10 quốc gia có nền quốc phòng ‘khủng’ nhất thế giới
Dựa trên chỉ số cho nền quốc phòng từng nước, tạp chí Business Insider xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Các chỉ số đánh giá sức mạnh bao gồm số máy bay, tàu chiến, quân số sẵn sàng chiến đấu, quân số dự bị.. Ngoài ra, mỗi nước còn có một thông số gọi là “chỉ số sức mạnh”, chỉ số này càng thấp thì hỏa lực của quốc gia đó càng mạnh.
Bảng xếp hạng này cũng không tính đến sức mạnh hạt nhân vì Nga và Mỹ vượt quá xa so với những nước còn lại trên thế giới. Tính đến 2013, Nga có 8.500 vũ khí mang đầu đạn hạt nhân và con số này ở Mỹ là 7.700.
Sau đây là bảng xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự “khủng” nhất thế giới hiện nay theo đánh giá của Business Insider.
10. Brazil
Chỉ số sức mạnh: 0.6912
Ngân sách quốc phòng: 31.576 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 371.199 người
Lực lượng hậu cần: 104.700.000 người
Tổng số máy bay: 822 chiếc
Tổng số tàu chiến: 106 chiếc
Trực thăng quân sự Brazil
9. Italia
Chỉ số sức mạnh: 0.6838
Ngân sách quốc phòng: 31.946 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 293.202 người
Lực lượng hậu cần: 25.080.000 người
Tổng số máy bay: 770 chiếc
Tổng số tàu chiến: 179 chiếc
Xe bộ binh của quân đội Italia
8. Hàn Quốc
Chỉ số sức mạnh: 0.6547
Ngân sách quốc phòng: 28.28 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 653.000 người
Lực lượng hậu cần: 25.100.000 người
Video đang HOT
Tổng số máy bay: 871 chiếc
Tổng số tàu chiến: 190 chiếc
Binh sĩ Hàn Quốc
7. Đức
Chỉ số sức mạnh: 0.6491
Ngân sách quốc phòng: 43.478 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 148.996 người
Lực lượng hậu cần: 43.620.000 người
Tổng số máy bay: 925 chiếc
Tổng số tàu chiến: 67 chiếc
Chó nghiệp vụ Đức luyện tập
6. Pháp
Chỉ số sức mạnh: 0.6163
Ngân sách quốc phòng: 58.244 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 362.485 người
Lực lượng hậu cần: 29.610.000 người
Tổng số máy bay: 544chiếc
Tổng số tàu chiến: 180 chiếc
Binh sĩ quân đội Pháp
5. Vương quốc Anh
Chỉ số sức mạnh: 0.5185
Ngân sách quốc phòng: 57.875 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 224.500 người
Lực lượng hậu cần: 31.720.000 người
Tổng số máy bay: 1.412 chiếc
Tổng số tàu chiến: 77 chiếc
Binh sĩ Vương quốc Anh
4. Ấn Độ
Chỉ số sức mạnh: 0.4346
Ngân sách quốc phòng: 44.282 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 1.325.000 người
Lực lượng hậu cần: 487.600.000 người
Tổng số máy bay: 1.962 chiếc
Tổng số tàu chiến: 170 chiếc
Xe tăng quân đội Ấn Độ
3. Trung Quốc
Chỉ số sức mạnh: 0.3351
Ngân sách quốc phòng: 129.272 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 2.285.000 người
Lực lượng hậu cần: 795.500.000 người
Tổng số máy bay: 5.048 chiếc
Tổng số tàu chiến: 972 chiếc
Binh sĩ Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc
2. Nga
Chỉ số sức mạnh: 0.2618
Ngân sách quốc phòng: 64.000 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 1.200.000 người
Lực lượng hậu cần: 75.330.000 người
Tổng số máy bay: 4.498 chiếc
Tổng số tàu chiến: 224 chiếc
Chiến cơ của quân đội Nga
1. Mỹ
Chỉ số sức mạnh: 0.2475
Ngân sách quốc phòng: 689.591 tỉ USD
Binh sĩ trực chiến: 1.477.896 người
Lực lượng hậu cần: 153.600.000 người
Tổng số máy bay: 15,293 chiếc
Tổng số tàu chiến: 290 chiếc
Đội hình di chuyển của một hạm đội tàu chiến, Hải quân Mỹ
Theo vietbao
Nga phô diễn sức mạnh hạt nhân
Hệ thống phòng không pháo - tên lửa Pantsyr của Nga trong một lần diễn tập bắn thử
Ngày 19/10, Nga bắn thử phối hợp thành công các đầu đạn hạt nhân giả từ máy bay, tàu ngầm và bongke dưới mặt đất trong một vụ kiểm tra hiệu quả tác chiến của chúng.
Cuộc phô diễn sức mạnh bất thường này diễn ra vào thời điểm nhiều căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Washington về những vấn đề phòng thủ không gian trong nhiệm kỳ 3 của Tổng thống Vladimir Putin.
Các quan chức Hải quân và Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai tên lửa Topol và R-29R đã được phóng đi từ một bongke và một tàu ngầm ở phía bên kia đất nước thuộc khu vực Tây Bắc và vùng Viễn Đông. Các tên lửa này đã bay xa hơn 6.000 km theo những hướng đối diện nhau trước khi cùng tiêu diệt mục tiêu theo thời gian chính xác định trước.
"Độ tin cậy của Topol cho thấy các hoạt động của loại tên lửa này có thể được mở rộng trong tương lai", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Trong một phát ngôn riêng rẽ trên hãng thông tấn Interfax, một quan chức hải quân Nga nói rằng vụ thử nghiệm trên tàu ngầm đã chứng tỏ "mức độ hiệu quả cao của tên lửa".
Một quan chức khác thuộc Bộ Quốc phòng Nga sau đó thông báo, hai máy bay ném bom chiến lược cũng đã thực hiện thành công các đợt bắn thử tên lửa hành trình. Cả hai máy bay này đều có thể tiếp cận bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất từ căn cứ xuất phát của chúng để thả bom hạt nhân.
Các tên lửa hành trình của Nga cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân nhưng bay ở các tầm ngắn hơn và phải cần thêm một số chuẩn bị khác trước khi phóng đi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95, mỗi chiếc đã bắn đi 2 tên lửa hành trình trên Bán đảo Komy phía Bắc đất nước.
Lần hiệp đồng tác chiến này đã đánh dấu việc thử nghiệm thành công "bộ 3 trụ cột sức mạnh Nga": phòng thủ hạt nhân trên không, trên biển và dưới mặt đất. Đây là những lực lượng đã định hình nên rường cột an ninh quốc gia Nga trong nhiều thập kỷ.
Là nước duy nhất từng phóng thử các tên lửa đạn đạo liên lục địa, Nga thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động như vậy vào những thời điểm gia tăng căng thẳng ngoại giao với Mỹ. Moscow cũng đã liên tục phải đối lá chắn tên lửa mới trang bị cho châu Ấu do NATO đứng đầu.
Theo 24h