10 phim kinh dị lấy đề tài ký sinh trùng
Trước “Harbinger Down” ra rạp tuần này, các ký sinh trùng từng được các nhà làm phim trên toàn thế giới khai thác triệt để dưới nhiều khía cạnh kinh dị khác nhau.
Alien (1979): Loài quái vật không gian không chỉ khiến người xem khiếp đảm với tạo hình khi trưởng thành mà còn gieo rắc nỗi sợ hãi với hình ảnh thuở sơ sinh, khi chúng còn nằm trong những quả trứng nhớp nhúa. Nó có chiếc đuôi dài nhằm cấy trứng ký sinh vào cơ thể sống khác. Hình ảnh con quái vật tí hon ngóc đầu ra ngọ nguậy giữa lồng ngực nhân vật Kane (William Hurt) chính là một trong những cảnh phim ghê rợn nhất lịch sử điện ảnh.
The Thing (1982): Một đoàn thám hiểm tại Nam Cực phải đối mặt với hàng loạt cái chết bí ẩn, xảy ra với cả những chú chó kéo xe lẫn con người. Hóa ra “thủ phạm” chính là một loài ký sinh quái đản. Sau khi phát triển trong xác chết, chúng giả dạng vật chủ từ hành động đến suy nghĩ, hoặc biến thành hình hài kinh tởm. The Thing có một trò chơi ăn theo và phiên bản phim làm lại năm 2011.
The Puppet Masters (1994): Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Robert A. Heinlein lần đầu xuất bản năm 1951. Câu chuyện xoay quanh chuyến hành trình của ba mật vụ chính phủ Mỹ. Họ có nhiệm vụ ngăn chặn một loại ký sinh trùng ngoài hành tinh sở hữu khả năng kiểm soát trí não vật chủ. The Puppet Masters vừa mang yếu tố kinh dị, vừa mang đậm nét trinh thám, hình sự kịch tính.
The Faculty (1998): Tác phẩm kinh dị lấy bối cảnh là một ngôi trường bị quái vật ngoài hành tinh xâm chiếm. Chúng là một loài ký sinh có khả năng nhân bản và nhăm nhe sử dụng cơ thể con người nhằm thôn tính Trái đất. The Falcuty có sự tham gia của ngôi sao series Fast & Furious là Jordana Brewster. Bên cạnh đó, khán giả có thể bắt gặp một vài gương mặt quen thuộc trong phim như Josh Harnett, Elijah Wood và cả danh ca Usher.
Dreamcatcher (2003): Những chiếc vòng bắt giấc mơ được ông hoàng thể loại văn học kinh dị Stephen King sử dụng làm trung tâm của một câu chuyện khoa học viễn tưởng xen lẫn kinh dị. Tác phẩm điện ảnh chuyển thể ra đời năm 2003, xoay quanh cuộc tái ngộ của bốn người bạn cũ sau khi xa nhau gần hai thập kỷ. Song, họ vô tình vướng vào cuộc chiến giữa quân đội với một thực thể ký sinh trùng ngoài hành tinh.
Video đang HOT
Slither (2006): Một thiên thạch chứa đựng loài ký sinh trùng gớm ghiếc rơi xuống thị trấn Wheelsy yên bình. Sau một thời gian chờ đợi, chúng chọn thân xác chàng trai Grant Grant giàu có nhất vùng làm “nơi trú ngụ”. Kể từ đó, Grant thèm khát thịt tươi, từ thịt đông lạnh, thú cưng, gia cầm và cuối cùng là thịt người. Loài ký sinh trùng đỏ tươi trông giống như lũ đỉa hút máu, dần dà biến đổi cơ thể vật chủ trở nên gớm ghiếc. Đây vốn là tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn James Gunn, tác giả bom tấn Guardians of the Galaxy (2014) sau này.
The Ruins (2008): The Ruins tương đối khác các tác phẩm cùng thể loại bởi bộ phim khai thác một loài thực vật ký sinh. Một nhóm bạn trẻ tới ngôi đền cổ tại Mexico để du lịch khám phá, nhưng sớm phải tìm đường rút lui do đụng độ với người bản địa. Song, lối thoát duy nhất là phải đi qua đỉnh đền, nơi bị bao phủ bởi loài dây leo sát thủ chết người.
Splinter (2008): Bi kịch xảy ra khi một cặp vợ chồng trẻ đang trên đường đi nghỉ mát thì bị tấn công bởi một gã tội phạm cùng bạn gái hắn. Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Tại một trạm đổ xăng, tất cả trở thành mục tiêu của loài ký sinh bí ẩn. Chúng khiến vật chủ trở nên khát máu, điên loạn rồi lùng giết đồng loại.
Deranged (2012): Đây là một trong những bộ phim đầu tiên xoay quanh thảm họa truyền nhiễm của điện ảnh Hàn Quốc. Trong Deranged, con người phải đối mặt với loài ký sinh trùng lông bờm ngựa, liên tục biến đổi liên tục nhằm kiểm soát não bộ và phá hủy cơ thể vật chủ. Bộ phim thu hút hơn 4,5 triệu lượt khán giả nội địa, nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình, đồng thời đem về cho nữ diễn viên Moon Jung Hee một giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh sau khi trình chiếu.
Parasyte (2014-2015): Dựa trên bộ manga kinh dị Kiseijuu là hai tập phim Parasyte đến từ điện ảnh xứ sở mặt trời mọc. Cậu học sinh trung học Shinzi Izumi may mắn ngăn một loài ký sinh đến từ ngoài hành tinh xâm nhập vào não mình. Nhưng nó vẫn kịp bám vào tay cậu, rồi tự lấy tên là Migi. Không nản chí, Izumi quyết định biến Migi thành thứ vũ khí lợi hại nhằm chiến đấu lại những ký sinh khác đang ẩn nấp dưới hình dạng con người. Không đơn thuần là một bộ phim kinh dị, Parasyte còn muốn tập trung khai thác mối tương quan giữa con người với thiên nhiên.
Theo Zing
10 phim bom tấn có kỹ xảo điện ảnh vượt thời gian
"Star Wars", "Alien", "Terminator 2: Judgement Day", "Jurassic Park"... đều là những bộ phim ra đời trong thế kỷ 20 nhưng tới nay vẫn khiến cho nhiều thế hệ khán giả phải kinh ngạc.
2001: A Space Odyssey (1968): Bộ phim luôn được xếp vào danh sách những tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. 2001: A Space Odyssey do đạo diễn Stanley Kubrick thực hiện, đem tới cho khán giả những hình ảnh du hành vũ trụ đẹp mắt và chân thực đến mức khó quên. Thật khó tin khi bộ phim đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm kể từ lần đầu ra mắt.
Star Wars: Episode IV (1977): Star Wars là một trong những cột mốc quan trọng của dòng phim khoa học viễn tưởng nói riêng và lịch sử điện ảnh nói chung, với những hiệu ứng kỹ xảo ma thuật xuất sắc. Được sản xuất với nguồn kinh phí không lớn cùng kỹ xảo có phần "thủ công", Star Wars vẫn đem đến hiệu quả thị giác xuất sắc, gặt hái thành công vang dội tại phòng vé, mở đầu cho nhiều cách thức tiếp cận mới trong việc dụng công nghệ kỹ xảo trong điện ảnh sau này.
Close Encounters of the Third Kind (1977): Rất hiếm có bộ phim khoa học viễn tưởng nào có thể gần đạt đến mức hoàn hảo như tác phẩm kinh điển của "thầy phù thủy" Steven Spielberg. Close Encountares of the Third Kind kể về cuộc viễn chinh quy mô của hạm đội người ngoài hành tinh. Cảnh chiếc phi thuyền mẹ tiến đến Tháp Quỷ, trông như một thành phố đang phát sáng khiến khán giả hoàn toàn choáng ngợp và rung động bởi hiệu ứng kỹ xảo quá tuyệt vời.
Alien (1979): H.R. Giger đã tạo ra một trong những loài quái vật ám ảnh nhất trong lịch sử điện ảnh qua bộ phim Aliennổi tiếng. Những khoảnh khắc đáng sợ khi bọn quái vật ngoài hành tinh tấn công con người giúp tạo nên bầu không khí hồi hộp và đầy bất an, biến Alien trở thành một tác phẩm vượt thời gian.
The Thing (1981): Bộ phim kinh dị pha trộn yếu tố khoa học viễn tưởng giống như một minh chứng cho quyền lực bất tận của hiệu ứng kỹ xảo trong điện ảnh. Những cảnh quay quái vật được xây dựng vô cùng chân thật và khéo léo, khiến nhiều thế hệ khán giả cảm thấy ám ảnh. Chẳng hạn như cảnh một đầu người bị bắn nát nhưng sau đó lại mọc ra chân nhện rồi bò đi mất...
E.T. the Extra-Terrestrial (1982): Những bộ phim hiện đại ngày nay thừa sức tạo nên những nhân vật kỹ xảo chân thực đến tuyệt vời nhờ kỹ thuật motion capture (bắt biểu cảm). Tuy nhiên, để tạo ra được cảm xúc như E.T. the Extra-Terresttrial thì vẫn hiếm có tác phẩm nào ngày nay có thể làm được. Kỹ xảo trong phim hết sức gần gũi và đáng yêu, giúp bộ phim dễ dàng đi vào lòng khán giả. Đó hẳn cũng là lý do mà cảnh chiếc xe đạp bay ngang qua mặt trăng trở thành một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh nhân loại.
Blade Runner (1982): Không được đón nhận nhiệt liệt khi lần đầu ra mắt, Blade Runner dần dà chinh phục nhiều thế hệ khán giả bằng những màn kỹ xảo ấn tượng cùng phần nội dung gợi mở. Kỹ xảo điện ảnh không chỉ mang lại cho bộ phim một vẻ ngoài ấn tượng, mà còn sống động như một nhân vật thực sự trong phim, đem tới cho người xem trải nghiệm như đang được sống trong một thành phố xa lạ ở thời tương lai.
The Abyss (1989): Đây có thể được coi là những bước đi đầu tiên trong việc áp dụng kỹ xảo hoành tráng khi làm phim sau này của James Cameron. Chắc chắn, kỹ thuật đặt máy quay dưới đáy biển khi thực hiện The Abyss sẽ mang tới cho vị đạo diễn kỳ tài nhiều kinh nghiệm quý báu khi ông sắp sửa thực hiện Avatar 2, tác phẩm bom tấn được hé lộ là có rất nhiều cảnh quay dưới mặt nước.
Terminator 2: Judgment Day (1991): Thêm một lần nữa, đạo diễn James Cameron chinh phục khán giả bằng cách áp dụng những công nghệ kỹ xảo hàng đầu. Terminator 2 luôn cuốn tới từng khoảnh khắc, giới thiệu đến khán giả những tiềm năng vô hạn của kỹ thuật CGI còn mới mẻ khi ấy. Sau hơn 20 năm, đây vẫn được coi là đỉnh cao của loạt phim Kẻ hủy diệt.
Jurassic Park (1993): Ở thời điểm Công viên kỷ Jura ra đời, kỹ thuật đồ họa máy tính có một bước tiến vượt bậc so với giai đoạn trước. Những tạo hình khủng long tuyệt đẹp, kỹ thuật chuyển động phức tạp, cộng thêm các pha hành động hấp dẫn đem đến cho khán giả một trong những chuyến phiêu lưu chưa từng có trên màn ảnh rộng. Hiện tập phim thứ năm về thế giới khủng long mang tên Jurassic World đang được thực hiện và dự kiến sẽ ra mắt khán giả trong năm 2015.
Theo zing
10 phim khoa học viễn tưởng hấp dẫn nhất mọi thời đại Trải qua nhiều thập kỷ, trí tưởng tượng của các nhà làm phim về công nghệ tương lai và thám hiểm vũ trụ luôn khiến khán giả kinh ngạc. The War of the Worlds (1953): Bản phim gốc của The War of the Worlds tuy thiếu đi những công nghệ kỹ xảo tân tiến như ở bản làm lại năm 2005, nhưng lại...