10 phim võ thuật kinh điển của Lý Liên Kiệt
Giới phê bình ảnh đàn Hoa ngữ luôn tự hào về nam diễn viên họ Lý sau những bom tấn khó có thể thay thế. Còn khán giả, họ gọi anh là “ông hoàng Kung Fu”.
Năm 1982, Thiết Lâm Tự đã làm nên hiệu ứng về phim ảnh khi đạt thành công ngoài mong đợi, lập kỷ lục phòng vé. Đây là tác phẩm đánh dấu sự thành công của nam diễn viên họ Lý với nghệ thuật. Lý Liên Kiệt vào vai Giác Viễn – một thiếu niên mang theo nỗi mối thù cha bị giết hại. Giác Viễn lần mò lên Thiếu Lâm Tự luyện võ nghệ. Sau này, anh cùng sư phụ và đồng môn cùng chiến đấu bảo vệ lẽ phải.
Thời bấy giờ, Thiếu Lâm Tự tạo nên cơn sốt dù không được đầu tư lớn hay kỹ xảo hoành tráng. Dàn diễn viên chính trong phim như Lý Liên Kiệt, Vu Hải, Vu Thừa Huệ đều là cao thủ võ thuật thực sự. Khán giả tin rằng nhờ yếu tố “thật” này nên Thiếu Lâm Tự chạm được đến “tim” người hâm mộ.
Sau Thiếu Lâm Tự, Lý Liên Kiệt tiếp tục ghi điểm nhờ Sinh ra để tự vệ (1986), Thiếu Lâm Tự 2 và 3, Long tại Thiên nhai. Nhưng Hoàng Phi Hồng mới là kinh điển giúp tên tuổi ông hoàng võ thuật vang xa. Tái hiện cuộc đời của võ sư Hoàng Phi Hồng, Lý Liên Kiệt được ví như phiên bản điện ảnh hoàn hảo nhất từ trước đến nay. Những tuyệt kỹ võ thuật của Hoàng Phi Hồng như Hổ hạc hình quyền, Vô ảnh cước, Đơn song hổ trảo như sống lại trong từng thế võ của Lý. Nam diễn viên 53 tuổi góp mặt trong cả 3 phần Hoàng Phi Hồng thực hiện từ năm 1990 đến 1993.
Năm 1993, Lý Liên Kiệt nhận lời đóng chính Phương Thế Ngọc – phim về cuộc đời đệ tử huyền thoại của Thiếu Lâm. Quá thành công trên màn ảnh rộng nhờ những vai diễn để đời, có thời gian, Lý bị cho “chiếm hết phòng chiếu Trung Hoa” khiến các đồng nghiệp bức bối.
Thái cực Trương Tam Phong ra mắt lần đầu vào năm 1994 nối dài những tác phẩm để đời của Lý Liên Kiệt. Lần này, Lý vừa đảm nhận vai chính vừa kiêm vai trò nhà sản xuất. Sự kết hợp giữa Lý cùng chỉ đạo võ thuật Viên Hòa Bình cùng dàn diễn viên hạng A dễ dàng đưa phim lên hàng Top ăn khách nhất thập kỷ.
Video đang HOT
Năm 1994, Lý Liên Kiệt góp mặt trong 4 phim điện ảnh và tất cả đều thành công. Bên cạnh Thái cực Trương Tam Phong còn có Tinh võ anh hùng với câu chuyện về cuộc đời Trần Chân. Nhân vật này từng được Lý Tiểu Long thể hiện thành công trong thập kỷ trước đó. Nhưng Lý Liên Kiệt không hề thua kém.
Những cảnh võ thuật kết hợp giữa võ thuật Trung Hoa và Nhật Bản uy dũng, dứt khoát của Trần Chân cho đến giờ vẫn là kinh điển dòng phim võ thuật.
Nụ hôn của rồng là bom tấn với những khán giả thích cảnh hành động điển hình, không cần kỹ xảo hay hỗ trợ của hệ thống dây cáp. Hợp tác cùng nữ diễn viên Bridget Fonda, Lý Liên Kiệt thừa nhận đây là bộ phim đóng “đã” nhất.
Năm 2002, Lý Liên Kiệt cùng Chân Tử Đan, Chương Tử Di, Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc tạo nên cơn sốt khi tham gia bom tấn Anh hùng. Lý vào vai nam chính – anh hùng Vô Danh – một sát thủ muốn hành thích bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Anh và Chân Tử Đan có những cảnh đấu tay đôi để đời. Cuối cùng Vô Danh bị hành quyết dưới một làn mưa tên và tang lễ được cử hành theo đúng nghi thức của một vị anh hùng. Với doanh số gần 40 triệu USD, phim mang về doanh thu hơn 177 triệu USD. Đây cũng là dự án thành công nhất của Trương Nghệ Mưu.
Giai đoạn những năm 2000-2010, Lý Liên Kiệt tham gia ít dự án hơn. Mỗi năm trung bình chỉ đóng 1 phim. Hồi năm 2006, sau khi nhận lời tham gia Hoắc Nguyên Giáp, anh từng tuyên bố “Hoắc Nguyên Giáp là cái kết đẹp cho vai trò một ngôi sao võ thuật”. Lúc đó, khán giả đã hoài nghi về khả năng rút khỏi ngành giải trí của Lý. Trong phim, Lý Liên Kiệt thủ vai chính Hoắc Nguyên Giáp, người đã lập ra Tinh Võ Môn, từng mang uy danh về cho người Trung Quốc khi đánh bại những võ sĩ ngoại quốc và Nhật Bản.
Vua Kung Fu ra mắt khán giả năm 2007 thành công về lượng người xem. Giới phê bình đặc biệt quan tâm đến dự án này bởi sự góp mặt giữa Lý Liên Kiệt và Thành Long. Một dự án “thập cẩm” của Hollywood về Kung Fu Trung Quốc dù vấp không ít chỉ trích nhưng cảnh chiến đấu giữa Lý Liên Kiệt và Thành Long được đánh giá “có một không hai”.
Năm 2010, Lý gây tiếng vang khi tham gia dự án Biệt đội đánh thuê đóng cùng Sylvester Stallone: Jason Statham, Bruce Willis, Dolph Lundgren, Randy Couture. Trong Biệt đội đánh thuê 2, nhân vật Âm Dương do Lý Liên Kiệt thể hiện sau khi xả súng vào bọn lính thì hết đạn. Anh quyết định lao vào đánh tay đôi với chúng, tạo nên những cảnh hành động đáng xem. Lý Liên Kiệt cũng là tài tử Hoa ngữ hiếm hoi tham gia phim bom tấn Hollywood và có nhiều đất diễn.
Theo Zing
Ảnh cực độc về Thiếu Lâm Tự trăm năm trước
Thiếu Lâm Tự một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, nguồn gốc của các môn phái võ lâm tại Trung Quốc.
Thiếu Lâm Tự nằm ở xã Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Trong ảnh là sơn môn của Thiếu Lâm Tự được chụp vào những năm 20 của thế kỷ 20.
Đây là ngôi chùa nổi tiếng lâu đời và có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của Phật giáo Thiền tông và võ thuật tại Trung Hoa.. Đây là tấm biển "Thiếu Lâm Tự" do chính hoàng đế Khang Hi ngự bút. Hiện nay, tấm biển đề ba chữ này vẫn được viết theo lối chữ này nhưng không phải của Khang Hi ngự ban.
Đây được coi là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa và nguồn gốc của các môn phái võ thuật của Trung Quốc. Trong ảnh là chính môn của Đại Hùng bảo điện trong chùa Thiếu Lâm. Hàng cây trước cửa điện đã trên 100 tuổi.
Địa Tạng Bồ Tát đại điện trong chùa Thiếu Lâm.
Kho kinh trong chùa Thiếu Lâm.
Các tăng nhân của chùa Thiếu Lâm trước đại điện.
Đây là lục tổ điện trong Thiếu Lâm Tự, ở giữa là Phật Bà Quan Âm Bồ Tát, bên trái là Đạt Ma tổ sư, bên phải là Tuệ Khả thiền sư.
Bích động trong chùa quả nhiên tồn tại đúng như lời đồn đại.
Một cảnh trong khuôn viên chùa.
Tấm bia được Đường Thái Tông ngự ban nhưng đã bị mờ do dấu vết của năm tháng.
Tháp chuông đồng trong Thiếu Lâm Tự, một vật thiêng không thể thiếu trong đền chùa.
Theo_Kiến Thức
Học Tàng Kinh Các - Phá giải trận pháp Đồng Nhân Uy Trấn Giang Hồ Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự là nơi chưa đựng biết bao bí kíp tuyệt học võ lâm, đây cũng chính là ngọn nguồn của Trận Pháp Đồng Nhân bất khả công phá, giang hồ khiếp sợ. Từ câu chuyện Thiếu Lâm tuyệt học Sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma vượt Trường Giang đến chùa Thiếu Lâm...