10 sai lầm khi sơ cứu, chăm sóc sức khỏe khiến bạn gặp nguy hiểm
Việc hút nọc độc, đỡ người bị ngất dậy, thổi nguội đồ ăn… là những sai lầm mà nhiều người vẫn hay mắc khiến cơ thể gặp nguy hiểm hoặc dễ nhiễm bệnh.
1. Thổi nguội đồ ăn cho trẻ em
Khi đồ ăn của trẻ còn nóng, nhiều người có thói quen thổi cho nguội nhưng việc này vô tình truyền vi khuẩn vào thức ăn và gây bệnh cho con. Tốt nhất là chờ đồ ăn nguội rồi mới cho bé ăn.
2. Ngửa đầu lên khi bị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam bạn không nên ngửa đầu lên vì có thể bị sặc máu do nó chảy xuống cổ họng. Hãy ngồi và giữ thẳng đầu sao cho cằm song song với sàn nhà khi bị chảy máu cam.
3. Đỡ người bị ngất dậy
Những người bị ngất xỉu là do huyết áp hạ thấp đột ngột, dẫn đến máu không lên não. Nếu bạn nâng người đó thì sẽ ngăn máu lên não gây nguy hiểm. Lúc này, bạn nên để cho đầu người đó thấp hơn ngực bằng cách cho họ ngồi và cúi đầu xuống cho đến khi ổn.
4. Hút nọc độc ra khi bị rắn cắn
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hút nọc độc không giúp ích gì cho các nạn nhân mà còn có thể khiến người sơ cứu bị trúng độc. Thay vào đó, bạn nên đặt người bị rắn cắn nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn vị trí của tim và dùng vải buộc vào vị trí gần vết cắn để nọc độc không lan ra. Chú ý không di chuyển người bị rắn cắn.
5. Đánh răng ngay sau bữa ăn
Video đang HOT
Việc này làm hỏng men răng, lớp bảo vệ của răng nên bạn hãy hạn chế. Chỉ nên đánh răng vào buổi sáng và tối.
6. Đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang ở tư thế thẳng
Việc đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang đứng hoặc ngồi có thể khiến di vật trôi vào sâu hơn. Hãy để người bị nghẹn nghiêng người về phía trước và đập vào vị trí giữa hai bả vai thật mạnh.
7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím
Đây là lỗi sai nhiều người mắc vì da rất mỏng và khi chườm đá lên sẽ làm giảm lưu lượng máu, làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Bạn chỉ nên bọc đá lạnh vào khăn bông rồi chườm vào vết bầm khoảng 10 phút.
8. Bôi bơ hoặc chườm đá vào vết bỏng
Việc thoa bơ hoặc đá vào vết bỏng không những không có tác dụng mà còn khiến tổn lương lâu lành. Trong trường hợp này, bạn nên để vùng da bị bỏng dưới dòng nước mát khoàng 20 phút.
9. Sử dụng nhiệt trực tiếp vào vùng da bị tê cóng
Đây là việc làm sai lầm có thể khiến da bị bỏng. Khi bị tê cóng, bạn nên ngâm tay vào nước ấm (không phải nước nóng) hoặc uống nước ấm và làm ấm cơ thể dần dần bằng quần áo.
10. Dùng chai nhựa nhiều lần
Thói quen này không tốt vì có một hóa chất nguy hiểm trong nhựa gọi là BPA có thể phát tán vào nước thông qua các vết xước khi bạn dùng lại chai nhựa đựng nước nhiều lần. Chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ung thư.
Hãy bỏ chai nhựa sau 1 lần sử dụng và hạn chế dùng đồ nhựa.
Luna
Theo Brightside/baogiaothong
Anh em ruột phải sống nhờ máu người khác
Khuôn mặt hai con tái nhợt vì mất máu, chị Đỗ Thị Hiền lần nào đưa con nhập viện cũng lo âu không biết khi nào có máu để truyền.
Người mẹ chỉ dám thở phào khi kim truyền được gắn vào tay con, sức sống dần trở lại nhờ từng giọt máu được truyền vào cơ thể.
Chị Hiền ở Yên Bái, suốt 17 năm đằng đẵng đưa con đi viện. Hai con của chị là Phạm Anh Tuấn 19 tuổi và Phạm Ngọc Ánh 11 tuổi, đều bị bệnh suy nhược chức năng tiều cầu. Đây là một bệnh rối loạn chảy máu di truyền hiếm gặp, hai anh em Tuấn thường xuyên chảy máu khó cầm và bị mất máu.
Hai anh em Tuấn và Ánh phải sống chung với bệnh suy nhược chức năng tiểu cầu. Ảnh: Lê Phương.
Phát hiện bệnh vào lúc 14 tháng tuổi, Tuấn đã trải qua nhiều lần thập tử nhất sinh. Nặng nhất là năm 2005, Tuấn bị chảy máu cam ồ ạt, nôn ra máu và xuất huyết tiêu hóa. Hình ảnh đứa con bé bỏng đầm đìa máu đang ở giữa ranh giới sinh tử vẫn như còn vẹn nguyên trong tâm trí chị Hiền.
"Khi 5 tuổi, cháu phải đi cấp cứu, máu chảy ra từ mũi, miệng và đi ngoài ra máu. Cháu nằm bất động, da và môi trắng nhợt không còn chút máu đến các bác sĩ cũng phải lắc đầu", chị Hiền nhớ lại. Lúc đó, bệnh viện hết cả máu và tiểu cầu. Bố cháu vội vàng đi từ Yên Bái xuống Hà Nội hiến máu để truyền cho con, các bác sĩ bảo bố là vị cứu tinh của con, nếu không có bố thì con cũng bỏ mạng.
Lần lữa mãi không dám có thêm con, 8 năm sau chị Hiền mới có thai và sinh cháu Phạm Ngọc Ánh. Thật không may Ánh cũng cùng chung số phận như anh. Gần 10 năm nay, hai anh em cùng điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Suy nhược tiểu cầu là một bệnh rối loạn di truyền tiểu cầu. Thể điển hình thấy hiện tượng xuất huyết ngoài da do xuất huyết giảm tiểu cầu. Đôi khi có chảy máu đường tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân bị chảy máu không cầm do một nguyên nhân khác như nhổ răng, chảy máu kinh nguyệt kéo dài, chảy máu đường tiêu hóa kéo dài, chảy máu cam. Ngoài ra, bệnh còn được phát hiện do trong gia đình có người bị bệnh di truyền về máu. Bệnh không có điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần truyền khối tiểu cầu nếu chảy máu nhiều.
Chị Đỗ Thị Hiền chăm sóc con đang tiếp máu tại bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Việt.
Căn bệnh này khiến anh em Tuấn và Ánh tháng nào cũng phải vào viện truyền tiểu cầu và khối hồng cầu, phải sống nhờ vào nguồn máu hiến. Đến nay, Tuấn và Ánh đã truyền bao nhiêu đơn vị chế phẩm máu, chị Hiền cũng không đếm nổi nữa. Máu đã trở thành nguồn sống của hai anh em, là niềm hy vọng, nỗi chờ mong của bố mẹ các em.
"Trước kia bố hiến máu cứu con, còn bây giờ người hiến máu là cứu tinh của các con", chị Hiền chia sẻ.
Người làm mẹ lúc nào cũng lo xa, sợ con không có máu, không có tiểu cầu để truyền. Nỗi lo ấy lại càng lớn hơn vào dịp Tết và dịp hè - khi nguồn người hiến máu rất khan hiếm.
Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, chỉ tính riêng 3 tháng cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán (từ tháng 12/2019 - tháng 2/2020), Viện cần khoảng 80.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị của 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi những người đủ điều kiện sức khỏe, đặc biệt là người nhóm máu O và nhóm máu A, tham gia hiến máu để phục vụ cấp cứu và điều trị vào dịp cuối năm.
Trương Hằng
Theo VNE
Những lợi ích bất ngờ của rau rút quen thuộc với người Việt Rau rút là loại rau bình dân, quen thuộc với người Việt Nam. Nếu biết ăn đúng cách, thứ rau dân dã, rẻ tiền này có thể trở thành 'vị thuốc bổ tự nhiên' rất tốt cho sức khỏe con người. Rau rút chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như...