10 nước có mức lương bình quân cao nhất thế giới
Chỉ cần nhìn vào mức lương bình quân của người lao động một nước, người ta có thể thấy được đời sống của người dân nước đó ra sao. Lương bình quân càng cao, người dân càng có thêm khả năng tiêu dùng và tiết kiệm…
Mặc dù còn nhiều yếu tố khác tác động tới đời sống của người dân như phúc lợi xã hội, chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập…nhưng có một điều ít ai có thể phủ nhận đó là lương bình quân ở đâu nào càng cao, càng nhiều người muốn tới đó sinh sống. Sau đây là 10 nước đang có mức lương bình quân cao nhất thế giới.
10. Hà Lan – 29.269 USD/năm
Tại Hà Lan, thu nhập bình quân năm của người lao động nước này là 47.056 USD. Mặc dù mức thuế thu nhập và các khoản giảm trừ thu nhập khác khá cao, lên tới 37,8%, mức thu nhập khả dụng của người lao động nước này vẫn đạt 29.269 USD.
Tại đây, các ngành thực phẩm, đồ điện, máy móc, hóa chất và dịch vụ du lịch chính là thế mạnh. Hà Lan cũng sở hữu cảng biển lớn nhất thế giới tại Rotterdam và có vị trí chiến lược khi nằm giữa các thị trường Anh và Đức.
9. Hàn Quốc – 31.051 USD/năm
Hiện Hàn Quốc chính là nước trả lương cao nhất châu Á. Hàng năm mỗi lao động tại nước này được nhận bình quân 35.406 USD trong khi mức giảm trừ thuế thu nhập và các khỏan khác chỉ là 12,3%, khiến thu nhập khả dụng của lao động Hàn Quốc đạt 31.051 USD, tăng 1341 USD so với năm trước.
Hàn Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 5 thế giới, với khoảng 45% sản lượng điện tại nước này đến từ nguồn điện hạt nhân.
8. Na-uy – 31.101 USD/năm
Video đang HOT
Là một nước giàu tài nguyên như dầu mỏ, thủy năng, thủy sản, rừng và khoáng sản, Na-uy có hệ thống chăm sóc y tế công cộng hoàn toàn miễn phí. Chính phủ Na-uy nắm cổ phần lớn ở hầu hết các ngành then chốt. Trung bình mỗi năm, tổng thu nhập mỗi người lao động nươc snày nhận được là 43.990 USD. Sau khi khấu trừ các khoản bắt buộc ở mức 29,3%, thu nhập khả dụng của người lao động nước này là 31.101 USD.
7. Canada – 32.662 USD/năm
Là nước sở hữu nguồn tài nguyên giàu mỏ và khi đốt vô cùng lớn với trữ lượng dầu được tìm thấy nhiều thứ hai thế giới, Canada chính là nhà xuất khẩu ròng năng lượng. Ngoài ra nước này còn là nhà cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản như kẽm, urani, nikel, nhôm và chì. Thu nhập hàng năm của lao động Canada khoảng 42.253 USD với mức khấu trừ bắt buộc là 22,7%.
6. Anh – 33.513 USD/năm
Là nước rất mạnh về lĩnh vực dịch vụ, mỗi năm ngành công nghiệp không khói này đóng góp tới gần 75% GDP của Anh. Trong đó du lịch là một trong những ngành then chốt bên cạnh tài chính ngân hàng. Mỗi năm người lao động tại đây được trả lương bình quân ở mức 44.743 USD với tỷ lệ giảm trừ bắt buộc là 25,1%. Dù vậy so với năm trước, thu nhập khả dụng của người Anh đã giảm mạnh 1272 USD.
5. Australia – 34.952 USD/năm
Trong khoảng 10 năm qua, Australia đã tập trung vào ngành xuất khẩu hàng hóa. Điều này đã giúp cán cân thương mại của họ được cải thiện đáng kể. Dù kinh tế thế giới khó khăn, thu nhập bình quân của người lao động tại đây vẫn tăng hơn 800 USD so với năm trước, đạt 44.983 USD. Mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại đây là 22,3%.
4. Thụy Sỹ – 35.471 USD/năm
Thụy Sỹ từ lâu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế và dược phẩm, hóa chất và các dụng cụ chính xác cao. Ngoài ra ngành ngân hàng, bảo hiểm và du lịch cũng là thế mạnh của nước này. Năm qua, mức lương bình quân của người lao động tại đây đạt 50.242 USD. Sau khi chi trả các khoản khấu trừ thu nhập bắt buộc ở mức 29,4%, thu nhập khả dụng còn lại vẫn đạt 35.471 USD.
3. Luxembourg – 37.997 USD/năm
Là trung tâm lớn thứ hai của các qũy đầu tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng góp phần lớn vào GDP của Luxembourg. Năm qua, thu nhập bình quân của người lao động tại đây đạt 52.847 USD, cao hơn Ai len. Tuy nhiên, do có mức giảm trừ thu nhập cao hơn, lên tới 28,1%, thu nhập khả dụng của người lao động tại đây chỉ đứng thứ 3, với 37.997 USD/năm, giảm gần 1500 USD so với năm trước.
2. Ai len – 41.170 USD/năm
Là đất nước có nền kinh tế tri thức với trọng tâm là dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp, Ai len có lực lượng lao động chất lượng cao trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Trong khi người lao động được trả trung bình 50.764 USD/năm, mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại nước này chỉ là 18,9%, một trong những mức thấp nhất châu Âu.
1. Mỹ – 42.050 USD/năm
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn khoáng sản dồi dào, hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động cao, Mỹ vừa là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới vừa là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Người lao động tại đây trong năm ngoái được trả trung bình 54.450 USD. Sau khi trả các khoản giảm trừ bắt buộc tương đương 22,8%, thu nhập khả dụng họ còn lại vẫn lên tới 42.050 USD, cao nhất thế giới.
Theo Dantri
"Vũ khí" tối mật của Nga
Việc Nga vừa thực hiện chuyến thám hiểm Bắc Cực bằng tàu ngầm ở độ sâu kỷ lục bị cho là nhằm giành lấy khu vực giàu tài nguyên này.
Hồi giữa tháng, trang mạng Russia & India Report, thuộc nhật báo Rossiyskaya Gazeta, đưa tin Nga đang chuẩn bị đệ trình chứng cứ lên LHQ về chủ quyền đối với Bắc Cực. Trước đây, Moscow từng nộp báo cáo tương tự nhưng bị bác bỏ do thiếu chứng cứ về mẫu địa chất. Tuy nhiên, lần này tình hình có thể khác đi khi Nga vừa tung ra "vũ khí" tuyệt mật chưa bao giờ được công bố để khảo sát Bắc Cực nhằm khảo sát chứng cứ còn thiếu. Theo đó, "vũ khí" tuyệt mật chính là tàu ngầm hạt nhân AS-12 Losharik mà phía Nga khiêm tốn gọi là tàu lặn.
Ở độ sâu 6.000 m
Tàu ngầm Losharik chính thức lộ diện - Ảnh: MilitaryRussia.ru
Chuyến thám hiểm trên diễn ra trong lòng biển băng đã được Nga triển khai vào cuối tháng 9. Sứ mệnh được yêu cầu là phải hoạt động tại độ sâu từ 2.410 đến 3.000 m trong suốt 20 ngày, ở dãy Mendeleev. Theo Russia & India Report, các chuyên gia Nga đã thu thập thành công mẫu địa tầng nhờ vào hệ thống thiết bị hiện đại. Dự kiến kết quả đánh giá mẫu vật sẽ được công bố vào đầu năm 2013.
Chạy đua quân sự
Thời gian qua, các bên tranh chấp tại Bắc Cực liên tục đẩy mạnh những hoạt động quân sự ở khu vực này. Hồi tháng 9, báo Izvestia đưa tin Nga sẽ đưa chiến đấu cơ đánh chặn tầm xa MiG-31 đến căn cứ Rogachevo ở Bắc Cực. Ngoài ra, Moscow cũng dự định thiết lập các căn cứ quân sự ở khu vực gần Bắc Cực như đảo Dikson thuộc biển Kara. Đồng thời, Nga còn lên kế hoạch triển khai bộ binh được huấn luyện đặc biệt đến hoạt động tại đây. Trong khi đó, Canada hồi tháng 2 tổ chức đợt tập trận quy mô lớn Arctic Ram ở khu vực lạnh giá Yellowknife với sự tham gia của hải quân lẫn không quân. Đan Mạch và Na Uy cũng đã thiết lập đơn vị quân sự và lực lượng phản ứng nhanh chuyên trách Bắc Cực.
Thời gian qua, Bắc Cực là mục tiêu tranh chấp của Nga, Na Uy, Canada, Mỹ và Đan Mạch. Tuy nhiên, chưa phe nào tạo được lợi thế vì hầu hết là phát biểu suông mà chưa cung cấp chứng cứ thực tế để chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình. Vì thế, đến nay, Nga có thể đang dẫn đầu với sự hỗ trợ đắc lực của tàu lặn AS-12, biệt danh Losharik (NATO còn gọi là NORSUB-5), theo trang mạng quân sự MilitaryRussia.ru. Dự án này rất kín tiếng khi được chỉ đạo bởi Ban Giám đốc tình báo trung ương thuộc Bộ Quốc phòng. Đồng thời, Moscow dường như chưa bao giờ có ý định công bố tàu lặn AS-12. Đến gần đây, tờ Izvesti mới hé lộ thông tin về tàu này. Theo nguồn thạo tin, tàu AS-12 có biệt hiệu Losharik là do bề ngoài ấn tượng của nó: thân tàu dài 60 m chứa các khoang hình cầu bằng titanium. Losharik là tên của chú ngựa nhỏ vui tính với thân hình được làm từ những quả cầu nhỏ trong phim hoạt hình của Nga. Theo giới kỹ sư, cấu trúc bất thường của vỏ tàu cho phép con tàu chịu được áp suất cực lớn ở độ sâu đến 6.000 m. Losharik được cung cấp năng lượng từ một lò phản ứng hạt nhân nhỏ và đạt tốc độ lên đến 30 hải lý/giờ. Về lý thuyết, nó không bị giới hạn thời gian lặn. Để vận hành tàu này, cần đến 25 sĩ quan, theo tờ Izvestia.
Sức mạnh của Losharik
Chiếc tàu bí ẩn này được cho là đồn trú tại vịnh Olenya, nơi đóng đô của các gián điệp hải quân Nga. Nó được thiết kế để triển khai các chiến dịch thu thập thông tin tình báo ở độ sâu vượt quá ngưỡng hoạt động của bất cứ loại tàu bè nào trên thế giới. Thậm chí, nó có thể cắt cáp viễn thông liên lục địa, gắn thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp ngầm dưới biển. Ngoài ra, một số thông tin còn cho rằng tàu Losharik được thiết kế để mang theo ngư lôi nhiệt hạch T-15 với đường kính đến 1,5 m vốn có từ thời Liên Xô. Loại ngư lôi này, nếu được khai hỏa ở độ sâu 6 km, có thể tạo nên trận sóng thần đủ sức cuốn trôi toàn bộ bờ Đông hoặc Tây của Mỹ xuống đáy đại dương. Tuy nhiên, Moscow và Washington giờ đây đã đạt nhiều thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân nên Mỹ khó trở thành đích ngắm của tàu Losharik. Tuy nhiên, theo tờ Izvestia, Losharik sẽ sớm có anh em song sinh sau khi chính phủ Nga quyết định triển khai lại dự án chế tạo tàu lặn hạt nhân tuyệt mật khác. Tờ báo dẫn nguồn tin quốc phòng cho hay Nga sắp phát triển một phiên bản mới của Losharik với kích thước nhỏ hơn và cũng nhằm giành lấy Bắc Cực.
Theo TNO
Tỉ phú Mỹ đòi nâng thuế đánh vào giới nhà giàu Tỉ phú Warren Buffett thúc giục Quốc hội Mỹ thiết lập mức thuế thu nhập cao cho giới nhà giàu - Ảnh: Reuters Nhà đầu tư chứng khoán huyền thoại người Mỹ Warren Buffett đã lên tiếng kêu gọi thiết lập mức thuế tối thiểu cho tầng lớp triệu phú, theo tin tức Reuters đăng tải ngày 27.11. Ông Buffett đã đề nghị...