10 quốc gia kém hạnh phúc nhất thế giới
Đa số những nước bị đánh giá là có cuộc sống kém hạnh phúc nhất thế giới đều nằm ở châu Phi, bên cạnh hai quốc gia châu Á là Pakistan và Yemen.
Dựa trên những yếu tố như sức khỏe nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp, độ ổn định của chính phủ, chất lượng giáo dục, sức khỏe, an toàn, tự do cá nhân của người dân và nguồn vốn xã hội, tổ chức đầu tư quốc tế Legatum có trụ sở ở Dubai đã đưa ra đánh giá, xếp hạng về mức độ hạnh phúc của các quốc gia. Theo đó, đối lập với Na Uy, quốc gia được đánh giá là mang lại sự hạnh phúc cao nhất cho người dân, 10 quốc gia sau đây có mức độ hạnh phúc thấp nhất thế giới.
Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở quốc gia này, có tới hơn 10% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong mỗi năm, trung bình phải 91 học sinh mới có một giáo viên.
Zimbabwe cũng là một quốc gia ở châu Phi. Đất nước này có tiềm năng về kinh tế, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại đứng ở top cuối về mức độ hạnh phúc của người dân. Tham nhũng, quyền con người bị xâm phạm đang là những vấn đề nhức nhối của quốc gia này.
Video đang HOT
Ethiopia là một đất nước ở châu Phi. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng Ethiopia là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. 3/4 dân số nước này sống bằng trồng trọt, với cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Chăm sóc sức khỏe ở đây rất kém, các căn bệnh như dịch tả, sốt rét, suy dinh dưỡng rất phổ biến.
Pakistan là một đất nước ở Nam Á. Nơi đây còn rất nhiều vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, như chính trị không ổn định, sự điều hành của chính phủ không hiệu quả và là đất nước rất nguy hiểm.
Yemen là một quốc gia ở bán đảo Ả-rập, thuộc khu vực Tây Nam Á. Đây cũng là nước kém phát triển nhất Tây Á cũng như trên thế giới. Địa hình khô cằn, sự ẩn náu của al-Qaeda, tài nguyên khoáng sản nghèo và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói diễn ra thường xuyên… nên Yemen phần lớn phải nhờ Mỹ hỗ trợ.
Sudan là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển ở châu Phi. Người dân ở đây vẫn đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn mọi bề.
Nigeria là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi, cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi, với dân số lớn thứ 8 trên thế giới. Tham nhũng và bất bình đẳng xã hội đang là vấn đề lớn ở quốc gia này.
Mozambique là quốc gia ở đông nam châu Phi, trung bình cứ 61 học sinh mới có một giáo viên phụ trách.
Kenya là cửa ngõ về thương mại và tài chính của khu vực, nhưng nền kinh tế Kenya bị cản trở bởi nạn tham nhũng và sự phụ thuộc vào một số mặt hàng cơ bản.
Zambia là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể, mặc dầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Đất nước ở khu vực châu Phi này có tuổi thọ trung bình là 40 tuổi, bệnh dịch thường xuyên xảy ra.
đỗ quyên
Theo Infonet
Nam Phi và Mozambique hợp tác chống cướp biển
Ngày 10/11, Nam Phi và Mozambique đã ký thỏa thuận về hợp tác quân sự giữa hai nước, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải và an ninh hàng hải.
Bắt giữ cướp biển Somalia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thỏa thuận hợp tác quân sự song phương đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nam Phi Lindiwe Sisulu và Bộ trưởng Quốc phòng Mozambique Filipe Jacinto Nyusi ký nhân chuyến thăm Nam Phi của Bộ trưởng Quốc phòng Mozambique.
Thỏa thuận chú trọng tới việc tăng cường hợp tác bảo vệ vùng lãnh hải giữa hai nước láng giềng, tuần tra chung trên biển và chống hải tặc tại khu vực biển phía Nam châu Phi.
Trước đó, các quốc gia thành viên Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) cũng đã ký thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải và chống cướp biển, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát vùng biển rộng lớn ở phía Nam "Lục địa Đen."
Thời gian gần đây, nạn cướp biển, buôn bán và vận chuyển vũ khí bất hợp pháp và buôn bán phụ nữ, trẻ em đang có chiều hướng gia tăng tại khu vực biển này.
Đặc biệt, sau khi Liên hợp quốc lên án mạnh mẽ và yêu cầu cộng đồng quốc tế tham gia đấu tranh kiên quyết với nạn cướp biển và nhiều quốc gia đã cử lực lượng hải quân nên gần đây các nhóm hải tặc đã chuyển địa bàn hoạt động và tập trung tấn công các tàu thuyền, kể cả tàu chở dầu lớn tại khu vực biển phía Tây và Nam của châu Phi./.
Theo TTXVN
Obama triển khai binh sĩ Mỹ tới Trung Phi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo kế hoạch triển khai 100 binh sĩ tác chiến tới Trung Phi nhằm trợ giúp các lực lượng nước này tiêu diệt nhóm phiến quân khét tiếng LRA ở Uganada. Tổng thống Mỹ Obama. Trong một lá thư gửi quốc hội Mỹ, ông Obama nói rằng các binh sẽ được triển khai tại Uganda, Nam...