10 phát ngôn cứng rắn của Putin trong năm 2014
Năm 2014, Tổng thống Nga Putin có hàng loạt phát ngôn cứng rắn, thể hiện quyết tâm không lùi bước trước sức ép của phương Tây trên vấn đề Ukraine.
“Chủ quyền thực sự cho nước Nga là điều tuyệt đối cần thiết để tồn tại”, Tổng thống Putin tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 4/12. Bản thông điệp được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn do phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây xoay quanh vấn đề Crimea nói riêng và cuộc khủng hoảng Ukraine nói chung.
Theo ông chủ Điện Kremlin, Mỹ và đồng minh chỉ dùng cái cớ về việc sáp nhập Crimea để cô lập Nga. “Nếu như những chuyện này không xảy ra, thì họ cũng sẽ có cách khác để kiềm chế Nga”, ông nói. Ảnh: RT
“Nếu châu Âu không muốn hoàn thành dự án này, thì nó sẽ không được hoàn thành”, Tổng thống Putin phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) hôm 1/12, về việc hủy dự án xây dựng đường ống Dòng chảy phương Nam cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Ủy ban châu Âu (EC) được cho là đã ép Bulgaria cản trở việc xây dựng đường ống qua lãnh hải nước này, buộc Moscow phải chuyển hướng qua Thổ Nhĩ Kỳ. “Đây là quyết định của những người bạn châu Âu. Bulgaria vì áp lực mà bị tước đoạt cơ hội hành động như một nhà nước chủ quyền”, Putin còn mỉa mai nói. Ảnh: EPA
“Phép lịch sự với vũ khí còn có tác dụng hơn nhiều so với phép lịch sự đơn thuần”, Tổng thống Putin nói khi tham dự một buổi triển lãm xe thiết giáp hôm 17/11.
Theo New York Times, ông muốn ám chỉ sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Crimea cùng quyết định sáp nhập bán đảo này hồi tháng 3. Hai ngày sau, trong lễ trình quốc thư của tân Đại sứ Mỹ John Tefft (trái), Tổng thống Putin cho biết Moscow vẫn sẵn sàng hợp tác với Washington, nhưng phải trên cơ sở đối tác bình đằng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ảnh: NYT
Video đang HOT
“Mỹ chỉ có sự ủng hộ cho những kẻ đáng ngờ, từ những phần tử theo chủ nghĩa phát xít mới đến những kẻ Hồi giáo cực đoan”, Tổng thống Putin lên tiếng cáo buộc Washington, tại hội nghị thường niên của Câu lạc bộ Valdai ở Sochi hôm 24/10.
Trong bài phát biểu với ngôn từ gợi nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh, ông cho rằng phương Tây mới là bên có lỗi trong cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga là một cường quốc, vì vậy không cần phải cầu xin phương Tây gỡ bỏ lệnh cấm vận. Ảnh: RIA Novosti
“Tất cả những gì tôi cần làm là mỉm cười, để chỉ ra rằng ma quỷ không đáng sợ đến vậy “, Tổng thống Putin nói đùa với các phóng viên, bên lề diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” hôm 2/10, cho thấy sự lạc quan của ông trước tình hình kinh tế Nga hiện nay.
Theo Putin, các nhân tố tác động bên ngoài chỉ tạo thêm động lực cho kinh tế Nga đổi mới công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Đây được cho là động thái nhằm trấn an giới tài chính trước những thách thức mà nền kinh tế nước này gặp phải khi đang chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây. Ảnh:EPA
“Tôi chỉ cần hai tuần để chiếm Kiev nếu muốn”, Tổng thống Putin tuyên bố với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso hôm 1/9. Phát ngôn này được cho là lời phản bác mạnh mẽ của ông chủ Điện Kremlin trước các cáo buộc của chính phủ Ukraine và phương Tây về việc Nga đang xâm lược quốc gia láng giềng.
Đây cũng là lời cảnh báo trước việc Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) có kế hoạch bố trí lực lượng phản ứng nhanh nhằm vào Nga. Ảnh: Reuters
“Các cuộc đàm phán có ý nghĩa về một tổ chức chính trị và một nhà nước ở đông nam Ukraine nên được tổ chức ngay”, Tổng thống Putin cho biết trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Channel 1 hôm 31/8.
Đây là lần đầu tiên ông chủ Điện Kremlin đề cập đến cơ chế nhà nước cho miền đông nam nước láng giềng. Tuy nhiên, chiều cùng ngày ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Điện Kremlin nói lại rằng khu vực miền đông vẫn nên là một phần của Ukraine. Tuyên bố trên của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh phương Tây đang chuẩn bị cho một đợt trừng phạt mới nhằm vào Nga. Ảnh: Reuters
“Rõ ràng là lực lượng dân quân đã thành công lớn trong việc ngăn chặn các hoạt động quân sự của Kiev”, Tổng thống Putin tỏ ý khen ngợi phe ly khai miền đông Ukraine trong một tuyên bố đăng tải trên website của Điện Kremlin hôm 29/8.
Ông cũng chỉ trích hành động quân sự của chính phủ Ukraine là mối nguy hại với miền đông và gây ra tổn thất về sinh mạng cho người dân nơi đây. Ảnh: BBC
“Chúng ta sẽ tự mình bóp nghẹt bọn họ. Vì sao các bạn phải quá sợ hãi như vậy”, Tổng thống Putin tuyên bố trong buổi họp báo trực tuyến hôm 17/4, khi được hỏi về phản ứng của Nga trước sự khuếch trương ảnh hưởng của NATO tại khu vực Đông Âu.
Putin cũng cho biết có thể sẽ cho phép sử dụng vũ lực để bảo vệ cư dân nói tiếng Nga tại Ukraine. Buổi trả lời trực tuyến được tiến hành một tháng sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga. Ảnh: AFP
“Crimea đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga”, Tổng thống Putin tuyên bố trong bài phát biểu trước quốc hội hôm 18/3, nhân lễ ký kết Hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga. Ảnh: NYT
Đức Dương
Theo VNE
2014 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử
Nhiệt độ nước biển cao vừa được ghi nhận tiếp tục khẳng định xu hướng nóng lên toàn cầu trong suốt nhiều năm qua. 2014 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử, Reuters dẫn lời Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
2014 có thể là năm nóng kỉ lục - Ảnh: Reuters
WMO cho biết nhiệt độ bề mặt các đại dương cao là nguyên dân chính dẫn đến nhiệt độ trong năm 2014 có thể được ghi nhận là cao nhất từ trước đến nay. Nhiều khả năng, 2014 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, vượt lên trên cả năm 1998, 2005 và 2010.
"Hiện tượng nóng lên toàn cầu không hề dừng lại. Nhiệt độ cao tại bề mặt của các đại dương là sự bất thường và đáng báo động của năm 2014", Reuters dẫn lời tổng thư kí Tổ chức Khí tượng Toàn cầu Michel Jarraud ngày 3.12.
Nhiệt độ nước biển cao tạo nên lượng mưa và lũ lớn tại một số nước này và gây ra nạn hạn hán tại nhiều nước khác. Trong khi các trận lũ lớn càn quét tại Bangladesh và Anh, một số vùng của Trung Quốc và California đang đối mặt với hạn hán.
Nhiệt độ trung bình trên đất liền và trên bề mặt nước biển trong 10 tháng đầu năm 2014 đã tăng 0.57 độ C so với mức trung bình 14 độ C của giai đoạn 1961 - 1990. Tính cả năm nay, 14 trên tổng số 15 năm được ghi nhận là có nhiệt độ oi ả nhất lịch sử đều thuộc thế kỉ 21, WMO cho biết tại hội nghị về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia của 190 nước thành viên ở Lima.
Vùng băng tây Nam cực tan chảy một khoảng bằng gấp đôi kích thước núi Everest mỗi 2 nam - Ảnh: Đại học Irvine California
Mặt khác, một nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học tại trường Đại học Irvine tại California cho biết liên tục trong 21 năm qua, cứ mỗi 2 năm băng ở vùng phía tây Nam cực lại tan chảy một khối lượng lớn bằng gấp đôi kích cỡ của của ngọn núi Everest.
Hiện tượng băng tan là điều đã diễn ra từ rất lâu, nhưng đến bây giờ mọi người mới biết tốc độ diễn ra nhanh chóng của nó, theo tờ the Washington Post.
Song, báo cáo vừa công bố của WMO cũng chỉ ra: 72 cơn bão nhiệt đới đã được ghi nhận trong năm nay, thấp hơn nhiều so với con số trung bình 89 cơn bão mỗi năm được ghi nhận trong suốt nhiều năm qua.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thái Lan "nóng" trở lại sau đảo chính Thái Lan sẽ áp dụng các biện pháp từ mềm dẻo đến cứng rắn đối với hoạt động của các phe phái hay các nhóm chính trị vi phạm pháp luật. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 4/11 đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ có thể áp dụng điều 44 của Hiến pháp Thái Lan hiện nay để trấn áp các...