10 nơi này trên cơ thể thường được làm sạch không đúng cách
Dưới đây là những bộ phận mà bạn nên làm sạch thường xuyên để chúng sạch sẽ, tươi mới và không có vi khuẩn có hại, theo Reader.
Khủy tay là vùng ít được quan tâm làm sạch
Mặc dù không cần thiết phải gội đầu hằng ngày, nhưng điều quan trọng là phải chà và mát xa da đầu hằng ngày để tránh tích tụ các tế bào da chết, vốn là thức ăn cho ve và vi khuẩn.
Robert Glatter, bác sĩ Khoa Cấp cứu Northwell tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ) nói: xoa bóp da đầu hằng ngày bằng nước ấm không chỉ làm tăng lưu lượng máu mà còn giúp loại bỏ các tế bào chết có thể dẫn đến gàu, cũng như da đầu ngứa, đỏ và bong tróc, theo Reader.
Lưng
Mặc dù lưng bị ướt trong khi tắm, nhưng cũng cần phải chà lưng bằng miếng bọt biển để tẩy tế bào chết, hoặc dùng khăn lau ít nhất hai đến ba lần một tuần để làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng da và mô mềm.
Dưới móng tay
Bạn đã biết phải rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hắt hơi, chạm vào thịt sống… nhưng nếu không chà rửa dưới móng tay, bạn mới chỉ làm một nửa công việc. Vi khuẩn Fecal có thể xâm chiếm trong khu vực dưới móng tay.
Bác sĩ Robert Glatter đề nghị ngâm tăm bông bằng nước ấm, xà phòng và lau nó dưới móng tay để nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn. Để móng tay ngắn cũng có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh, theo Reader.
Phía sau tai
Tiến sĩ Glatter cho biết khu vực ấm áp và lõm sau tai có rất nhiều tuyến bã nhờn tiết ra. Vì vậy, nó là nơi ẩn náu lý tưởng cho vi khuẩn nếu không được làm sạch hằng ngày.
Mặt dưới và hai bên bàn chân
Nhiều người nghĩ rằng bàn chân sạch sẽ khi tắm nhờ xà phòng và nước rơi xuống cơ thể họ, nhưng chuyên gia da liễu Sonia Batra, đồng chủ trì của The Doctor, cho biết không chỉ phải rửa chân mà còn phải chà rửa chúng bằng đá bọt hằng ngày. Staph aureus và Tinea pedis (loại nấm gây ra bệnh chân của vận động viên) là phổ biến ở những khu vực này, đặc biệt là nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, theo Reader.
Cần rửa và lau khô giữa các ngón chân bằng xà phòng nhẹ hằng ngày.
Video đang HOT
Rốn
Rốn là nơi ấm áp, với các ngóc ngách, làm cho chúng trở thành một nơi tuyệt vời để vi khuẩn ẩn náu. Nên vệ sinh vùng rốn bằng tăm bông hằng ngày với một miếng bông gòn ngâm trong nước ấm, xà phòng hoặc rượu.
Nếu rốn lõm, bạn cần phải rửa nó thường xuyên hơn để tránh nhiễm trùng.
Lưỡi
Bác sĩ thường chỉ nghĩ về răng và nướu khi nói về vệ sinh răng miệng và không chú ý đến lưỡi, hoặc họ nghĩ rằng bằng cách sử dụng nước súc miệng là nó đã đủ sạch.
Tuy nhiên, lưỡi có rất nhiều đường vân và vết sưng có thể che giấu vi khuẩn, dẫn đến hôi miệng và thậm chí là tổn thương răng nếu không được vệ sinh thường xuyên. Nên dùng bàn chải đánh răng chải lưỡi trong khi đánh răng hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để lưỡi luôn sạch.
Sau gáy
Phía sau cổ ấm áp và thường có thể ẩm ướt, đặc biệt là nếu bạn có mái tóc dài hoặc nếu bạn tập thể dục thường xuyên, điều này khiến nó dễ có ve và vi khuẩn. Cần làm sạch sau gấy hằng ngày bằng xà phòng nhẹ và khăn ướt hoặc miếng bọt biển để tẩy tế bào chết, theo Reader.
Háng
Cần chăm sóc những bộ phận nhạy cảm này vì chúng thường ấm và có nếp gấp, chúng có thể chứa vi khuẩn có hại dẫn đến lông mọc ngược, có mùi hôi và nhiễm trùng. Luôn luôn sử dụng xà phòng nhẹ nhàng vì da xung quanh vùng này khá nhạy cảm. Bác sĩ Glatter khuyên sử dụng khăn lau sạch sau khi tiếp xúc với nước vùng này để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, theo Reader.
Theo thanhnien.vn
Làn da mỏng manh của bạn vốn nên được tẩy da chết thế nào cho đúng?
Tẩy tế bào chết body sẽ giúp làn da của bạn thêm căng mịn mượt mà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tẩy da chết sao cho đúng. Cùng tìm hiểu ngay cách tẩy tế bào chết cho làn da mong manh của bạn.
# Tẩy tế bào chết cơ học
#Bước 1
Dĩ nhiên là ngày nào cũng phải tắm. Thế nhưng, tắm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tẩy tế bào chết. Ngâm cơ thể trong nước nóng sẽ giúp lỗ chân lông được giãn nở. Lúc này, việc làm sạch da của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn.
Trong lúc tắm, bạn cũng có thể nhẹ nhàng loại bỏ bớt da chết. Ngâm mình trong nước nóng khoảng 15 phút để làm mềm da rồi dùng tay chà xát nhẹ nhàng chính là bước đầu tiên khi tẩy tế bào chết body.
#Bước 2
Dùng một miếng bọt biển hoặc vải mềm để tẩy da chết. Sau khi tắm xong, bạn nhẹ nhàng dùng vải đã chuẩn bị sẵn để chà xát một lần nữa da toàn thân. Cách này sẽ giúp loại bỏ các lớp vảy da dư thừa, giúp làm mềm da.
Bạn có thể chọn bàn chải lông mềm để tẩy da chết. Tuy nhiên, để tránh da bị mài mòn và tổn thương, bạn nhớ chọn bàn chải có lông thật mềm và chà thật nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh. Ngoài ra, tự làm xơ mướp ở nhà để tẩy tế bào chết body cũng rất hiệu quả.
#Bước 3
Với những dụng cụ đã chuẩn bị, hãy chà nhẹ nhàng cơ thể bắt đầu từ mắt cá chân trở lên. Việc bắt đầu từ mắt cá nhân giúp máu được lưu thông tốt hơn trong quá trình tẩy tế bào chết. Bạn nên chà theo vòng tròn, nhỏ để các lớp da chết được loại bỏ một cách tốt nhất.
Và, đừng quên phần gót chân, khuỷu tay cũng như đầu gối bạn nhé. Đây chính là những phần khô nhất trên da và cần được chú ý nhiều hơn đấy!
#Bước 4
Sắp đến đích rồi, bạn chỉ cần cố gắng một chút nữa thôi! Hãy dùng các loại cát dành cho việc tẩy tế bào chết body để làm sạch da thêm một lần nữa. Những cô nàng yêu thích biển khơi và thường xuyên đi bộ dọc theo bờ biển bằng chân trần sẽ dễ nhận thấy chân sẽ mềm đi. Cát chính là một yếu tố tẩy da chết tự nhiên hiệu quả.
Bạn hãy pha cát tắm với một ít nước rồi chà xát khắp cơ thể để loại bỏ các tế bào da già cỗi. Nếu không thể chuẩn bị cát tắm, bạn có thể dùng cát biển thông thường. Tuy nhiên, bạn nên làm sạch cát trước để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da. Ngoài ra, cần cẩn thận trong quá trình dùng cát để tẩy tế bào chết, tránh cát rơi vào các lỗ cống làm tắc nhà tắm!
#Bước 5
Rửa sạch với nước nóng. Kết thúc quá trình tẩy tế bào chết với nước nóng là một cách thư giãn hiệu quả. Bạn sẽ nhận thấy làn da mềm mại ngay lập tức sau khi hoàn thành xong 5 bước tẩy tế bào chết mà Đẹp365 gợi ý. Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm hoặc bơ hạt mỡ sẽ giúp làn da của bạn giữ được độ ẩm tốt hơn.
#Tẩy tế bào chết hóa học #Bước 1
Trước tiên, bạn cần tìm các sản phẩm tẩy da chết hoá học tại các cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc da. Nhiều bạn lo ngại các sản phẩm này sẽ gây hại cho da. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường được làm từ các thành phần tự nhiên an toàn như sữa tươi, trái cây,... Cho dù da nhạy cảm vẫn có thể an tâm mà sử dụng.
#Bước 2
Tương tự như các bước tẩy da chết cơ học, bạn cũng nên tắm với nước nóng để lỗ chân lông có thể mở ra to hơn.
#Bước 3
Sau khi chờ thời gian "chín muồi", hãy cho một lượng hỗn hợp tẩy tế bào chết vừa đủ ra tay và cho lên da. Bạn nên chú ý rửa tay thật sạch, tránh để vi khuẩn từ tay lây lan ra các khu vực khác trên da.
#Bước 4
Tắm sạch cơ thể của bạn sau khi bạn đã hoàn thành việc tẩy tế bào chết. Để kết thúc quy trình dọn dẹp da chết, bạn hãy dùng nước sạch để tắm lại một lần nữa.
#Bước 5
Để có được làn da mịn màng và hạn chế tình trạng khô ráp, bạn nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm cho da. Bạn biết không, việc dưỡng ẩm cho da sẽ làm dịu da và khiến da thêm căng mịn.
Chúc bạn có một làn da đẹp như ý muốn. Đừng quên theo dõi các bài viết để cập nhật những thông tin bổ ích và thú vị bạn nhé!
Theo dep365.com
Tóc bạn nhiều gàu, nhờn và xơ rối... đừng lo, đây là 7 cách phục hồi 'thần thánh' dễ làm ngay tại nhà Từ tóc chẻ ngọn, bị hư tổn cho đến tóc nhờn... đều có thể khắc phục hoàn hảo mà chẳng hề tốn kém. Gàu Gàu là hiện tượng da đầu có nhiều các tế bào da nhỏ kết hợp với nhau và xuất hiện dưới dạng vảy trắng trên tóc. Một số trường hợp mắc bệnh eczema cũng có thể khiến gàu bùng...