10 quốc gia trên thế giới ‘vắng bóng’ COVID-19 trong suốt 2 năm qua
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới gần như “vắng bóng” các ca nhiễm COVID-19 trong hai năm qua, nhờ vào đóng cửa biên giới, tỉ lệ tiêm chủng cao hoặc ít khách du lịch.
Khung cảnh tại Funafuit thuộc Tuvalu. Ảnh: Getty Images
Từ khi bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu, khiến 5.564.959 tử vong – theo số liệu cập nhật của Worldometer tính đến ngày 18/1.
Nhưng cũng trong hơn hai năm qua, vẫn có nhiều nước không ghi nhận hoặc ghi nhận rất ít số ca mắc COVID-19. Dưới đây là danh sách 10 nước hầu như “vắng bóng” COVID-19, với dữ liệu cập nhật đến ngày 18/1.
Tuvalu: Đây là nước ít được viếng thăm nhất trên thế giới, khi trung bình mỗi năm chỉ đón khoảng 200 khách. Nằm ở Thái Bình Dương giữa Hawaii và Australia, Tuvalu với dân số 11.646 người không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 kể từ đầu đại dịch. Hiện Tuvalu đóng cửa biên giới với bên ngoài.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 12.114 liều vaccine AstraZeneca.
Tổng ca mắc: 0.
Nauru: Đảo quốc nhỏ bé này nằm ở trung tâm châu Đại Dương và là quốc gia có diện tích bé thứ ba thế giới, với dân số 10.670 người.
Khi dịch bùng phát trên thế giới, Nauru lập tức siết chặt lệnh cấm đi lại, nhập cảnh và mới chỉ nới lỏng mở cửa biên giới vào tháng 12 vừa qua. Khách nhập cảnh sẽ phải trình xét nghiệm âm tính PCR có hiệu lực trong vòng 72 tiếng. Tuyến hàng không duy nhất tới được Nauru là từ Brisbane (Australia), với tần suất chỉ là 2 tuần/chuyến.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 15.128 liều vaccine.
Tổng ca mắc: 0.
Kiribati: Là một quốc đảo độc lập ở châu Đại Dương, với dân số 119.000 và cũng chưa ghi nhận ca mắc COVID-19. Hiện Kiribati vẫn đóng cửa biên giới với du khách quốc tế. Kiribati siết rất chặt quy định nhập cảnh, với tuyên bố ngay cả khi mở cửa biên giới cũng sẽ không cho nhập cảnh với khách đến từ nước hoặc quá cảnh từ một nước mà trong 14 ngày trước đó vẫn có ca lây nhiễm cộng đồng.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 111.686 liều vaccine.
Tổng ca mắc: 0.
Video đang HOT
Quần đảo Cook: Được hình thành từ 15 đảo ở nam Thái Bình Dương, Quần đảo Cook (Cook Islands) là một quốc gia tự trị, với nền dân chủ đại nghị với hệ thống nghị viện trong mối liên kết với New Zealand. Quần đảo này đóng cửa với tất cả khách du lịch, ngoại trừ một số trường hợp miễn trừ và số này đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Ngoại giao và Di trú.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 25.601 liều vaccine.
Tổng ca mắc: 0.
Turkmenistan: Quốc gia Trung Á này đã đóng cửa biên giới, không tiếp nhận các chuyến bay từ nước ngoài, ngoại trừ các chuyến bay hồi hương, giải cứu công dân. Người từ nước ngoài trở về phải bảo đảm tiêu chí tiêm đủ liều vaccine và có xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tuần trước, chính phủ Turkmenistan áp dụng lệnh phong tỏa mà không có công bố chính thức. Theo đó, các địa điểm công cộng, ngoại trừ cửa hàng bán đồ thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, buộc phải đóng cửa. Trước đó, Turkmenistan cũng trải qua kỳ phong tỏa kéo dài 4 tháng, tới tháng 12/2021.
Tổng số ca mắc: 0.
Triều Tioeen: Đến thời điểm này, Triều Tiên chưa chính thức ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào kể từ khi đại dịch bùng phát và là một trong số ít các nước thực thi lệnh đóng cửa biên giới nghiêm ngặt nhất.
Tổng số ca mắc: 0.
Hình ảnh về Tonga sau thảm họa kép núi lửa và sóng thần hôm 15/1 vừa qua. Ảnh: AP
Tonga: Ca mắc COVID-19 duy nhất tính đến thời điểm này ở Tonga được ghi nhận hôm 29/10/2021. Tonga áp dụng đóng cửa biên giới với toàn bộ du khách quốc tế, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt có giấy chấp thuận của chính phủ. Trong số này có cả nhóm đối tượng là khách du lịch trên các du thuyền hạng sang.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 137.609 liều vaccine.
Tổng ca mắc: 1.
Micronesia: Liên bang Micronesia – một quốc gia được tạo thành từ 600 hòn đảo ở tây Thái Bình Dương, chỉ ghi nhận một ca nhiễm COVID-19 trên tổng dân số 104.468 người. Ca nhiễm đầu tiên và duy nhất này được ghi nhận hôm 8/1/2021, là một thủy thủ làm việc trên một tàu chở hàng nhưng đã chủ động cách ly và không tạo ra nguy cơ lây nhiễm.
Số liệu tiêm chủng: Đã tiêm được 82.358 liều vaccine.
Tổng ca mắc: 1.
Saint Helena: Vùng thổ hải ngoại của Amh nằm ở phía nam Đại Tây Dương này cũng mới chỉ ghi nhận hai ca nhiễm SARS-CoV-2. Mọi khách nhập cảnh bằng đường hàng không vào Saint Helena đều phải có xét nghiệm PCR âm tính trong thời hạn 72 giờ trước khởi hành và phải cách ly bắt buộc 10 ngày sau nhập cảnh, với hai lần xét nghiệm trong ngày thứ nhất và ngày thứ mười.
Tính đến ngày 5/5/2021, đã có 3.528 người dân Saint Helena được tiêm đủ liều, tương đương với 95,1% số người trưởng thành và 77,8% dân số của vùng lãnh thổ này.
Tổng ca mắc: 2.
Samoa: Với dân số 202.506 người, Nhà nước Độc lập Samoa – một quốc gia nằm ở phía tây quần đảo Samoa, mới chỉ có ba ca nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan trên thế giới.
Theo lệnh tình trạng khẩn cấp đang còn hiệu lực, Samoa đóng cửa biên giới với khách quốc tế. Một số trường hợp ngoại lệ phải được chính phủ thông qua, như các chuyến bay giải cứu, hồi hương công dân.
Những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn châu Âu và Bắc Mỹ
Từng ghi nhận tỉ lệ tử vong cao trong đại dịch COVID-19, nhưng nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang lội ngược dòng một cách ngoạn mục, trở thành nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn cả các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Người đàn ông nhận được liều tăng cường của vaccine Abdala ở Havana, Cuba hôm 10/12. Ảnh: Reuters
Lội dòng ngoạn mục
Theo kênh CNN, chỉ 6 tháng trước, khu vực Mỹ Latinh và Caribe khi đó chiếm gần một nửa số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho biết việc triển khai vaccine chậm chạp trong thời gian đầu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất từ Đại học Johns Hopkins, khu vực này hiện chỉ chiếm khoảng 10% số ca tử vong liên quan đến COVID-19 trên toàn cầu.
Số liệu của Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) chỉ ra rằng trong nửa cuối năm nay, một số quốc gia Mỹ Latinh đã nhận được nguồn vaccine khá dồi dào từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và các loại vaccine nội địa tự sản xuất. Cuba, Chile và Brazil là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao hàng đầu trên thế giới.
Một trong những nguyên nhân mang lại thành công cho những chiến dịch tiêm chủng này đó là nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh có chương trình tiêm chủng quốc gia lâu đời và đáng tin cậy phòng các bệnh khác, chẳng hạn bại liệt.
Trong số đó, Cuba dường như là minh chứng nổi bật nhất cho thành công của chương trình tiêm chủng nhờ vào vaccine nội địa. Quốc gia này hiện có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực - và là một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới - với 84,1% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, theo PAHO. Vào tháng 9, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 đại trà cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Vaccine "cây nhà lá vườn" do Cuba chế tạo đã được các cơ quan quản lý phê duyệt sử dụng khẩn cấp vào mùa hè qua. Các nhà khoa học cho biết vaccine này an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Chính phủ Cuba cũng đã nộp đơn đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt cho vaccine của mình hồi tháng 9.
Người dân đi dạo trong một khu chợ nổi tiếng trước Giáng sinh ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Reuters
Trong khi đó Brazil, nơi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới, đã vượt qua những ngày đen tối nhất của đại dịch, nhờ chương trình tiêm chủng thành công. Các thành phố lớn như Rio de Janeiro và Sao Paulo báo cáo trên 99% dân số trưởng thành được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Theo số liệu của PAHO tính đến ngày 23/12, Brazil đã tiêm tổng cộng hơn 315 triệu liều vaccine, với 65,7% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Kỷ lục của Chile thậm chí còn xuất sắc hơn - với 85,6% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Uruguay đã tiêm chủng cho 76,6% dân số và tỷ lệ tiêm chủng của Argentina hiện đạt mức 70%.
Ở Ecuador, 69,1% dân số đủ điều kiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Tại quốc gia này, việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ được thực hiện bắt buộc đối với những người đủ điều kiện từ 5 tuổi trở lên, theo Bộ Y tế Ecuador. Ecuador cũng trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh áp dụng tiêm chủng bắt buộc cho toàn bộ dân số đủ điều kiện. Thông cáo của Bộ Y tế cho biết yêu cầu này sẽ không áp dụng với những người đã có các tình trạng bệnh lý nền.
Tại Peru, nơi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới, 63,9% dân số đủ điều kiện hiện đã được tiêm chủng đầy đủ.
Theo báo cáo của PAHO, tính đến ngày 22/12, hơn 868 triệu liều vaccine đã được phân phối ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Khoảng 62% dân số Mỹ Latinh đã được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ này cao hơn so với 60,7% tại châu Âu, 56% tại Bắc Mỹ, theo dữ liệu của Our World in Data, dự án nghiên cứu đại dịch thuộc Đại học Oxford của Anh. Ở châu Phi, chỉ 8,8% dân số đã hoàn thành chế độ tiêm chủng đầy đủ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại La Rural, ở Buenos Aires, Argentina. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ không đồng đều
Tuy nhiên, PAHO cảnh báo rằng việc tiêm chủng ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe vẫn chưa đồng đều. Một số quốc gia khó đạt được mục tiêu tiêm chủng 40% vào cuối năm và nhiều quốc gia chỉ đạt trên ngưỡng 50% dân số tiêm chủng đầy đủ.
Các quốc gia vẫn đang vật lộn với tỷ lệ tiêm chủng thấp trong khu vực bao gồm Jamaica và Guyana thuộc Pháp, nơi chỉ có lần lượt 18,7% và 25,4% người dân được tiêm chủng đầy đủ. Trong số các quốc gia lớn hơn trong khu vực, Mexico mới chỉ vượt qua ngưỡng 50%.
Trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng, giống như ở nhiều nơi trên thế giới, Mỹ Latinh đang bắt đầu chứng kiến sự gia tăng mạnh các trường hợp mắc COVID-19. Trong tuần tính đến ngày 23/12, châu Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada) ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19 mới, tăng 6% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, phần lớn các ca mắc đều được ghi nhận ở Mỹ. PAHO cho biết tổng số ca COVID-19 ở Nam Mỹ đã giảm 10,7% và số ca tử vong giảm 6,3% trong tuần đó.
Dòng người chờ bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở La Paz, Bolivia. Ảnh: Reuters
Bolivia là một ngoại lệ với số ca mắc tăng mạnh. Một số quốc gia khác ở vùng Caribe cũng ghi nhận số ca mắc tăng 16%.
Cùng với việc nhập khẩu vaccine, Mỹ Latinh hiện đang thúc đẩy mạnh việc sản xuất vaccine nội địa. Trong tháng này, Tổng Giám đốc PAHO Carissa Etienne đã hoan nghênh việc WHO phê duyệt vaccine AstraZeneca do Argentina và Mexico hợp tác sản xuất lần đầu tiên ở Mỹ Latinh.
"Đây là một cột mốc quan trọng đối với châu Mỹ Latinh và thể hiện rõ tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường sự sẵn có của vaccine COVID-19 chất lượng trong khu vực", bà Etienne cho biết.
Ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục, Pháp gia hạn đóng cửa các hộp đêm Ngày 29/12, Pháp thông báo sẽ tiếp tục yêu cầu các hộp đêm đóng cửa thêm ba tuần sau khi ghi nhận gần 180.000 ca mắc mới COVID-19 trong một ngày, mức cao chưa từng có kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN Trước đó, khoảng 1.600...