10 nhân vật thảm hỏa vì lỗi kỹ xảo trong phim Hollywood
Thần Ra, Green Lantern, Aladdin… là những nhân vật có tạo hình gây tranh cãi vì phần kỹ xảo dở tệ.
Thần Ra trong Gods Of Egypt ( Những vị thần Ai Cập): 140 triệu USD kinh phí đầu tư chỉ đổi lại phần kỹ xảo giả tạo chẳng khác gì trò chơi điện tử trong Gods of Egypt. Nhân vật bị kỹ xảo tệ phá hủy là thần mặt trời Ra do Geoffrey Rush thủ vai. Hình ảnh của vị thần tối cao là kết quả của một vụ lắp ghép cẩu thả. Phần trên là khuôn mặt thật của diễn viên, nhưng phần trang phục bên dưới lại được tạo bởi công nghệ vi tính.
Superman trong Justice League (Liên minh công lý): Henry Cavill đã ký hợp đồng với điều khoản bắt buộc phải để râu khi quay Mission: Impossible 6. Do đó khi anh phải thực hiện một số cảnh quay lại trong Justice League, hãng phim Warner Bros. đã phải dùng kỹ xảo để xoá bộ râu kia đi. Tuy nhiên máy tính lại không thực hiện tốt việc này, khiến môi trên của Siêu nhân trông không thể ảo hơn. Nó đã trở thành một chủ đề bị phê bình nhiều nhất trong bộ phim này.
Bob trong Central Intelligence (Điệp viên không hoàn hảo): Central Intelligencemở đầu bằng một cảnh hồi tưởng lấy bối cảnh năm 1996, khi mật vụ CIA – Bob còn là học sinh trung học. Điều này buộc nhà làm phim phải sử dụng CGI trẻ hóa cho Dwayne Johnson. Để làm cho The Rock trông trẻ hơn, họ đã dán mặt của anh lên cơ thể của một người khác. Các nét trên khuôn mặt của Johnson quá nhỏ so với cơ thịt khổng lồ mà chúng miễn cưỡng bị dính vào. Thậm chí tệ hơn, màu da ở giữa mặt và phần còn lại cũng không trùng khớp.
Douglas Quaid trong Total Recall (Truy tìm ký ức) bản 1990: Ở một cảnh quay trong Total Recall, để trốn khỏi hải quan mà không bị phát hiện, nhân vật Douglas Quaid (Arnold Schwarzenegger) phải ngụy trang. Thay vì một bộ ria mép giả hoặc một chiếc mũ lớn, Quaid chọn một bộ đồ của phụ nữ. Không may rằng sau đó bộ đồ gặp trục trặc, phần đầu của anh bị lộ ra ngoài. Nhưng đó dường như là bộ phận cơ thể được tạo bởi cao su kết hợp CGI với biểu cảm khó chịu thay vì khuôn mặt thật của Schwarzenegger.
Video đang HOT
Matthew Dougherty trong Star Trek: Insurrection (Du hành giữa các vì sao): Với ngân sách làm phim “khủng”, Star Trek được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu ứng kỹ xảo mượt mà nhưng kết quả thì ngược lại. Gần cuối phim, nhân vật Matthew Dougherty do Anthony Zerbe thủ vai bị nhốt trong một cỗ máy được thiết kế để kéo căng da thịt con người. Chiếc máy sau đó được kích hoạt, khuôn mặt của Dougherty nứt ra, làn da chảy xệ xuống hai bên mặt. Thay vì đáng sợ, khuôn mặt của nam diễn viên Anthony Zerbe lại trở nên đáng thương và gây cười nhiều hơn vì kỹ xảo thô vụng, giả tạo.
Hal Jordan trong Green Lantern (Đèn lồng xanh): Một trong những điều gây tranh cãi nhất ở bộ phim là diện mạo Green Lantern của Ryan Reynolds. Bộ đồ bó sát xanh sáng chói, giả tạo và lòe loẹt là điểm trừ lớn nhất trên cơ thể của Ryan. Chỉ cần nhìn vào đường viền mờ ảo giữa phần cổ của Green Lantern và bộ trang phục, khán giả có thể dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm của công nghệ CGI. Chiếc mặt nạ thậm chí còn tệ hơn. Nó khiến đôi mắt của nam diễn viên sáng lên như mắt mèo mỗi khi anh sử dụng sức mạnh của mình.
Walter Jenning trong Howard The Duck: Trong phim, có phân đoạn cơ thể nhân vật Walter Jenning bị chiếm hữu bởi một người ngoài hành tinh. Nhờ đó mà anh sở hữu sức mạnh đáng nể như điều khiển đồ vật bằng ý nghĩ, phóng lửa chỉ bằng một cái liếc mắt đơn giản… Nghe thì có vẻ đây sẽ là một phân cảnh hành động đỉnh cao xứng tầm một bộ phim bom tấn. Nhưng tất cả đã đổ bể do nhà làm phim dùng kỹ xảo quá vụng. Điều tồi tệ nằm ở hai nhãn cầu có thể phát nổ bất cứ lúc nào được tạo bởi công nghệ vi tính của Walter.
The Scorpion King trong The Mummy Returns (Xáp ướp trở lại): Dwayne Johnson dường như không có duyên với CGI cho lắm khi anh tiếp tục “gặp họa” với công nghệ này. Trong The Mummy Returns năm 2001, nam diễn viên đóng vai vua bọ cạp mạnh mẽ. Nhưng trái với mong đợi của khán giả, tạo hình của vua bọ cạp trông khá dị hợm và giả tạo. Làn da mịn màng thái quá. Biểu cảm gương mặt đơ cứng. The Mummy Returns được đầu tư kinh phí lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn tạo hình của Dwayne Johnson, thật khó để người hâm mộ tin rằng phim được đầu tư “khủng” như vậy.
Jobe trong The Lawnmower Man: Trong phim, nam diễn viên Jeff Fahey vào vai một người làm vườn Jobe (The Lawnmower Man sau này) – được một nhà khoa học chọn phục vụ cho các thí nghiệm. Jobe mạnh mẽ đến mức có thể xâm nhập vào máy tính để trở thành một thực thể ảo hoàn toàn. Đến lúc này, tạo hình của The Lawnmower Man bắt đầu trông giống như thứ mà một đứa trẻ năm tuổi đã vẽ trong Microsoft Paint. Đó khuôn mặt của Fahey ghép vào một cơ thể màu vàng đen được vi tính hóa.
Aladdin trong Aladdin (Aladdin và cây đèn thần): Những ngày qua, trailer Aladdin của Disney nhận phải vô số “gạch đá” từ người hâm mộ, chủ yếu là do tạo hình Thần Đèn của Will Smith có làn da xanh lè. Trên Twitter, một số khán giả còn nhận xét họ không cảm thấy có gì huyền ảo ở tạo hình trên, ngược lại có phần đáng sợ và khá “rẻ tiền”. Disney vốn được đánh giá cao về hiệu ứng kỹ xảo qua nhiều tác phẩm như The Jungle Book, Christopher Robin… Nhưng những hình ảnh đầu tiên về Thần Đèn cho thấy thế mạnh của Disney có lẽ sẽ không còn được phát huy triệt để trong tác phẩm sắp tới.
Theo zing.vn
8 bộ phim điệp viên hài hước, thú vị không thể bỏ lỡ
Trước khi hai nữ điệp viên tay mơ trong "Bạn trai cũ tôi là điệp viên" tung hoành trên màn ảnh, khán giả đã nhiều lần được cười sảng khoái với các bộ phim điệp viên hài hước.
Get Smart ( Điệp viên 86 - 2008): Bộ phimđược làm lại dựa trên series truyền hình trinh thám hài Mỹ cùng tên từng đoạt nhiều giải Emmy vào thập niên 1960. Phim chủ yếu là các phân cảnh hành động pha hài hước. Get Smart đem đến cho khán giả chuỗi cười liên tiếp với sự ngờ nghệch của chàng điệp viên Max và những tình huống trớ trêu mà anh và nữ điệp viên số hiệu 99 (Anne Hathaway) gặp phải. Dù là phim hài nhưng Get Smart cũng không kém phần hồi hộp, gay cấn.
Johnny English Reborn ( Điệp viên không không thấy tái xuất - 2011): Bộ phim hài hành động của điện ảnh Anh quốc lần đầu ra mắt khán giả trong bộ phim cùng tên năm 2003 đạt doanh thu 160 triệu USD toàn cầu. Johnny English (do danh hài Rowan Atkinson đóng) là hình ảnh giễu nhại điệp viên James Bond do Rowan Atkinson thể hiện. Phần ba của series - Johnny English Strikes Again sắp sửa ra mắt vào năm 2019.
The Heat ( C uộc chiến nảy lửa - 2013): Bom tấn hài hành động đưa người xem đến với câu chuyện hài hước của nữ đặc vụ FBI Sarah Ashburn (Sandra Bullock) và nữ cảnh sát Shannon Mullins (Melissa McCarth). Hai người có tính cách trái ngược, một người thông minh, sắc sảo, thận trọng còn người kia lại bốc đồng hay giận dỗi. Ban đầu họ không ưa gì nhau nhưng sau đó trở thành cặp đôi ăn ý khi có điểm chung là sự tận tâm trong công việc. Phim được đánh giá cao về yếu tố tâm lý, tiếng cười của bộ phim có thêm sự châm biếm, sâu sắc hơn chứ không đơn thuần là giải trí.
The Man from U.N.C.L.E ( Tổ chức bóng đêm U.N.C.L.E - 2015): Phim khắc họa thế giới điệp viên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh theo góc nhìn quyến rũ, thời trang và hài hước. Đạo diễn Guy Ritchie lấy bối cảnh những năm 1960 kể lại sự ra đời của U.N.C.L.E. với hai thành viên đặc biệt là Napoleon Solo (Henry Cavill) và Illya Kuryakin (Armie Hammer). Cuộc hợp tác bất đắc dĩ giữa CIA và KGB khiến hai chàng điệp viên phải phối hợp với cô nàng thợ máy Gaby Teller (Alicia Vikander) để đập tan một âm mưu buôn bán vũ khí hạt nhân do nữ tội phạm Victoria (Elizabeth Debicki) giật dây. Bên cạnh màn trình diễn thời trang đẳng cấp, bộ phim còn mang phong cách hóm hỉnh, duyên dáng và "tưng tửng" trong các tình huống và câu thoại giữa các nhân vật.
Spy ( Quý bà điệp viên - 2015): Bộ phim đến từ đạo diễn Paul Feig một trong những tác phẩm điệp viên độc đáo nhất trong nhiều năm qua. Chất hài duyên dáng của Spy đã thổi luồng gió mới cho thể loại phim điệp viên vốn bị thống trị bởi những mỹ nam lịch lãm và quyến rũ. Đạo diễn Paul Feig tiếp tục đem cái duyên hài từ những Bridesmaids (2011), The Heat (2013) đến Spy. Nữ diễn viên "bé bự" Melissa McCarthy sắm vai một chuyên gia phân tích của CIA, mang tình cảm thầm kín với chàng điệp viên điển trai Bradley Fine (Jude Law). Song, nhiều uẩn khúc đưa cô tới nhiệm vụ nguy hiểm và nhận ra giá trị thực sự của bản thân.
Central Intelligence ( Điệp viên không hoàn hảo - 2016): Đây là màn kết hợp thú vị trên màn ảnh rộng giữa siêu sao cơ bắp The Rock và nam diễn viên da màu Kevin Hart. Phim xoay quanh cuộc phiêu lưu liều mạng của hai anh chàng Robbie Weirdicht (Dwayne Johnson) và Calvin Joyner (Kevin Hart)khi họ sống lại tuổi nổi loạn thời trung học thông qua việc tìm ra thủ phạm gây ra vụ bê bối mà Robbie đang bị cáo buộc. Cặp bài trùng hài hước không chỉ mang lại doanh thu phòng vé ấn tượng và còn dành được điểm A từ khán giả trên trang bình chọn CinemaScore.
T he Hitman's Bodyguard ( Vệ sĩ sát thủ - 2017): Tác phẩm hành động hài hước này không quá mới lạ, nhưng vẫn lôi cuốn khán giả nhờ tài năng của hai ngôi sao Samuel L. Jackson và Ryan Reynolds. Phim là chuyến hành trình của gã nhân viên bảo vệ luôn tự cho mình "thuộc hạng AAA" Michael Bryce (Ryan Reynolds). Anh bất đắc dĩ phải dấn thân bảo vệ gã sát thủ khét tiếng Darius Kincaid (Samuel L. Jackson) sau một biến cố. Những tình huống hài hước của phim chủ yếu đến từ hàng loạt cuộc tranh cãi nảy lửa giữa bộ đôi nhân vật chính, đặc biệt là khi cả hai rất "lầy lội" và luôn muốn giành phần thắng.
The Spy Who Dumped Me (Bạn trai cũ tôi là điệp viên - 2018 ): Phim là tác phẩm hài hước mang đậm tính giải trí, tràn ngập tiếng cười và tính nữ. Chuyện phim The Spy Who Dumped Me xoay quanh hai cô bạn thân Audrey (Mila Kunis) và Morgan (Kate McKinnon). Bộ đôi vô tình vướng vào vụ truy sát của tổ chức tội phạm quốc tế sau khi phát hiện ra rằng bạn trai cũ của Audrey - mật vụ CIA Drew Thayer (Justin Theroux). Yếu tố hài hước đến từ sự ngây ngô của bộ đôi "gà mờ" trong lần đầu tiên bộ đôi trở thành điệp viên. Đây không chỉ là bộ phim điệp viên hài hước mà được dán nhãn 18 với hàng loạt câu thoại khá nhạy cảm. Hiện tại, bộ phim đang được công chiếu từ ngày 25/7.
Hoàng Linh
Theo Zing
'The Nightmare Before Christmas' - Phim hoạt hình tiếp theo được Disney làm live-action Bất chấp tất cả, Disney vẫn kiên trì với kế hoạch đưa thế giới phim hoạt hình của mình tiến gần hơn với khán giả thông qua loạt dự án live-action giá trị. Thông tin mới nhất được Disney chia sẻ trên Moviehole. Theo đó, hãng phim này đang quyết định làm điều gì đó tiếp theo với The Nightmare Before Christmas, tuy...