10 sai lầm “ngộ nghĩnh” của teen về chăm sóc răng miệng
Bạn đã từng phạm sai lầm khi chăm sóc răng miệng? Hãy thử nghía qua những liệt kê dưới đây để rút kinh nghiệm nhé.
1. Không khám răng thường xuyên
Điều này đồng nghĩa với việc từ chối những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu cho răng miệng mà lẽ ra bạn nên có. Bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu được phát hiện sớm hơn một chút thôi thì bạn đã không phải chịu nỗi đau đớn khi bị một chiếc răng sâu hành hạ. Tai hại hơn, có thể bạn sẽ phải “bye bye” nó mãi mãi nữa vì đã rơi vào tình trạng “vô phương cứu chữa” rồi.
Hãy dành một chút thời gian ít ỏi cho “góc con người” để kiểm tra và lấy cao răng định kỳ, kịp thời phát hiện và “xử lý” bất kỳ sai sót nào xảy đến với hàm răng.
2. Không đau răng – răng hoàn toàn ổn
Đây là một trong những sai lầm chiếm tỉ lệ người mắc phải cao nhất. Trên thực tế thì, các bệnh về răng miệng như sâu răng hay chảy máu lợi, viêm lợi hầu như không có biểu hiện gì quá nổi bật để thu hút sự chú ý của bạn cả.
Chỉ tới khi cảm thấy đau nhức, lúc đó nó đã ở cách xa bạn lắm rồi. Sẽ rất tốn công sức, thời gian và tiền bạc để phục hồi trạng thái khỏe mạnh cho răng, và quan trọng hơn là, nó không bao giờ có thể trở về trạng thái ban đầu.
3. “Sâu răng ư? Với tôi là không thể!”
Luôn chủ quan với những bệnh về răng miệng sẽ sớm nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại trên thực tế. Tình trạng sức khỏe của chúng ta ở mỗi giai đoạn lại được biểu hiện khác nhau.
Video đang HOT
Khi khỏe mạnh, rất ít bệnh tật có thể tấn công cơ thể. Tuy nhiên, khi tuổi cao, sức yếu, chẳng ai có thể nói trước được điều gì đang chờ đón mình ở phía trước cả. Vậy nên, bạn hãy thay đổi suy nghĩ này ngay từ bây giờ nếu muốn kịp thời bảo vệ tốt cơ thể mình.
4. Khẳng định đồ ăn kiêng rất an toàn vì không chứa đường
Thực tế chứng minh, trong những thực phẩm đó có tính axit cao, có khiên răng bị phân hủy dần dần theo thời gian. Nước ép hoa quả là một trong những ví dụ như thế.
Mặc dù có quan hệ rất mật thiết với vóc dáng eo thon và làn da mịn màng nhưng đó là khi chúng được áp dụng với số lượng thích hợp. Vì thế, sau khoảng 30 phút nhấm nháp dù là một chút đồ uống có chứa axit, bạn hãy đánh răng sạch sẽ nhé.
5. Coi thường khu vực kẽ răng và những mảng bám
Có thể bạn rất ưu ái hàm răng khi thường dành một khoảng thời gian nhất định cho việc vệ sinh chúng nhưng tại sao bạn lại bỏ qua khu vực kẽ răng ? Đây là địa bàn vô cùng thuận lợi cho hoạt động phá hủy của lũ vi khuẩn đáng ghét.
Những mảng bám và lượng thức ăn còn lưu luyến lại nơi khe răng chính là miếng mồi béo bở cho chúng tha hồ bận rộn cả ngày. Có thể bạn chưa biết, vi khuẩn tập trung nơi này thậm chí còn nhiều hơn cả khu vực mặt tiền nữa. Hãy nhớ bớt chút công sức và thời gian chăm sóc khu vực rất nhạy cảm này bạn nhé.
6. Bỏ qua lưỡi khi chải răng
Có vô vàn các loại vi khuẩn lây bệnh tập trung ở bề mặt lưỡi. Nguy hiểm hơn là chúng chính là thủ phạm khiến bạn không thể sở hữu hơi thở thơm mát. Bạn hãy nhờ tớ sự hỗ trợ đắc lực của nước súc miệng diệt khuẩn và chỉ nha khoa sau khi chải răng.
7. Sử dụng bàn chải không phù hợp
Những loại bàn chải dễ bị mòn; lông bàn chải cứng, khó đưa tới những khu vực vùng sâu vùng xa trong miệng cần phải được loại bỏ ngay lập tức.
Nếu bạn đang làm bạn với những kiểu bàn chải này có nghĩa là bạn đã giúp chúng bỏ qua kẽ răng, bỏ qua mảng báng, làm tổn thương lợi và khiến răng trở nên rất dễ bị sâu.
8. Há miệng quá rộng khi chải răng
Thật khó để đưa bàn chải vào khu vực răng bên trong hàm – nơi tiếp giáp với phần má nếu bạn cứ tích cực mở miệng hết cỡ. Bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mỏi miệng và hơn thế nữa phần răng cạnh đó không được chải kỹ như các phần khác.
9. Chảy máu lợi – chuyện thường của phố huyện
Hoàn toàn sai lầm! Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang mắc phải các bệnh về lợi. Nghiêm trọng hơn nếu bạn cứ cố tình ngó lơ nó, bạn sẽ nhanh chóng làm bạn với một chiếc răng không phát triển bình thường. Tin tôi đi, bỏ qua nó không phải là một lựa chọn khôn ngoan đâu.
10. Ngại ngùng khi đi khám răng vì sợ làm bác sỹ shock
Từ khi sinh ra (đã mấy chục năm rồi), tôi chưa đi khám răng bao giờ. Sẽ thật ngại nếu để bác sỹ thấy bộ nhá của tôi trong tình trạng “hoành tráng” ra sao. Phải khẳng định rằng bạn đang lo lắng không cần thiết rồi. Đó là nghề của họ và đảm bảo rằng họ còn được chứng kiến nhiều cảnh tượng “vô cùng bất ngờ” hơn bạn gấp trăm lần.
Quan trọng là, nhân cách của bạn không bao giờ được phán xét qua việc răng bạn có đẹp hay không, có bị sâu cái nào không. Họ ở đó để giúp bạn và mọi người luôn khỏe mạnh từ những khía cạnh nhỏ nhất.
Hãy luôn sống khỏe và chắc chắn rằng từ bây giờ bạn sẽ không có những hiểu lầm ngộ nghĩnh nào về răng miệng nữa nhé.
Theo PLXH
5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
Ăn nhiều đồ ngọt, lười chải răng có thể gây nên tình trạng sâu răng ở bạn hoặc những người thân trong gia đình bạn đấy!
Thực tế, nhiều người không nhận ra rằng lười vệ sinh răng miệng là một cách gây sâu răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống vô tội vạ cũng tạo nhiều nguy cơ với sức khỏe răng miệng.
Chỉ cần áp dụng vào bước đơn giản sau, bạn đã có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn đấy.
Những thứ bạn sẽ cần:
* Bàn chải đánh răng
* Chỉ nha khoa
* Nước súc miệng
5 bước để tránh bị sâu răng
1. Chải răng mỗi khi bạn ăn xong
Nhiều người thường chỉ có thói quen dùng bàn chải đánh răng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng và sau đó không chải răng thêm một lần nào nữa cho đến trước khi khi ngủ.
Song điều quan trọng là bạn nên chải răng ngay khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn còn tồn ở trong miệng. Hoặc ít nhất bạn phải đánh răng ngày 2 lần, những lần ăn vặt, bạn có thể súc miệng kỹ càng. Điều này nhằm giúp loại bỏ hơi thở rau mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng.
2. Dùng chỉ nha khoa suốt cả ngày
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần là đủ để giữ cho răng không bị sâu. Tuy nhiên, như với việc đánh răng, điều quan trọng là bạn phải xỉa răng ngay lập tức sau khi ăn để ngăn chặn môi trường thuận lợi cho lũ vi khuẩn có thể hoành hành trong miệng bạn mà gây nên tình trạng sâu răng.
Thậm chí ngay cả khi nếu bạn không cảm thấy thức ăn còn mắc kẹt giữa các kẽ răng của bạn thì cũng nên dùng chỉ nha khoa để xỉa răng nhé!
3. Sử dụng nước súc miệng phòng ngừa sâu răng
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi.
Bạn nên thực hiện súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
4. Tránh những thực phẩm dính hoặc kẹo dính
Theo nhiều nghiên cứu thì những thực phẩm hoặc kẹo dính là kẻ thù nguy hiểm cho răng miệng. Bởi vì những thực phẩm này có thể tan chảy ở giữa kẽ răng hoặc dính vào men răng nhiều giờ trước khi hòa tan hoàn toàn gây nguy cơ sâu răng nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
Nếu bạn buộc phải ăn đường, bạn nên chọn thực phẩm nào mà có thể nhai kỹ và nuốt được như là kẹo cứng, thực phẩm rắn, giòn...
5. Phát hiện những bất ngờ về răng miệng kịp thời
Đặc biệt là với các răng hàm vì chúng ở quá sâu trong răng miệng của bạn nên thường bị bạn xem nhẹ hoàn toàn. Hãy chắc chắn rằng sau khi bạn ăn không có thức ăn nào bị mắc kẹt phía trong các răng đó. Bởi vì những răng trong cùng rất khó để vệ sinh sạch sẽ nên dễ gây sâu răng.
Bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
Thảo Nguyên (Theo Ehow)
Nước súc miệng - Không dùng tùy tiện Trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ra nhiều loại nước súc miệng với những mục đích khác nhau... Như nước súc miệng làm mất mùi hôi của răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám ở nướu răng, nước súc miệng có chứa thành phần làm trắng răng nhưng không có tác dụng ngừa sâu răng,...