
Điểm sai trái thứ ba trong bài báo của Kosyrev mà tác giả Mazyrin phân tích, đó là Kosyrev đã so sánh tình hình Ukraine hiện nay với Việt Nam. "Chúng tôi cho rằng sự so sánh đó là không chính xác, thiếu thiện chí và xúc phạm đến đối tác chiến lược của nước Nga"-Tác giả viết.
Ở phần cuối, GS.TS.V.M.Mazyrin với nhiều luận điểm sâu sắc tập trung phê phán quan điểm của Kosyrev khi nhà bình luận của Hãng tin "Nước Nga ngày nay" này cho rằng Việt Nam trong quan hệ Trung Quốc với Mỹ và phương Tây có vai trò y hệt Ukraine trong quan hệ Nga với Mỹ và phương Tây.
"Sự khẳng định này hoàn toàn mâu thuẫn với tình hình thực tế"-Mazyrin bình luận và viết tiếp:" Điều quan trọng, là quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không hề giống quan hệ Nga-Ukraine".
Phan Việt Hùng
Theo Vietbao
Đọ sức các siêu cơ tối tân của Nga, Mỹ Trong số các loại chiến đấu cơ hứa hẹn tiến sâu vào thế kỷ 21 và xa hơn, máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, Sukhoi T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc hiện đang đứng đầu bảng. T-50 đang được chào mời ở một số quốc gia và đồng minh của Nga vốn đang tìm kiếm một...