10 phim truyền hình Hàn có kinh phí “khủng” nhất: Song Joong Ki giắt túi 2 bom tấn đình đám
Mức kinh phí cao ngất ngưởng của 10 bộ phim truyền hình Hàn dưới đây sẽ khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Đứng ở vị trí số 1 là Arthdal Chronicles – bộ phim giả tưởng cổ trang đầu tiên của màn ảnh Hàn. 54 tỷ won (hơn 1000 tỷ) là số tiền mà các nhà sản xuất chi trả cho việc dựng bối cảnh quay phim riêng tại thành phố Osan, đi sang Brunei để bổ sung phân cảnh, các kỹ xảo ấn tượng, cát xê của các tên tuổi nổi tiếng như Jang Dong Gun hay Song Joong Ki.
Quý Ngài Ánh Dương đứng ở vị trí số 2 với kinh phí đầu tư lên đến 40 tỷ won (hơn 800 tỷ). Ước tính kinh phí để sản xuất cho mỗi tập phim của SBS là 1,5 tỷ won, bao gồm: tiền cát xê cho Lee Byung Hun, kinh phí quay ngoại cảnh ở nước ngoài, phục trang và dựng bối cảnh giả.
Vị trí số 3 là Kingdom – phim cổ trang có bối cảnh đại dịch Zombie rất ăn khách trên Netflix. Với sự đầu tư kỹ lưỡng, cùng với dàn diễn viên hùng hậu bao gồm những cái tên như Joo Ji Hoon và Bae Doo Na, kinh phí sản xuất của Kingdom lên tới 35 tỷ won (hơn 700 tỷ).
Tuy nhiên không phải dự án nào được đầu tư “khủng” cũng đem lại hiệu quả cao. Ví dụ như Quân Vương Bất Diệt của Lee Min Ho dù tiêu tốn 30 tỷ won (hơn 600 tỷ) nhưng vẫn trở thành “bom xịt”.
10 bộ phim truyền hình Hàn tiêu tốn nhiều tiền nhất:
1. Arthdal Chronicles – 54 tỷ won (hơn 1000 tỷ)
2. Quý Ngài Ánh Dương – 40 tỷ won (hơn 800 tỷ)
3. Kingdom – 35 tỷ won (hơn 700 tỷ)
Video đang HOT
4. Sweet Home – 30 tỷ won (hơn 600 tỷ)
5. Quân Vương Bất Diệt – 30 tỷ won (hơn 600 tỷ)
6. Vagabond – 25 tỷ won (hơn 500 tỷ)
7. Huyền Thoại Biển Xanh – 22 tỷ won (hơn 440 tỷ)
8. Hạ Cánh Nơi Anh – 20 tỷ won (hơn 400 tỷ)
9. Hotel De Luna – 20 tỷ won (hơn 400 tỷ)
10. Vincenzo – 20 tỷ won (hơn 400 tỷ
4 phim Hàn dính bê bối bóc lột nhân viên thậm tệ: Hết bỏ mạng vì kiệt sức lại tử tự vì không chịu nổi áp lực
Có không ít ekip làm phim Hàn đã từng vướng phải những lùm xùm không đáng có xoay quanh việc bóc lột sức lao động của nhân viên.
Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển bậc nhất châu Á, mỗi năm đều cho ra đời vô số tác phẩm gây tiếng vang cực kỳ mạnh mẽ, đặc biệt là trên lãnh địa phim truyền hình. Sự phát triển, tiếng vang cũng kéo theo đó là vô số những mặt tiêu cực, như việc các ekip phải chạy đua với nhau để tranh suất chiếu đẹp. Thay vì hoàn thiện tác phẩm mới đem đi trình chiếu thì đa phần các nhà sản xuất phim truyền hình Hàn đều chọn cách làm phim cuốn chiếu (vừa quay vừa chiếu) để tăng thêm sức nóng cũng như tiết kiệm thời gian. Chính bởi điều này mà không ít ekip làm phim đã cho nhân viên làm việc quá số giờ quy định, thậm chí còn vướng phải bê bối bóc lột sức lao động và gây ra không ít hậu quả đau lòng.
1. Arthdal Chronicles (Biên Niên Sử Arthdal) - Ép nhân viên làm việc 20 tiếng/ ngày
Arthdal Chronicles là bom tấn sử thi đình đám bậc nhất màn ảnh Hàn Quốc và những lùm xùm xoay quanh nó cũng nhiều vô kể. Ngoài việc bị nghi đạo nhái series truyền hình ăn khách của Mỹ - Game of Thrones thì Arthdal Chronicles còn dính phốt bóc lột sức lao động nhân viên trong đoàn. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nhà sản xuất phim vi phạm hợp đồng lao động. Sự việc được Trung tâm nhân quyền lao động nước này xác nhận.
Song Joong Ki trong Athdal Chronicles
Theo lời tố cáo của thành viên trong ekip, khi Athdal Chronicles bấm máy ở nước ngoài, họ từng phải làm việc 20 tiếng mỗi ngày thay vì 14 tiếng như quy định của luật lao động. Do cường độ công việc cao, một nhân viên trong đoàn đã gặp tai nạn với thiết bị ánh sáng và bị gãy tay.
Đoàn phim Athdal Chronicles làm việc liên tục 20 tiếng/ ngày
2. Kingdom - Hai nhân viên tử nạn vì làm việc quá sức
Tháng 3/2019, showbiz Hàn được dịp xôn xao trước thông tin một nhân viên đạo cụ thuộc đoàn làm phim Kingdom 2 đã tử nạn trên đường đến trường quay ở PyeongChang. Người này được xác định tên là Lee - 20 tuổi và còn là nhân viên đạo cụ trẻ nhất trong ekip. Đáng nói hơn cả khi đây là vụ việc đau lòng thứ 2, trước đó vào tháng 1/2018, một nhân viên nghệ thuật thuộc ekip cũng bỏ mạng. Cụ thể, giữa lúc làm việc, anh phàn nàn rằng mình chóng mặt, ù tai rồi ngất đi, khi được đưa tới bệnh viện, anh đã qua đời do chết não. Những sự việc này đã được Hiệp hội Công nghiệp Điện ảnh Hàn Quốc kết luận nguyên nhân là do làm việc quá sức và kêu gọi cải thiện điều kiện làm việc cũng như các địa điểm sản xuất phim.
Một hình ảnh tại hậu trường Kingdom
3. Drinking Solo: Công việc áp lực, đồng nghiệp lăng mạ khiến trợ lý đạo diễn tự sát
Drinking Solo (Uống Rượu Một Mình) là một trong số những bộ phim tai tiếng bậc nhất màn ảnh xứ Hàn khi trợ lý đạo diễn của đoàn phim đã phải tự sát vì không chịu nổi áp lực công việc. Anh phải làm việc liên tiếp trong 55 ngày nhưng chỉ được nghỉ hai ngày, ngủ trung bình 4 tiếng 30 phút trong 10 ngày liên tục cho dù sức khỏe vốn không tốt như người bình thường. Đặc biệt, lý do quan trọng hơn dẫn đến sự việc đau lòng chính là chuyện anh bị các đồng nghiệp lăng mạ và sỉ nhục trong suốt quá trình ghi hình cho bộ phim.
Hình ảnh hiếm hoi của trợ lý đạo diễn đoàn phim Drinking Solo
Dàn diễn viên trong phim
4. Hoa Du Ký - Uy hiếp, đe dọa nhân viên làm theo chỉ thị và kết quả đau lòng
Vào cuối năm 2017, thời điểm Hoa Du Ký vẫn đang ghi hình, một nhân viên tổ thiết kế đã bị ngã từ độ cao 3m dẫn đến bị liệt nửa người trong lúc đang treo đèn chùm để chuẩn bị bối cảnh. Nguyên nhân được xác định là do không đeo thiết bị bảo hiểm. Lập tức, người nhà của nhân viên này đã đâm đơn kiện ekip Hoa Du Ký vì ép anh ta treo dàn đèn lên trần nhà vào lúc sáng sớm mặc dù anh đã xin dời lại do sức khỏe không đảm bảo vì trước đó quay thâu đêm. Sau đó cảnh sát đã phải vào cuộc điều tra, việc quay phim tạm hoãn. Nghiêm trọng hơn, Hiệp hội Lao động Truyền Thông tuyên bố nắm trong tay bằng chứng PD Mỹ thuật Lee Chul Ho liên tục uy hiếp và đe dọa sẽ sa thải nhân viên nếu không làm theo chỉ thị.
Cảnh sát và phóng viên có mặt ở phim trường Hoa Du Ký để điều tra
Phim trường được đánh giá là rất nguy hiểm
Vậy mới thấy, đằng sau những thước phim Hàn hoành tráng và một ngành công nghiệp điện ảnh nhìn qua chỉ toàn thấy hào quang là vô số sự đánh đổi. Khán giả cần những thước phim ấn tượng, ekip làm phim cần doanh thu và những thành quả xứng đáng tuy nhiên cũng không thể vì vậy mà bóc lột sức lao động của những người hi sinh thầm lặng để rồi tên tuổi của họ cũng chẳng được hiện trên phần after credit.
Vincenzo của Song Joong Ki góp mặt trong danh sách phim "nhạt nhẽo mà vẫn thành công" của cư dân mạng Dân mạng cho rằng bây giờ, một bộ phim muốn thành công có lẽ đã không cần nội dung quá xuất sắc. Để được công chúng đón nhận, một tác phẩm điện ảnh ít nhất cần sở hữu kịch bản ổn, dàn diễn viên có thần thái và hợp với nhân vật. Thế nhưng với sự phát triển quá mạnh của công nghệ...