10 phim điện ảnh đắt đỏ sớm chìm vào quên lãng
Từ chỗ là niềm hy vọng để mở ra thương hiệu mới, lần lượt “ Battleship”, “ The Legend of Tarzan” hay “Valerian” chỉ đem tới nỗi thất vọng khi ra rạp.
The Wolfman (2010): Từ trước thất bại của Dracula Untold (2014) hay The Mummy (2017), Universal đã gặp khó với những quái vật mà mình sở hữu. Bộ phim The Wolfman trải qua quá trình thực hiện gian nan, phải đổi vị trí đạo diễn vào phút chót, và tiêu tốn khoản ngân sách lên tới 150 triệu USD (tức gần gấp đôi con số 85 triệu USD dự kiến ban đầu). Không tạo ra nhiều sự đột phá, The Wolfman chỉ thu lại gần 150 triệu USD toàn cầu. Phim trở thành thương vụ lỗ nặng đối với Universal và sớm rơi vào quên lãng.
The Sorcerer’s Apprentice (2010): Disney tỏ ra mạo hiểm khi rót 150 triệu USD nhằm mở ra một thương hiệu điện ảnh mới với một ngôi sao bị coi là đã hết thời như Nicolas Cage. Tham vọng ấy bất thành khi doanh thu phòng vé của bộ phim chỉ dừng lại ở mức hơn 200 triệu USD. Mọi thứ trong The Sorcerer’s Apprentice đều chỉ ở mức bình bình, không kém cỏi, nhưng cũng chẳng đủ gây ấn tượng. Cộng thêm sự có mặt của Inception (2010) cùng thời điểm, tác phẩm của Jon Turteltaub dần dà biến mất trong tâm trí công chúng.
Real Steel (2011): Bộ phim của đạo diễn Shawn Levy thực sự không tệ. Song, không phải tự nhiên Real Steel đến giờ chưa có phần 2. Bộ phim viễn tưởng đề tài quyền Anh có Hugh Jackman đóng chính tiêu tốn 110 triệu USD để sản xuất, trong khi không thu về quá 300 triệu USD toàn cầu. Một nguyên nhân khiến Real Steel trở nên mờ nhạt là phim ra rạp ngay sau mùa phim hè, và gặp khó trong việc lôi kéo đối tượng khán giả gia đình tới rạp.
Battleship (2012): Hasbro áp dụng chiến lược của Transformers cho Battleship. Nhưng ngồi trên ghế đạo diễn dự án không phải là Michael Bay. Peter Berg tỏ ra loay hoay trong việc phân bổ khoản ngân sách 220 triệu USD, và thành phẩm của anh thậm chí còn kém cả các phim về người máy biến hình. Chỉ thu hơn 300 triệu USD, đây là một dự án thất bại của Hasbro, còn giấc mơ biến Battleship thành thương hiệu mới cũng sớm tiêu tan.
Jack the Giant Slayer (2013): Thành công của Alice in Wonderland (2010) khiến các hãng phim mải miết theo đuổi các dự án điện ảnh dựa trên truyện cổ tích nổi tiếng. Trong đó, Warner Bros. mạnh tay bỏ ra tới 220 triệu USD cho Jack the Giant Slayer. Nicholas Hoult không phải là tên tuổi lớn, còn nội dung phim quá tẻ nhạt. Phim chỉ thu lại chưa đầy 200 triệu USD và trở thành dự án đáng quên đối với xưởng phim của những giấc mơ.
Transcendence (2014): Transcendence đánh dấu lần đầu tiên Wally Pfister – tay máy quen thuộc của đạo diễn Christopher Nolan – ngồi trên ghế chỉ đạo. Phim gây chú ý khi có Johnny Depp đóng chính, và tiêu tốn khoản ngân sách lên tới 150 triệu USD. Song, thành phẩm gây thất vọng về nhiều mặt, và tiếp tục là một thất bại nữa trong sự nghiệp của Depp khi chỉ thu về hơn 100 triệu USD toàn cầu.
The Huntsman: Winter’s War (2016): Snow White and the Huntsman (2012) gây bất ngờ khi thu về gần 400 triệu USD, bất chấp bê bối Kristen Stewart ngoại tình với đạo diễn. Nhưng Universal tỏ ra cố chấp khi muốn làm tiếp phần hai. Hãng loại Stewart, chiêu mộ Jessica Chastain, Emily Blunt, đồng thời hướng sự tập trung về Chris Hemsworth. Tuy nhiên, câu chuyện mới về chàng thợ săn có phần bôi vẽ, và khán giả lập tức nhận ra điều đó. Hậu quả là phim chỉ thu 165 triệu USD, so với khoản kinh phí lên tới 115 triệu USD. Thương hiệu từ đó có lẽ cũng ngủ yên.
The Legend of Tarzan (2016): Warner Bros. muốn làm mới thương hiệu Tarzan với David Yates – đạo diễn quen thuộc của loạt Harry Potter. Họ đồng thời chiêu mộ nhiều tên tuổi thực lực như Alexander Skarsgrd, Samuel L. Jackson, Margot Robbie, Christoph Waltz cho dự án. Chỉ có điều The Legend of Tarzan tiêu tốn tới 180 triệu USD để sản xuất. Thành tích 356 triệu USD không tệ, nhưng là chưa đủ để hãng tự tin mở ra thương hiệu mới. Con số phần nào đó còn cho thấy cái tên Tarzan không còn là sức hút đối với khán giả hiện đại.
The Great Wall (2016): Trường Thành chủ yếu gây xôn xao dư luận tại thị trường Trung Quốc khi hơn một nửa con số doanh thu 335 triệu USD đến từ quốc gia tỷ dân vùng Đông Á. Tuy nhiên, đây là thương vụ không mấy ấn tượng bởi đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã tiêu tốn đến 150 triệu USD để thực hiện bộ phim. Trên thực tế, ngay tại Trung Quốc, Trường Thành cũng vấp phải phản ứng trái chiều vì nội dung ngô nghê, kỹ xảo kém ấn tượng, và phần diễn xuất kém cỏi của Cảnh Điềm.
Valerian and the City of a Thousand Planets (2017): Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Luc Besson là bộ phim độc lập có kinh phí lớn nhất mọi thời đại khi tiêu tốn tới 200 triệu USD để sản xuất. Song, giữa mùa phim hè chật chội, Valerian chìm nghỉm tại phòng vé. Hai diễn viên Dane DaHaan và Cara Delevingne không đủ sức cáng đáng một dự án bom tấn, thường xuyên tỏ ra gượng gạo trước máy quay. Phim may mắn vừa đủ thoát lỗ, nhưng sớm trôi qua tâm trí người hâm mộ.
Gánh nặng của 205 triệu USD trên vai bộ phim đắt đỏ 'Tenet'
Khán giả sẽ ngỡ ngàng khi biết số tiền mà Christopher Nolan đã tiêu tốn để đưa ý tưởng đầu tiên về "Tenet" trở thành một bộ phim hoàn chỉnh trên màn ảnh.
Trailer Tenet
Hiện ở Hollywood, bất kỳ nhà làm phim nào, với ý tưởng gốc về một siêu phẩm điện ảnh, cũng sẽ phải rất chật vật để tìm được một hãng phim sẵn sàng rót cho họ kinh phí tương xứng. Các công ty thường sẽ không vung ra hàng trăm triệu USD cho một ý tưởng phim độc đáo nhưng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro khi tiếp cận thị trường.
Dự án đắt đỏ thứ hai mà Nolan từng thực hiện
Christopher Nolan, tất nhiên không phải một "nhà làm phim bình thường". Điều này lý giải tại sao Warner Bros. sẵn sàng cấp cho nhà làm phim số vốn được tiết lộ lên tới hơn 205 triệu USD để thực hiện Tenet - tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại khoa học viễn tưởng pha trộn yếu tố hành động giật gân.
Trong bài viết dự đoán tương lai của các phim bom tấn ra mắt trong năm 2020, Variety đã nói chi tiết việc dự án mới nhất của Christopher Nolan đã tiêu tốn bao nhiêu kinh phí để sản xuất.
Theo đó, Tenet là dự án phim đắt đỏ thứ hai mà vị đạo diễn từng thực hiện. Đứng đầu danh sách là phần cuối bộ ba phim về nhân vật Người Dơi - The Dark Knight Rises (2012) với kinh phí 250 triệu USD.
Dù tiêu tốn hơn 200 triệu USD, nhưng Tenet vẫn chỉ là bộ phim đắt đỏ thứ hai mà Nolan từng thực hiện.
Tuy nhiên, doanh thu toàn cầu của các phim mà Christopher Nolan thực hiện trong 10 năm trở lại đây: Inception (2010) thu về 829,9 triệu USD, The Dark Knight Rises (2012) thu về 1,08 tỷ USD, Interstellar (2014) chỉ tốn 165 triệu USD để thực hiện nhưng thu về 677,5 triệu USD, phim chiến tranh với quy mô hoành tráng Dunkirk (2017) có kinh phí 100 triệu USD và thu về 526,9 triệu USD đã chứng minh số tiền 205 triệu USD mà Warner Bros. rót vào Tenet là hoàn toàn xứng đáng.
Christopher Nolan hoàn toàn có thể kiếm bộn từ những bộ phim ăn theo thương hiệu nhân vật lớn - như thành công của bộ ba Dark Knight đã chứng minh. Nhưng trong những năm gần đây, vị đạo diễn đã định hình được phong cách làm phim độc đáo riêng có của mình qua những tác phẩm xây dựng từ kịch bản gốc.
Chưa ra mắt, phim đã gánh quá nhiều áp lực
Việc Warner Bros. đầu tư 205 triệu USD (chưa tính chi phí truyền thông và quảng cáo) vào Tenet, với tình hình hiện tại, lợi nhuận mang về từ thương vụ có thể sẽ không béo bở như những tác phẩm trước đó của Nolan.
Vị đạo diễn muốn phim mới của mình là tác phẩm chào mừng khán giả quay trở lại rạp chiếu phim khi ra mắt vào tháng 7. Nhưng thực tế, không ai dám chắc rạp chiếu phim đã được mở cửa trở lại sau một tháng rưỡi nữa, hay khán giả đã sẵn sàng, và thoải mái, quay lại rạp để xem phim hay chưa.
Thành bại của Tenet sẽ định đoạt tương lai của Hollywood nửa cuối 2020.
Tenet có vẻ sẽ là một phép thử cho Hollywood và trải nghiệm xem phim của khán giả trong tương lai gần. Kịch bản tốt nhất có thể xảy đến với phim là an toàn ra rạp vào giữa tháng 7, và khán giả sẽ ùn ùn kéo đến thưởng thức tác phẩm mới trong khi vẫn tuân thủ các quy tắc giãn cách nơi công cộng. Thành công của Tenet sẽ khiến các hãng phim khác cảm thấy vững tin hơn khi quyết định ra mắt phim mới của họ vào nửa cuối 2020.
Ngược lại, khả năng tệ nhất xảy ra, là phim không có khán giả. Nếu khán giả chưa sẵn sàng quay lại rạp vào tháng 7, và Tenet lỗ nặng, Hollywood có thể sẽ rơi vào hỗn loạn và các hãng phim đồng loạt lùi ngày phát hành tất cả tác phẩm trọng điểm của mình tới 2021. Dù chưa ra mắt, nhưng Tenet rõ ràng đã phải gánh trên vai quá nhiều áp lực.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để đưa ra thêm bất kỳ dự đoán nào. Không ai biết tình hình thế giới sẽ thay đổi ra sao trong một tháng tới. Do đó, khán giả buộc phải chờ tới sát thời điểm Tenet ra mắt vào 17/7 để có thể đánh giá tình huống một cách chính xác hơn.
Ryan Gosling sẽ vào vai người sói Sau "The Invisible Man", dự án phim quái vật tiếp theo mà Universal theo đuổi là "The Wolfman". Ryan Gosling dự kiến là ngôi sao lớn nhất của dự án. Theo tạp chí Variety, trong vài tháng qua, hãng Universal đang ráo riết tìm kiếm đạo diễn cho dự án The Wolfman. Nguồn tin cho biết Cory Finley - tác giả của bộ...