10 Sai lầm thường gặp khi nhuộm tóc
Người ta thường nói, một khuôn mặt đẹp hay xấu là do mái tóc. Nói cách khác, mái tóc chính là tấm vé mang lại cho bạn bản hợp đồng mới với cuộc sống đầy sắc màu. Và để làm được điều này, bên cạnh việc đổi kiểu tóc, rất nhiều chị em đã chọn cho mình cách nhuộm tóc.
Vì vậy trào lưu nhuộm tóc ngày càng phát triển sôi động, ở cả nhóm trẻ tuổi lẫn người cao niên. Bên cạnh cái được làm tăng vẻ đẹp, nhuộm tóc còn mang đến cả những điều không mong muốn, nhất là rủi ro gây bệnh. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi nhuộm tóc vừa được tạp chí Y học phổ thông (SDC) của Singapore cập nhật.
10 Lỗi thường gặp khi nhuộm tóc
Theo các chuyên gia thẩm mỹ của Singapo thì hiện tại có 3 phương pháp nhuộm tóc được xem là thịnh thành: một là nhuộm tóc vĩnh cửu, có tuổi thọ lâu nhất. Thực tế thì không có gì là vĩnh cửu bởi tóc liên tục phát triển nên khi dài ra thì chân tóc sẽ lộ ra màu sắc nguyên thủy. Loại thuốc dùng cho phương pháp này có chứa amoniac (NH3) và peroxides, đây chính là thủ phạm làm khô và gây tổn thương tóc, nhất là khi phơi ra môi trường ánh sáng hoặc nước mặn màu tóc sẽ bị phai vì vậy chuyên gia khuyến cáo khi ra ngoài trời nên mang nón mũ để bảo vệ tóc
. Hai: nhuộm bán kiên cố dài kỳ. Trong kiểu nhuộm này tùy thuộc vào chất lượng thuốc, nhưng thường chỉ kéo dài được khoảng 20 lần gội màu sẽ bị phai. Thứ ba là loại có tuổi thọ ngắn, theo đó chỉ 6 – 12 lần gội là bị phai.
Kiểu “nhuộm luôn” gây tổn thương tóc nhiều nhất bởi vì các hạt màu trong loại thuốc nhuộm này có kích thước rất lớn, chúng chen lấn vào thân sợi tóc và vướng luôn ở trong đó. Trước khi nhuộm màu cho tóc thì thuốc nhuộm còn có tác dụng tẩy màu cũ của các sợi tóc. Trong quá trình tẩy màu, oxygen của chất sừng sợi tóc sẽ bị phóng thích ra khỏi sợi tóc, dẫn đến sợi tóc bị mỏng lại, xốp hơn và dễ bị chẻ, bị gãy.
Nếu nhuộm tóc thành màu càng sáng thì trong quá trình nhuộm tóc sẽ bị tẩy màu càng nhiều. Do đó nhuộm tóc màu càng sậm thì tóc càng ít bị tổn hại. Trong đó đỏ, vàng, xanh là các màu sáng; nâu, xám, đen là các màu tối.
Trong quá trình nhuộm tóc, 10 lỗi dưới đây được xem là phổ biến và dễ mắc.
Nhuộm tóc khi đầu quá bẩn: đây là lỗi thường gặp nên chất lượng kém, nhanh phai và gây tổn thương đến tóc. Vì vậy, nên xử lý triệt để bụi bẩn, gàu… trong thời gian 1 tháng khi nhuộm. Nên cắt tỉa những lọn tóc xấu và đảm bảo độ ẩm khi cần trước khi nhuộm.
Sấy tóc trước khi nhuộm: thông thường, để đảm bảo chất lượng, trước một vài giờ khi nhuộm không được sấy tóc, chỉ nên gội đầu sạch để tóc không còn chứa có các gốc tự do như bụi bẩn, dầu mỡ, mồ hôi… Chọn màu nhuộm dựa trên màu sắc ghi trên hộp thuốc: đôi khi màu sắc trên hộp hay vỏ bao bì chỉ mang tính quảng cáo, vì vậy khi chọn mua thuốc nhuộm cần tìm hiểu kỹ nơi bán hay những người đã qua sử dụng để biết rõ chất lượng cụ thể.
Thuốc nhuộm phải hợp với sở thích của cá nhân và hợp với màu da. Quên không kiểm tra hàm lượng các chất gây dị ứng của thuốc nhuộm: đây là sai lầm của nhiều người, thiếu hiểu biết về độ an toàn, đặc biệt là rủi ro gây dị ứng. Sau khi đã chọn được thương hiệu cụ thể, nên thử một ít lên tóc ở phía cổ hay sau tai, nếu bị dị ứng mẩn đỏ viêm nhiễm dị ứng, rụng tóc hoặc bất kỳ những phản ứng xấu xảy ra thì phải loại bỏ ngay. Đọc kỹ mọi hướng dẫn có trên nhãn bao bì và nhuộm thử 1 – 2 ngày trước khi nhuộm chính thức.
Nhuộm toàn bộ mà không thử: đây là lỗi của nhiều người nên đã tạo ra những chiếc đầu kém chất lượng, không được như ý. Để khắc phục, có thể dùng một lọn tóc nhỏ nhuộm thử trước khi nhuộm chính thức.
Dây bẩn ra da, quần áo: do cẩu thả hoặc vội vàng mà nhiều người khi nhuộm tóc kể cả tự nhuộm đã dây bẩn ra quần áo, chân tay và vào mắt. Nên dùng khăn mặt quấn quanh cổ, vùng da cổ hoặc dùng áo choàng để bảo vệ. Phải mang găng tay khi tiếp xúc với thuốc nhuộm, sau khi nhuộm xong nên dùng cồn lau sạch những chỗ bẩn trên da, trên tay.
Chọn màu không đúng: thực tế có những người chọn thuốc nhuộm lại khác hẳn với màu tóc tự nhiên và gây giảm thẩm mỹ (trừ nhuộm trái màu). Theo kinh nghiệm, nên chọn màu phù hợp với màu tóc tự nhiên, riêng nhuộm chân tóc nên dùng màu nhạt hơn để làm tăng sự hài hòa và không bị lộ chân tóc.
Làm tổn thương đến tóc: thay vì làm cho tóc đẹp, nhiều người khi nhuộm đã làm cho tóc xấu đi, rụng tóc, vì vậy khi nhuộm xong nên gội bằng nước lạnh hoặc nước ấm để hạn chế tóc rụng. Lạm dụng thuốc nhuộm: nhuộm tóc là công việc mang tính nghệ thuật, nếu ít kinh nghiệm, lạm dụng màu vừa tốn tiền lại gây hư hỏng tóc. Nên đến thợ nhuộm hoặc nhờ những người có kinh nghiệm làm giúp hộ.
Nhuộm cả lông mi, lông mày: đây là sai lầm của rất nhiều người. Theo khuyến cáo thì không nên dùng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mi, lông mày, chỉ nên dùng thuốc nhuộm cấp y tế để nhuộm những vị trí này nhằm đảm bảo sức khỏe cho mắt.
Video đang HOT
Những tác hại có thể xảy ra khi nhuộm tóc:
Thuốc nhuộm thường chứa những thành phần sau: p-phenylenedamine (PPD), toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol. Các thành phần này thường gây ra các tác hại sau đây cho người sử dụng:
- Tóc khô, mất bóng và dễ gãy
- Rụng tóc
- Viêm chân tóc (các nốt đỏ ở chân tóc, rất ngứa)
- Viêm da tiếp xúc (các mảng đỏ da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước… ở những vùng da tiếp xúc thuốc nhuộm
- Viêm da dị ứng (tổn thương tương tự viêm da tiếp xúc nhưng lan rộng ra ở cả những vùng da không tiếp xúc thuốc nhuộm như trán, cổ, mí mắt, mặt)
- Tăng hoặc giảm sắc tố da đầu
- Nguy hiểm nhất là nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc thuốc nhuộm (ung thư bàng quan, ung thư hệ tạo máu, u não-màng não-thần kinh thính giác…). Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.
Không phải vì những tác hại trên mà chúng ta dè dặt đối với việc sử dụng dịch vụ thay đổi màu sắc tóc. Chúng ta nên áp dụng những điều sau đây khi nhuộm tóc nhằm hạn chế tối đa các tác hại có thể xảy ra:
- Dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên thì tốt hơn
- Khoảng cách giữa 2 lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất là 6 tháng
- Tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc
- Dùng găng tay khi nhuộm hoặc cắt tóc nhuộm
- Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc
- Chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc
- Thỉnh thoảng hấp dầu cho tóc
- Chống nắng cho da đầu và tóc: đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng
- Điều tiết chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Theo Dep
Trời lạnh, bệnh da liễu tăng cao
Bị bệnh mày đay, anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) uống thuốc đã 6 tháng nhưng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là da tay anh lại tróc vảy, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Theo PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời điểm này ở miền Bắc thường lạnh kèm theo hanh, khô nên số người mắc các bệnh về da tăng lên. Hầu hết, những người đến khám có các triệu chứng của bệnh mày đay, viêm da cơ địa, viêm môi.... Hiện mỗi ngày, Viện khám cho gần 100 bệnh nhân trong đó phần nhiều bị viêm da.
Trường hợp chị T, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ vào mùa đông là da lại tróc vảy, nổi mẩn đỏ. Chị T cho biết, trời lạnh thì bệnh càng nặng hơn. Đi khám các bác sĩ nói chị bị viêm da dị ứng theo mùa. Ban đầu, da khô, nứt nẻ, bong vảy ở các đầu ngón tay sau đó lan dần hết cả bàn. Hiện tại, tay của chị T khó co duỗi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Vào mùa đông da thường bị tróc vẩy, ngứa ngáy
Anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) thỉnh thoảng lại thấy da bị phù và rất ngứa, lúc ở mặt, lúc ở môi. Đi khám, anh mới biết mình bị mày đay. Lúc đầu, thấy da phù, càng gãi càng ngứa, anh H nghĩ mình chỉ bị dị ứng, uống thuốc vào là khỏi. Dù anh H uống thuốc đã 6 tháng nhưng bệnh cũng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là bệnh của anh H lại nặng lên. "Mùa hè thì đỡ nhưng cứ đến mùa lạnh, hanh khô lại bị". Anh H chia sẻ.
Lý giải điều này, BS Khang cho rằng, hiện tượng khô da mùa đông là do độ ẩm của không khí giảm. Hơn nữa, mặt và tay là vùng da tiếp xúc nhiều nhất với môi trường nên dễ bị khô, nẻ, bong vẩy. Đối với bệnh viêm da cơ địa nói chung, có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến 7-8 tuổi thường tự khỏi. Khi không khỏi, bệnh chuyển thành viêm da cơ địa rồi thành mãn tính.
Bệnh mày đay thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, với biểu hiện cấp tính, có thể tồn tại trong vài giờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến hàng tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
Đối với loại bệnh này, PGS Khang cho biết, thời điểm này, bệnh nhân đến khám và điều trị cũng tăng lên đáng kể. Trước khi giao mùa, bệnh nhân thường tự nhận biết được bệnh và nghĩ rằng bệnh thường tự khỏi trong một thời gian ngắn nên ít khi đến khám. Hầu hết những trường hợp bệnh kéo dài do thời tiết hanh khô mới đến khám.
Viêm môi cũng là một trong những bệnh hay gặp mùa lạnh. Bệnh thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là do da môi dễ bị khô, nứt. Ngoài ra, thói quen liếm môi cộng với không khí lạnh nên việc liếm này làm nước bọt ngấm vào da môi càng khiến môi nứt nẻ hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Gàu da đầu cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông. Bệnh thường gây ngứa, khó chịu nhưng điều làm bệnh nhân phiền phức nhất là gàu bong ra và rơi trên vai áo, kèm theo các vết đỏ có vảy khô ở mặt. Nhiều người cảm thấy mất tự tin khi mắc bệnh này.
Theo PGS Khang, các bệnh về da hay gặp mùa đông sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt nếu biết cách phòng ngừa. (Ảnh: NLĐ)
Những bệnh này sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt và nếu biết cách phòng ngừa. PGS Khang khuyến cáo, khi trời lạnh, cần bôi kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày, chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước, vitamin.
PGS Khang lưu ý, không nên ở quá lâu trong phòng có điều hòa nhiệt độ, dành thời gian tập thể thao cho ra nhiều mồ hôi cũng giúp cho da giảm khô. Ngoài ra, nên người bệnh tắm rửa thường xuyên để hạn chế các vi sinh vật, nấm gây bệnh.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với những người nội trợ khi tiếp xúc với xà phòng cần đi găng tay bảo vệ để tránh hóa chất. Những người vốn đã bị bệnh về da nếu không đi găng tay thì da sẽ bị nứt, khô nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần tắm nước ấm, không tắm nóng quá, dễ gây ngứa.
Điều tốt nhất cần làm trong mùa đông
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ, tuy không thể làm thường xuyên như những ngày ấm áp thì nhất thiết phải thực hiện trong những trường hợp bắt buộc, ví dụ như sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị bữa ăn, sau khi lau dọn bàn ghế, sau khi tập thể thao, sau khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng... và tất nhiên, phải rửa sạch bằng xà phòng đúng cách.
Tránh tiếp xúc với nước bắn ra khi chúng ta khạc nhổ hay thông mũi, tốt nhất nên sử dụng khăn giấy chứ không nên sử dụng khăn mùi soa vì đó là trung tâm trú ẩn của các loại vi khuẩn.
Tập thể dục, chơi thể thao và nghỉ ngơi hợp lý
Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp chúng ta giữ dáng, chống lại stress, mệt mỏi, buồn ngủ và giảm áp lực.
Nếu bạn không có điều kiện để tham gia các lớp thể dục hay chơi một môn thể thao nào đó thì 15 đến 30 phút đi bộ là một cách tốt nhất để vận động, giữ gìn sức khỏe trong mùa đông. Và tất nhiên, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bạn luôn cảm thấy thoải mái và thư giãn đầu óc.
Các hoạt động ngoài trời là liều thuốc tốt nhất
Tiết trời u ám mùa đông sẽ tác động đến đồng hồ sinh học của chúng ta và làm chúng ta luôn cảm thấy buồn chán, u uất, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện điều nay, bạn nên tăng cường các hoạt động ở ngoài trời.
Nếu thời tiết cho phép, hãy ra ngoài và tập vài động tác thể dục đơn giản hay đi dạo để cải thiện tâm trạng. Một lý do nữa mà chúng ta cân tham gia hoạt đông ngoài trời là vì vào mùa đông, ít khi trời nắng nên chúng ta luôn trong tình trạng thiếu vitamin D, một loại viatamin rất cần thiết cho da và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Giữ căn phòng thoáng mát tự nhiên
Không khí ở trong nhà kín luôn ô nhiễm và chứa nhiều virus vì vậy, mặc dù mùa đông lạnh nhưng bạn cũng nên mở hết các cửa sổ lớn 1 lần/ngày khoảng 10 phút vào những ngày đông để không khí trong nhà thoát ra và sự thông gió tự nhiên sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chúng ta không nên ăn thức ăn có quá nhiều calo trong mùa đông, những bữa ăn nhiều chất và nhiều mỡ sẽ làm chúng ta cảm thấy đầy bụng và khó chịu.
Đê tăng sức đề kháng bạn nên ăn nhiều các loại trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin, chât chống oxy hóa và các loại ngũ cốc nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại sự căng thẳng. Sữa chua cũng tôt cho cơ thê trong mùa này vì nó chứa rất nhiều lợi khuẩn.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Ông già có gần trăm con dòi trong mũi Ông Hà Văn Tự bị viêm nhiễm vách ngăn, phù nề và có giòi bên trong mũi Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng có dòi trắng, dòi xanh trong mũi. Trên 90 con dòi đã được gắp ra từ mũi ông Tự. Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn...