10 oanh tạc cơ Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông
Ít nhất 10 oanh tạc cơ Trung Quốc diễn tập hàng hải ở Biển Đông sau khi quân đội Mỹ liên tiếp hiện diện tại vùng biển này.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm 23/2 đưa tin 10 máy bay ném bom thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam tham gia cuộc diễn tập ở Biển Đông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Những máy bay này sau đó được Global Times xác định là H-6J, có thể mang tới 6 tên lửa hành trình chống hạm và mẫu oanh tạc cơ H-6G cũ hơn có thể mang 4 tên lửa hành trình.
Cuộc diễn tập gồm các bài tập tấn công đường dài và tăng cường phối hợp giữa phi công mới và phi công kỳ cựu, theo CCTV. Một ngày sau, CCTV cho biết một lữ đoàn không quân hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam đã diễn tập chiến thuật đối đầu trên không để nâng cao khả năng thực chiến.
Các quân nhân tham gia diễn tập của Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam tại Biển Đông sau Tết Nguyên đán. Ảnh: CCTV .
Video đang HOT
Yue Gang, một đại tá Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã nghỉ hưu, cho rằng các cuộc tập trận nhằm phản ứng với hoạt động gần đây của Mỹ ở Biển Đông. Trong tháng này, hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là Theodore Roosevelt và Nimitz đã diễn tập ở Biển Đông.
“PLA cũng có thể triển khai các nguồn lực khác, gồm lực lượng tên lửa, để tăng cường khả năng răn đe chống lại Mỹ, nếu cần thiết”, Yue nói.
Một ngày sau bản tin của CCTV, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan để thể hiện “cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo thông cáo từ Hạm đội 7. “Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục triển khai máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, thông cáo nêu.
Zhang Chunhui, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông, cho biết hải quân và không quân đã được triển khai để theo dõi và giám sát tàu khu trục Mỹ, đồng thời cáo buộc Washington “chủ ý” làm tăng thêm rủi ro ở eo biển Đài Loan, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực.
Tàu khu trục John S. McCain của hải quân Mỹ đầu tháng này lần đầu di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Ngày 17/2, hải quân Mỹ tiếp tục điều khu trục hạm USS Russell tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỹ phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông và cố đe dọa các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump.
Chiến hạm Mỹ lại đi qua eo biển Đài Loan
Hải quân Mỹ điều khu trục hạm Curtis Wilbur đi qua eo biển Đài Loan, động thái khiến Trung Quốc chỉ trích dữ dội.
"Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, thuộc lớp Arleigh Burke, ngày 24/2 đi qua eo biển Đài Loan theo luật quốc tế như thường lệ", Hạm đội 7 hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 25/2.
Chiến hạm Curtis Wilbur quá cảnh eo biển Đài Loan "thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", hải quân nước này cho biết và khẳng định "sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của Trung Quốc trong thông cáo sau đó chỉ trích Mỹ điều chiến hạm Curtis Wilbur qua eo biển Đài Loan, gọi đây là "hành vi phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực".
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur diễn tập tại Biển Philippines, tháng 2/2018. Ảnh: US Navy .
Đây là lần thứ hai chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Trước đó, khu trục hạm USS John S. McCain ngày 4/2 di chuyển qua eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc điều lực lượng "theo dõi sát sao".
Eo biển Đài Loan được coi là một "điểm nóng" trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Dù công nhận chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Sau lễ nhậm chức tháng trước, chính quyền Biden cho biết cam kết của Washington với Đài Bắc vẫn "vững chắc".
Trong khi đó, Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, tuyên bố có thể sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 28/2 cảnh báo việc đảo Đài Loan độc lập "đồng nghĩa với chiến tranh".
Quân đội Trung Quốc tố Mỹ 'gây căng thẳng' ở eo biển Đài Loan Quân đội Trung Quốc cho rằng Mỹ cố tình "gây căng thẳng" khi điều tàu chiến lần đầu qua eo biển Đài Loan dưới thời Tổng thống Biden. "Động thái của Mỹ lặp lại thủ đoạn cũ là 'thao túng kép' tình hình trên eo biển Đài Loan, vừa cố tình gây căng thẳng vừa phá vỡ hòa bình, ổn định khu vực....