10 quảng cáo mascara cường điệu khó tin
Giới thiệu hiệu quả của chổi chải mi nhưng hầu hết người mẫu quảng cáo đều đeo mi giả.
Là món đồ trang điểm không thể thiếu của phụ nữ, những cây chổi mascara giúp mắt to và sâu hơn. Có nhiều loại mascara với những công dụng khác nhau như làm dày, làm dài, tạo độ cong hay cho mi tơi tự nhiên. Nhằm lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của mình, nhiều hãng mỹ phẩm đã để người mẫu gắn mi giả cộng thêm việc chỉnh sửa photoshop tạo ra những cặp lông mi dài cong vút, đẹp hoàn hảo tới nỗi khó ai có thể tin được, đó là hiệu quả chỉ nhờ dùng mascara.
Thông thường, khi dùng mascara, lông mi của bạn sẽ không thể dầy và đều giống như khi gắn mi giả.
Đây là một trong số những hình ảnh quảng cáo mascara ít bị nghi ngờ về tính trung thực. Trong hình, cặp mi của Rihanna nhìn vẫn khá tự nhiên. Các nhà quản lý cho rằng những hình ảnh quảng cáo có tính trung thực sẽ giúp người tiêu dùng không bị thất vọng hoặc cảm thấy bị lừa khi mua sản phẩm.
10 quảng cáo mascara bị cường điệu
Hoa hậu đẹp nhất mọi thời đại Aishawarya Rai có cặp mi dầy cộp và xếch về đuôi trong quảng cáo mascara của L’oreal. Bình thường, nếu chỉ nhờ chải mi, các cô gái khó lòng có được cặp mi xếch gợi cảm như thế này.
Hãng Dior thậm chí còn lộ liễu hơn khi quảng bá công dụng của sản phẩm bằng cặp mắt dầy, đen nhìn qua đã thấy thiếu tự nhiên.
Quảng cáo chổi chải mi của Lancome Paris làm nhiều người nghi ngờ khi cặp mi của người mẫu quá cong và đều bất thường.
Video đang HOT
Gwen Stefani hẳn đã phải dùng tới mi giả loại siêu dầy trong quảng cáo mascara hiệu L’oreal.
Lông mi trong quảng cáo của Maybelline nhìn cứng đờ như những cặp mi nhựa vẫn gắn trên búp bê.
Không chỉ thiếu trung thực khi giới thiệu về tính năng sản phẩm, hình quảng cáo này còn thiếu tính thẩm mỹ, viền mắt dưới không đều và sắc nét.
Nếu rành về make-up, nhiều người có thể nhận ra người mẫu trong quảng cáo này đã gắn tới 2 loại mi giả khác nhau là một lớp sợi siêu mỏng phía sau và một lớp ngắn dầy phía trước. Ghép 2 mi giả cùng lúc cũng là cách mà không ít chuyên gia trang điểm dùng để tạo ấn tượng cho đôi mắt.
Bạn có tin chỉ cần dùng mascara là có thể sở hữu đôi mi cong vút dài tới sát chân mày như Kate Moss trong quảng cáo của Rimmel? Năm 2007, quảng cáo này đã bị cấm khi quá nhiều khách hàng khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Quảng cáo mascara của hãng Cover Girl do Taylor Swift làm mẫu cũng bị cấm vì phóng đại sự thật. Đôi mắt khi ngước lên hiện rõ dấu vết của đường gân mi giả.
Dù mi bạn có dài, khi thêm mascara chúng cũng khó có được độ tơi, nhọn ở đuôi lông mi như của Zooey Deschanel trong quảng cáo Rimmel.
Theo Ngoisao
Cô giáo của những thủ khoa
Từng nhiều năm kinh nghiệm dạy học trò chuyên, cô đã nếm trải biết bao câu chuyện buồn vui của nghề giáo. Qua "bàn tay nhào nặn" của cô nhiều thủ khoa của trường Quốc học Huế đã thành danh trong cuộc sống.
Cô Nguyễn Minh Hương chỉ nhận mình là một người "lái đò" tận tụy chuyên chở "những chuyến đò đầy sao" tìm thấy giấc mơ về hạnh phúc. Ở đó cô đóng rất nhiều vai vừa là cô, là chị là bạn, là mẹ của các em học sinh.
Cô Minh Hương và 6 gương mặt thủ khoa lớp 12 chuyên Anh trường Quốc học Huế.
Niềm tin với nghề giáo
Hồi còn học cấp 3 mỗi lần nghe chị gái đi học về kể chuyện cô giáo dạy chuyên Anh lớp chị làm tôi vô cùng ngưỡng mộ và mong muốn một lần trong đời được diện kiến cô.
Không biết duyên phận "đưa đẩy" thế nào mà hơn 10 năm sau ngày ra trường tôi được gặp cô giáo Minh Hương trong một buổi trưa tiết trời nắng ráo của những ngày cơn bão dữ vừa tát qua dải đất miền Trung.
Đón tôi tại căn nhà xinh xắn ở địa chỉ 87 Phan Văn Trường (Thành phố Huế) cô vui vẻ dẫn tôi lên một căn phòng ấm áp, phảng phất chút thiền môn. Bên tách trà hòa mật ong còn thơm nóng, cô Minh Hương bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về cuộc đời, chuyện nghề:
"Thật lòng với em từ xưa đến chừ cô cùng không muốn lên báo mô nghe. Vì cô biết ở trong ngành Giáo dục còn rất nhiều người thầy, người cô đáng kính, đáng trọng hơn mình nữa. Nghề nào cũng có niềm vui, nỗi buồn em à".
Sau khi nghe câu chuyện thật "chắc chắn như đinh đóng cột" mà suốt cả giờ cô say sưa kể, tôi đã té ngửa khi biết rằng công việc dạy chuyên của một giáo viên không dễ dàng như lâu nay mình tưởng.
Từ một học sinh chuyên Anh của trường rồi đến khi qua hết quãng đời sinh viên Anh ngữ tại trường Đại học Sư phạm Huế cô quay lại trường xin làm công việc của một người "đưa đò" mà từ lúc còn bé đã hằng mơ ước.
Không thể nhớ hết nỗi hơn 20 năm đi dạy, bao nhiêu "chuyến đò" lúc trầm lúc lắng, lúc nước sông đục sông trong. Lúc trời yên bể lặng thì những chuyến đò chở nguồn tri thức "vượt vũ môn" nhanh chóng rạng rỡ. Cũng có những chuyến đò gập ghềnh cheo leo, lâu lâu mới thấy các em "qua được bến bờ vinh quang" rồi quay lại ghé thăm cô giáo cũ cùng say sưa chuyện trò.
Thấy tôi có vẻ thắc mắc câu hỏi nhiều năm dạy chuyên, cô có chịu "sức ép" nào không? Cô vẫn một nụ cười đôn hậu như hồi tôi được nghe chị kể. "Cái chất của thiếu nữ Huế" luôn khép kín mà sâu lắng trong tâm hồn cô càng làm cho tôi cảm nhận những khó khăn của nghề giáo. Một nghề mà ai đã dấn thân vào cũng phải sống bằng tâm, trí và đặc biệt là lòng đam mê.
Cô Hương tâm sự: "Ngày trước mọi người hay bảo nhau "Chuột chạy cùng sao mới vào sư phạm" riêng cô thì khác, từ ngày còn là cựu học sinh của trường Quốc học Huế cô đã mê nghề đi dạy rồi. Không biết bạn trẻ bây giờ có chán học ngoại ngữ không. Chứ cô thấy thầy cô ngày trước ở trường dạy quá tuyệt vời, đến nỗi cô mê nghề giáo từ ngày đó".
Mặc dù tốt nghiệp đại học loại ưu, nằm trong danh sách các sinh viên được trường Đại học Sư phạm Huế giữ lại làm giảng viên nhưng vì tình yêu trường cũ, thích quây quần bên đám học trò tinh nghịch dễ thương cô quyết định quay lại trường xin gặp thầy hiệu trưởng dạy hợp đồng.
"Hồi đó mới ra trường mình thích dạy quá nên vừa nhận bằng xong là mình "ngây thơ" đến gặp thầy hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng lúc đó là hiệu trưởng rồi nói: "Thầy ơi con ra trường rồi thầy cho con về trường dạy nhé. Nếu trong trường đủ giáo viên biên chế rồi thầy cho con dạy không cần lương cũng được".
Thầy Trừng nói lại: "Thầy cho em dạy không hưởng lương vô tình thầy bóc lột con à". "Cũng thật lòng mà nói, lúc mới ra trường kinh tế gia đình cô khó khăn lắm. Cô cùng từng bỏ dạy làm đủ thứ nghề. Nhưng rồi vì tình yêu với nghề giáo luôn âm ỉ trong cô cho nên vào năm 1991 tổ Anh văn của trường có cô Sương đi Úc theo diện đoàn tụ gia đình, từ đó cô được tuyển vào biên chế của trường cho đến ngày hôm nay".
Cô Minh Hương (bên trái) và Trương Thái Chân - Thủ khoa trường ĐH Ngoại ngữ Huế năm 2013.
Hãy sống với học sinh bằng tấm chân tình
Gần 20 năm gắn bó với học sinh chuyên Anh, cô không nhớ nổi có bao nhiêu học sinh mình dạy đã đỗ thủ khoa vào các trường đại học trên toàn quốc nhưng bao giờ kể về công việc cô cũng khiêm tốn, chân thành. Nhiều "học trò cưng" của cô giờ đã thành danh như: Tô Diệu Lan, Nguyễn Quý Trân, Lê Mai Hoàng Giao hay những học sinh vừa đạt thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 - 2103 của lớp 12 chuyên Anh do cô làm chủ nhiệm như: Trương Thái Chân, Đào Bội Trân, Nguyễn Thanh Trúc... khi có dịp tiếp xúc đã có những nhận xét rất chí tình về cô giáo của mình.
Em Trương Thái Chân kể: Ở trường, cô Minh Hương như là một người mẹ hiền của bọn em, cách giảng dạy của cô không hề tạo ra sự gò bó từ kỹ năng nghe, đọc và cách giảng bài. Cô Hương luôn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, cho học sinh làm bài tập nhiều hơn học lý thuyết, sau đó chỉ ra những cơ bản nhất để học sinh theo kịp. Cô chính là thần tượng của chúng em.
Cô Minh Hương (người đứng đầu tiên bên phải) trong một lần đi dã ngoại cùng học trò.
Chưa một lần tự hào nhận mình là người dạy giỏi, khi đánh giá về bản thân cô cho rằng cuộc đời mình gặp nhiều may mắn so với các đồng nghiệp khác. Riêng việc trao dồi kiến thức cho học sinh người dạy phải luôn có những điểm khác hơn trong kỹ năng dạy học và làm công tác chủ nhiệm.
Đôi lúc giáo viên ngoài sách giáo khoa, người dạy chuyên Anh phải luôn trau dồi tài liệu, giáo án. Người cô, người thầy khi dạy cho học sinh "phải như ca sĩ hát hay trên sân khấu". Người dạy giỏi phải làm cho học sinh thích thú, cảm hứng như những người nấu ăn giỏi luôn biết soạn những món ăn mà người ăn cảm thấy không ớn.
Còn bằng cách nào để học sinh luôn nhớ và yêu quý mình trong khi đang còn học cũng như sau khi ra trường thì chính bản thân người cô, người thầy phải sống gần gũi với học trò bằng lòng chân tình, nhiệt tình và ít "màu mè". Đừng bao giờ ép học sinh phải làm những điều mà các em không thích.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2012 - 2013, lớp 12 chuyên Anh trường THPT Quốc học Huế do cô Nguyễn Minh Hương chủ nhiệm có 6 thủ khoa của các trường, ngành trực thuộc ĐH Huế và Đại học quốc gia TPHCM. 6 thủ khoa đến từ lớp Chuyên Anh Quốc học Huế, gồm: Trương Thái Chân - Thủ khoa 27 điểm trường Đại học Ngoại ngữ Huế; Đào Bội Trân - Thủ khoa 26,5 điểm trường Đại học Ngoại thương TPHCM; Nguyễn Thanh Trúc - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Kinh tế Huế; Lại Xuân Bách - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế; Nguyễn Hoàng Minh Đức - Thủ khoa 23,5 điểm ngành Kinh tế, ĐH Kinh tế Huế; Trịnh Phước An - Thủ khoa 25 điểm trường Đại học Công nghệ thông tin TPHCM. Ngoài ra, trong lớp 12 Chuyên Anh Quốc học Huế có nhiều bạn tự "săn tìm học bổng" qua mạng. Nổi bật như: Trần Thị Hoàng Dung, Trần Trương Bảo Ngọc, Lương Thị Xuân Nguyên dù đã có suất du học tại Nhật bằng học bổng APU vẫn muốn thử sức trong kỳ thi đại học vừa qua.
Minh Ngọc
Theo GD&TĐ
Kinh ngạc thiếu nữ mặc đồ sexy đi trên dây giữa 2 vách núi 2 cô gái xinh đẹp tự tin đi trên dây ở độ cao "khủng" mà không hề tỏ ra sợ hãi. Emily Sukiennik và Hayley Ashburn là 2 nữ leo dây chuyên nghiệp. Họ có thể di chuyển trên chiếc dây mỏng manh đầy nguy hiểm mà không cần đến dụng cụ bảo hộ hay trợ giúp, những gì họ cần chỉ là...