10 quái vật khét tiếng nhất trên màn ảnh
Godzilla, Frankenstein, Dracula… là những quái vật kinh điển từng nhiều lần tung hoành trên màn ảnh suốt kể từ ngày đầu xuất hiện.
Godzilla: Sinh vật được mệnh danh là “vua quái vật” thuộc quyền sở hữu của hãng phim Toho, Nhật Bản và từng xuất hiện trong 28 bộ phim khác nhau tại xứ sở hoa anh đào. Dần dà, Godzilla trở thành một trong những biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản.Trong khoảng gần hai thập kỷ qua, Hollywood có hai lần đưa Godzilla lên màn bạc, trong đó phiên bản phim 2014 của đạo diễn Gareth Edwards giành được thắng lợi vang dội tại các phòng vé trong mùa hè năm nay.
Frankenstein:Con quái vật nổi tiếng được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết kinh điển cùng tên của Mary Shelley và gieo rắc nỗi sợ hãi trên màn ảnh trong suốt thập niên 1930 – 1940. Là sản phẩm thất bại từ thí nghiệm hồi sinh người chết của tiến sĩ Victor Frankenstein, con quái vật luôn nhận được sự đồng cảm từ phía khán giả hơn là nỗi căm ghét. Quái vật Frankenstein hiện cũng nằm trong danh sách được tái khởi động trong tương lai gần giống như Dracula vớiDracula Untold.
Dracula: Bá tước Dracula là nhân vật nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bram Stoker và sau đó được hãng Universal chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh Dracula (1931) do Bela Lugosi thủ vai chính. Gã ma cà rồng quý tộc sống qua nhiều thế kỷ hẳn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử phim kinh dị thế giới. Nhân vật này cũng thường được khắc họa như một người đàn ông cao lớn, lịch lãm, ra tay vào những lúc khán giả ít ngờ nhất.
Người Sói: Các ma sói cũng là một đề tài được Hollywood khai thác triệt để trong “công cuộc” hù dọa nhiều thế hệ khán giả. Thành công nhất trong số những phim về người sói phải nhắc tới An American Werewolf in London năm 1981. Bộ phim thậm chí còn giành được một tượng vàng Oscar cho hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất. Gần đây nhất, bộ phim Wolfman hồi năm 2010 lại không gây được tiếng vang và hãng Universal sẽ tái khởi động thương hiệu Người Sói trong tương lai gần cùng với Dracula và Frankenstein.
King Kong: Con khỉ đột khổng lồ sống trên đảo Đầu Lâu, được dân bản địa tôn thờ như một vị thần linh thiêng. Nhưng sau khi gặp gỡ cô nàng Ann Darrow tóc vàng, King Kong như bị cảm hóa và phải lòng người đẹp. King Kong là một bộ phim cảm động khi khắc họa mối tình giữa loài dã thú và con người, một tình yêu đẹp nhưng kết thúc trong bi kịch. Hai phiên bản phim King Kong nổi tiếng nhất là năm 1933 của Merian C. Cooper và 2005 của Peter Jackson.
Mực khổng lồ: 20.000 Leagues Under the Sea – Hai vạn dặm dưới biển được Walt Disney thực hiện vào năm 2014 và giành được hai tượng vàng Oscar tại các hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật và Hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh xuất sắc nhất. Trong số những loài quái thú mà các thủy thủ trong phim chạm trán phải, đáng sợ nhất là loài mực khổng lồ. Chính con quái vật này là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim tiếp tục tạo ra những thủy quái kinh điển khác sau này như với Jaws, Piranha, Frankenfish…
Video đang HOT
Xác ướp Ai Cập:Một nhóm nhà khoa học trong quá trình khai thác lăng mộ cổ vô tình tìm ra cuốn sách có thể khiến xác ướp của thầy tư tế Imhotep hồi sinh. Hắn vốn là một linh hồn độc ác, bị các Pharaoh trừng phạt và phải tồn tại trong đau đớn vĩnh hằng. The Mummy (1932) là bộ phim quái vật thứ hai do Universal sản xuất sau thành công lớn của Frankenstein. Tới năm 1999, phiên bản phim làm lại với sự tham gia của Brendan Fraser và Rachel Weisz ra đời, gây tiếng vang tại các phòng vé trên toàn cầu và kéo theo hai phần tiếp theo. Tuy nhiên, xác ướp Ai Cập hiện cũng đang nằm trong kế hoạch tái khởi động cùng với Dracula, Frankenstein và Người Sói.
Quái vật Gill-man:Con thủy quái xuất hiện trong bộ phim Creature from the Black Lagoon (1954), có hình dạng đen đúa đáng sợ và sinh sống ở đáy sông Amazon. Mọi chuyện trở nên rắc rối khi nó đem lòng yêu Kay, một cô gái thuộc nhóm khoa học đang tới đây để nghiên cứu. Gill-man cũng là một quái vật nữa nằm trong kế hoạch tái khởi động của Universal giống như nhiều cái tên nói trên.
Xenomorph:Xuất hiện trong loạt phim Alien, những sinh vật này tấn công bằng cách bám vào mặt con mồi rồi đẻ trứng vào người họ. Sau thời gian sống ký sinh, quái vật con sẽ chui ra từ bụng con mồi, giết chết vật chủ. Các Xenomorph do họa sĩ tạo hình H.R.Giger sáng tạo, trở thành “nỗi kinh hoàng thực sự ngoài không gian”. “Thiên địch” của loài này là Predator, các quái vật thợ săn trong loạt phim cùng tên.
Thây ma: Thây ma (zombie) xuất hiện lần đầu trên màn ảnh rộng qua bộ phim White Zombie (1932). Dù không phải là một tác phẩm thành công nhưng đây là tiền đề cho các bộ phim cùng đề tài sau này. Cơn ác mộng thây ma luôn là nỗi ám ảnh đối với nhân loại, khi con người bị biến thành những sinh vật hung hãn, chạy rong trên các con phố và đuổi bắt những kẻ còn sống sót. Cảnh tượng thây ma xé thịt, ăn não người thường luôn khiến người xem phải rợn tóc gáy, thậm chí là buồn nôn.
Theo Zing
15 bộ phim kinh dị từng được Oscar vinh danh
Các phim kinh dị vốn không được Viện hàn lâm Hoa Kỳ ưu ái, nhưng cũng có không ít tác phẩm thuộc thể loại này tạo ra được sự khác biệt.
Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1931): Đây là bộ phim kinh dị đầu tiên từng giành tượng vàng Oscar. Tác phẩm ghi dấu ấn nhờ cảnh biến chuyển từ tiến sĩ Jekyll sang quái vật Hyde hết sức mới mẻ tại thời điểm bấy giờ. Thậm chí, phải tới khi đạo diễn Rouben Mamoulian tiết lộ những bí mật hậu trường, khán giả mới biết được ông đã thực hiện cảnh quay ấy ra sao. Tài tử Fredric March của phim này cùng với Wallace Beery của phim The Champ đều được vinh danh là Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, lần duy nhất trong lịch sử hạng mục này có hai người chiến thắng.
What Ever Happened to Baby Jane? (1962): Bộ phim kể lại câu chuyện đầy ám ảnh giữa hai chị em Blanche và &'Baby' Jane Hudson. Quy tụ hai kiều nữ hàng đầu của thập niên 1960 là Bette Davis và Joan Crawford, nhưng What Ever Happened to Baby Jane? chỉ giành một chiến thắng duy nhất tại hạng mục Thiết kế phục trang đen-trắng xuất sắc nhất của Oscar.
Rosemary's Baby (1968): Dù ra đời từ gần nửa thế kỷ trước nhưng tác phẩm kinh dị của đạo diễn lừng danh Roman Polanski vẫn có sức sống mãnh liệt tới tận ngày nay. Khi một đôi vợ chồng trẻ chuyển tới ngôi nhà mới, người vợ bỗng nhiên mang thai một cách kỳ quái và nhiều sự kiện không thể giải thích cứ thế xảy ra khi cô đang mang thai. Được giới phê bình đánh giá cao, song Rosemary's Baby chỉ nhận được hai đề cử Oscar, và có chiến thắng duy nhất tại hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Ruth Gordon.
The Exorcist (1973): Đây là tựa phim kinh dị nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh nhân loại, kéo theo vô số các phần tiếp theo, làm lại, ăn theo sau này. Viện hàn lâm tỏ ra rất hứng thú với The Exorcist, dành cho bộ phim tổng cộng 9 đề cử Oscar, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng như Phim truyện, Đạo diễn, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Dù chỉ chiến thắng tại hai hạng mục Kịch bản chuyển thể và Âm thanh xuất sắc nhất, nhưng The Exorcistthường được ghi nhận là bộ phim kinh dị thuần túy đầu tiên được nhận đề cử Phim truyện xuất sắc nhất.
Jaws (1975): Được đạo diễn Steven Spielberg trình làng vào năm 1975, Jaws mau chóng được xếp vào hàng các tác phẩm điện ảnh kinh điển khi khiến nhiều khán giả thời đó không dám xuống tắm biển bởi những con cá mập trắng.Jaws có được ba tượng vàng Oscar tại lần lượt các hạng mục Dựng phim, Nhạc nền trong phim và Âm thanh xuất sắc nhất.
The Omen (1976): Robert và Katherine Thorn là một đôi vợ chồng hạnh phúc, trong đó người chồng đảm nhận vị trí đại sứ Hoa Kỳ tại nước Anh. Điều duy nhất họ còn thiếu là một mụn con. Khi nhận nuôi một đứa bé có mẹ qua đời lúc sinh hạ tại bệnh viện, vợ chồng nhà Thorn không hề biết rằng đó là khởi đầu của những sự kiện kinh hoàng diễn ra sau này.The Omen nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới phê bình, nhưng chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mụcNhạc nền trong phim xuất sắc nhất.
An American Werewolf in London (1981): Đây là một tác phẩm kinh dị kinh điển khác trong lịch sử điện ảnh, kể lại chuyện hai du khách người Mỹ bị tấn công bởi người sói khi ghé thăm nước Anh. Tuy nhiên, các cư dân bản địa hoàn toàn phủ nhận về sự tồn tại của sinh vât này. Bộ phim đem về cho chuyên viên kỹ xảo huyền thoại Rick Baker một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất.
Alien (1979) & Aliens (1986): Đây là những tác phẩm kinh điển thuộc dòng khoa học viễn tưởng pha kinh dị do các đạo diễn lừng danh Ridley Scott và James Cameron lần lượt thực hiện. Tập phim đầu tiên giành được một tượng vàng Oscar duy nhất tại hạng mục Kỹ xảo hình ảnh xuất sắc nhất; còn tập phim thứ hai nhận được tới 7 đề cử, trong đó có hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Sigourney Weaver. Song, Aliens cũng chỉ có hai lần được xướng tên tại các hạng mục Kỹ xảo hình ảnh và Dàn dựng âm thanh xuất sắc nhất.
The Fly (1986): Cũng trong năm 1986, The Fly là một tác phẩm kinh dị khác gây được tiếng vang, kể về chuyện một khoa học gia xuất sắc vô tình biến bản thân thành sinh vật lai ruồi khổng lồ sau khi ông mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong một thí nghiệm. Chỉ giành được một đề cử Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất nhưng The Fly chính là cái tên giành chiến thắng.
Beetlejuice (1988): Dù là một trong những bộ phim kinh dị hài hước hay nhất mọi thời đại, nhưng Beetlejuice của Tim Burton chỉ giành được một tượng vàng Oscar tại hạng mục Hóa trang xuất sắc nhất. Trong suốt gần ba thập kỷ qua, vị đạo diễn từng nhiều lần bày tỏ dự định muốn thực hiện phần II của bộ phim nhưng chưa có ý tưởng nào được chuyển hóa thành hiện thực.
Misery (1990): Các tác phẩm văn học kinh dị của Stephen King là một nguồn tư liệu dồi dào dành cho các nhà làm phim tại Hollywood. Có không ít những bộ phim chuyển thể từ đây gây tiếng vang lớn mà điển hình chính là Misery. Chuyện phim bắt đầu khi một nhà văn nổi tiếng được một fan nữ giải cứu khỏi vụ tai nạn bất ngờ, nhưng đó mới chỉ là khởi điểm của những bi kịch sau này. Nhờ vai diễn đầy ám ảnh trong phim mà nữ diễn viên Kathy Bates giành được tượng vàng Oscar tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1991.
Silence of the Lambs (1991): Trên thực tế, The Silence of the Lambs là một tác phẩm tâm lý hình sự và tính kinh dị chỉ đóng góp một phần trong đó. Sự xuất sắc của Anthony Hopkins trong vai vị bác sĩ ăn thịt người Hannibal Lecter chính là một trong những yếu tố quyết định giúp tác phẩm giành chiến thắng vang dội tại Oscar, ám ảnh nhiều thế hệ khán giả trong suốt những năm qua. Bộ phim giành chiến thắng tại các hạng mục Phim truyện, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính, Kịch bản chuyển thể và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Dracula (1992): Phiên bản phim về chúa tể ma cà rồng năm 1992 do đạo diễn lừng danh Francis Ford Coppola thực hiện, quy tụ một dàn sao sáng bao gồm Keanu Reeves, Gary Oldman, Winona Ryder và Anthony Hopkins. Nhận được bốn đề cử Oscar, Dracula lên ngôi tại ba hạng mục gồm Thiết kế phục trang, Dàn dựng hiệu ứng âm thanh và Hóa trang xuất sắc nhất.
Sleepy Hollow (1999): Câu chuyện Kỵ sĩ không đầu được đạo diễn Tim Burton tái hiện một cách hết sức thành công với bộ ba diễn viên Johnny Depp, Christina Ricci và Christopher Walken. Dù nhận được ba đề cử Oscar nhưng Sleepy Hollow chỉ được xướng tên tại hạng mục Thiết kế phục trang xuất sắc nhất.
Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street (2007): Là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai thể loại kinh dị và nhạc kịch, Sweeney Tood cũng do đạo diễn Tim Burton thực hiện, với Johnny Depp trong vai gã thợ cạo đáng sợ. Bản thân tài tử nhận được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar 2008, nhưng bộ phim rốt cục chỉ giành chiến thắng tại hạng mục Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất.
Theo Zing
Quá trình 'tiến hóa' của ma cà rồng trên màn ảnh Ma cà rồng là những sinh vật gieo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh kể từ thuở bình minh của điện ảnh. Nhân vật này không ít lần "thay đổi hình dạng" trong suốt lịch sử phim ảnh. Dracula thời kỳ đầu: Dracula, chúa tể ma cà rồng, xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim câm The Vampire năm 1913 của...