10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời nhất bị hủy hoại ‘không thương tiếc’ bởi kỹ xảo CGI (Phần 2)
Kỹ xảo CGI tuyệt vời là đòn bẩy tuyệt vời giúp một số tác phẩm đặc sắc đến với khán giả, nhưng số khác thì ngược lại.
Hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời chắc chắn là một điểm cộng lớn nhằm nâng tầm những bộ phim điện ảnh, đặc biệt trong các tác phẩm thể loại khoa học viễn tưởng, mô tả những nhân vật hoặc hình ảnh phi tự nhiên. Kỹ xảo CGI giúp đưa những nhân vật biểu tượng chỉ có trong thần thoại hay truyện tranh, tiểu thuyết xuất hiện như “bằng da bằng thịt” trước mặt khán giả, giúp người xem có được trải nghiệm đặc sắc.
10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời nhất bị hủy hoại ‘không thương tiếc’ bởi kỹ xảo CGI (Phần 1)Tuy nhiên, đôi khi chính kỹ xảo CGI tệ hại cũng là thứ phá nát hình tượng của nhân vật, khiến bộ phim trở nên “nát bét” trong mắt khán giả. Chẳng những không giống với nguyên bản được miêu tả, nhân vật còn được thể hiện “ảo quá đà” làm người xem khó chịu đến mức không thể chấp nhận. Và dưới đây là danh sách 10 nhân vật điện ảnh tuyệt vời bị phá hủy hoàn toàn trong phim bởi hiệu ứng kỹ xảo CGI tệ hại như thế:
5. Clu/Flynn – TRON Legacy
Trước tiên hãy cùng làm rõ một điều ngay từ đầu: Nhân vật Flynn cũ trong Tron Legacy – người có khuôn mặt già khôn ngoan của Jeff Bridges, tóc, râu màu bạc và phong thái đĩnh đạc của Zen – trông thật tuyệt. Vì thế, nhân vật này không hề liên quan đến bài viết mà là một Flynn khác.
Đó là nhân vật xuất hiện với cái tên Clu 2 và là đối tác AI của Flynn được xây dựng để hoàn thiện hệ thống TRON. Clu ban đầu rất tuyệt vì Bridges có thể hóa thân tốt vào nhân vật này – mặc dù với bộ đồ ánh sáng mang tính biểu tượng của anh ta. Nhưng, vấn đề xảy ra với phần tiếp theo bởi sự tàn phá của thời gian đối với Bridges, khiến kỹ xảo phải được thực hiện để nhân vật trở nên trẻ hơn, nhưng điều đó lại khiến nhân vật trở nên lố bịch và mất đi sự nguy hiểm vốn có của mình.
4. Electro – The Amazing Spider-Man 2
Nếu bạn nghĩ Paul Giamatti trong bộ đồ Rhino khổng lồ là hiệu ứng tồi tệ nhất của The Amazing Spider-Man 2 thì bạn đã lầm, kẻ có tạo hình tệ đến mức… nổi bật phải nhắc tới Electro của Jamie Foxx. Anh ta trông không hoàn toàn khủng khiếp về mặt thiết kế. Tuy nhiên, câu chuyện nguồn gốc cho thấy anh ta có được sức mạnh nhờ vào bị một luồng điện giật khủng khiếp gây đột biến, thứ khiến Electro mất điểm thảm hại.
Bạn sẽ không thực sự cảm nhận được nhân vật này có vấn đề cho đến khi anh ta bị thay đổi hình dạng vì đột biến. Từ gương mặt phát ra những luồng sáng xanh cho đến vằn vện các tia điện xung quanh đầu và những ngón tay khiến nhân vật này chẳng có chút nào là thực tế và nguy hiểm cả.
3. Dain Ironfoot – The Hobbit
Rất nhiều nhân vật và khung hình trong The Hobbit đã khiến người xem phải trầm trồ vì sử dụng kỹ xảo CG quá đỉnh, đem đến những trải nghiệm cực đã cho người xem. Tuy nhiên, đối với nhân vật Dain Ironfoot thì điều này lại không thực sự được vận dụng hợp lý.
Không còn nghi ngờ gì nữa, điều tồi tệ nhất xảy ra với kết cục của The Battle of The Five Armies khi Jackson đã quá vội vã trong quá trình sản xuất phim. Cảnh quay đem đến một mớ hỗn độn, đặc biệt với sự xuất hiện của một trong những chiến binh lùn huyền thoại nhất – Dain Ironfoot. Nhân vật ày hoàn toàn lạc lõng khỏi mọi khung hình khi xuất hiện với giọng nói được lồng tiếng bởi Billy Connolly.
Dain Ironfoot vốn được cho là một nhân vật huyền thoại đáng sợ, có khả năng truyền cảm hứng cho nỗi sợ hãi máu lạnh, nhưng phiên bản CG đậm chất hoạt hình của nhân vật lại không thể nào toát nên được điều đó. Dain Ironfoot thậm chí trông hiền lành và yếu đuối với tạo hình và giọng nói của chính mình.
2. Bruce Banner – Avengers: Infinity War
Thật đáng tiếc vì một nhân vật khá được yêu thích của vũ trụ điện ảnh Marvel lại được nhắc đến những 2 lần trong danh sách. Tuy nhiên, nếu trước đây là hình ảnh CG của gã khổng lồ màu xanh Hulk ở bộ phim cùng tên năm 2003 thì người hiện tại mà chúng ta muốn nhắc tới là nhân vật Bruce Banner của Avengers: Infinity War.
Bruce Banner vẫn sẽ tuyệt vời nếu là chính mình hay phiên bản gã khổng lồ màu xanh khó ưa Hulk, nhưng nhân vật này đã trở thành vấn đề khi bị trục trặc và phải vay mượn áo giáp Hulk Buster để tham gia cuộc chiến chống lại Black Order.
Cùng với việc kết xuất Proxima Midnight và Corvus Glaive, thời gian của Banner trong bộ giáp khổng lồ bị hủy hoại bởi hiệu ứng không hề đẹp mắt. Thật tốt khi bộ giáp còn nguyên vẹn, bởi vì nó trông giống như một sáng tạo của Stark Industries và Marvel đã có một thập kỷ cho đến thời điểm đó để hoàn thiện tạo hình bộ giáp gắn với nhân vật. Nhưng sau đó, Bruce bật cái đầu nhỏ ra khỏi đầu áo giáp và mọi thứ đều trở nên sai trái. Chiếc đầu quá nhỏ kết hợp trong bộ giáp khổng lồ khiến mọi thứ trở nên lố bịch, khiến nhiều người đắt câu hỏi rằng nếu đưa mũ bảo hiểm vào, mắt của Banner sẽ nằm ở vị trí nào trong phần đầu của bộ giáp?
1. Voldemort – Harry Potter & The Philosopher’s Stone
Voldemort chắc chắn là một trong những nhân vật phản diện xấu nhất lịch sử được đưa lên màn ảnh. Tuy nhiên, với phiên bản gương mặt mọc sau đầu của Voldemort ở Harry Potter & The Philosopher’s Stone, mức độ xấu xí này đã được nâng lên một tầm cao mới.
Bởi lẽ, gương mặt này được gắn một cách vô cùng vụng về lên gáy của Ian Hart, trông chẳng có chút ăn nhập gì với cái đầu của một người sống. Đặc biệt, nhân vật này có mắt, mũi, miệng đầy đủ, bình thường và hầu như chẳng giống chút nào so với mô tả trong sách hay phần tham chiếu cho thiết kế Voldemort của Ralph Fiennes đã ra mắt trong The Goblet Of Fire. Nghĩ lại, chắc hẳn Warner Bros. sẽ không bao giờ lựa chọn làm ra một nhân vật Voldemort phản hình tượng như thế nếu như được lựa chọn một lần nữa cho nhân vật của mình.
Theo saostar
Đạo diễn Lý An và cuộc cách mạng công nghệ trong siêu phẩm mới 'Đàn Ông Song Tử'
'Đàn Ông Song Tử' lác phẩm đột phá nhất hiện nay trong việc sử dụng kỹ xảo CGI và công nghệ quay phim 3D với 120 khung hình/giây.
Đạo diễn sở hữu 3 giải Oscar Lý An vốn nổi tiếng qua những tác phẩm thành công cả về nghệ thuật và thương mại với phần nội dung sâu sắc và công nghệ sản xuất ấn tượng. Tháng 10 năm nay, nhà làm phim tài hoa này sẽ tái xuất màn ảnh với Đàn Ông Song Tử (tựa gốc: Gemini Man) - tác phẩm đột phá nhất hiện nay trong việc sử dụng kỹ xảo CGI và công nghệ quay phim 3D với 120 khung hình/giây.
Sự nghiệp vang dội từ quê nhà tới quốc tế
Lý An là đạo diễn châu Á nổi tiếng nhất Hollywood với những tác phẩm táo bạo và độc đáo, khiến khán giả lẫn giới chuyên môn nhiều lần thán phục. Hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, vị đạo diễn tài ba này đã nhận tới 3 tượng vàng Oscar - con số rất đáng nể so với các đạo diễn châu Á khác nói riêng và các đồng nghiệp Hollywood nói chung.
Năm 2000, Lý An mang đến Crouching Tiger, Hidden Dragon ( Ngoạ Hổ Tàng Long) - bộ phim nâng tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Phim đoạt tới 4 giải Oscar, 2 giải Quả Cầu Vàng với doanh thu 213.5 triệu USD (gấp 13 lần kinh phí sản xuất). Ngoạ Hổ Tàng Long được đánh giá cao ở cả nội dung lẫn nghệ thuật, gây ấn tượng với những pha đấu võ đẹp mắt, đặc trưng cho dòng phim kiếm hiệp, bối cảnh công phụ, âm nhạc hay và diễn viên xuất sắc.
Từ đây, ông liên tiếp cho ra đời các tác phẩm gây tiếng vang lớn trên thế giới như Brokeback Mountain; Lust, Caution và Life of Pi.
Poster phim Crouching Tiger, Hidden Dragon ( Ngoạ Hổ Tàng Long)
Vị đạo diễn của những cuộc cách mạng
Không phải tự nhiên mà người ta xem Lý An là bậc thầy của những bộ phim gây sốc và là đạo diễn châu Á nổi tiếng nhất tại Hollywood. Vị đạo diễn 64 tuổi này đã làm ra những tác phẩm khiến cả thế giới phải xôn xao, từ phim võ thuật, phim phiêu lưu, kỳ ảo cho đến tình yêu đồng tính. Ông luôn thử sức mình ở nhiều chủ đề khác nhau và luôn biết cách làm cho tác phẩm của mình trở nên đặc sắc.
Năm 2003, Brokeback Mountain của Lý An khiến cả nước Mỹ phải sửng sốt. Câu chuyện tình yêu giữa hai chàng cao bồi đồng tính - vốn dĩ luôn là hình ảnh tượng trưng cho sự nam tính, mạnh mẽ và hoang dại của người Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hoá đại chúng của đất nước này. Bộ phim đã mang về cho ông giải Oscar ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất.
Poster phim Brokeback Mountain
Sau Brokeback Mountain, Lý An tiếp tục cho ra mắt thêm tác phẩm khác cũng chấn động không kém là Lust, Caution ( Sắc, Giới - 2007) với nhiều cảnh nóng táo bạo. Tuy vậy, phim vẫn được giới phê bình đánh giá cao và chiến thắng giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice lần thứ 64, giải Phim hay nhất tại lễ trao giải Điện ảnh châu Á lần thứ 27...
Đến năm 2012, Lý An chuyển thể bộ phim Life of Pi ( Cuộc Đời Của Pi) từ cuốn tiểu thuyết cùng tên. Khi bộ phim ra mắt, rất nhiều nhà phê bình đã 'ngả mũ kính phục' với tài năng của Lý An khi đem tới phần hình ảnh hoàn mỹ, không thể chê điểm nào. Giới chuyên môn hết lời khen ngợi bộ phim như một 'kiệt tác' 3D sau Avatar của đạo diễn James Cameron. Phim được đề cử 11 giải Oscar và chiến thắng 4 hạng mục, đồng thời mang về cho Lý An tượng vàng thứ 3 trong sự nghiệp đạo diễn.
Poster phim Life of Pi ( Cuộc đời của Pi)
Tầm nhìn vĩ đại, dám liều lĩnh với những công nghệ đột phá
Đến với Đàn Ông Song Tử, Lý An khẳng định đây sẽ là bộ phim 'phá vỡ' mọi quy chuẩn trước đây trong thế giới điện ảnh. Tác phẩm được nâng tầm khi sử dụng kỹ thuật hiện đại bậc nhất hiện nay và thực hiện điều 'không tưởng': tạo nên một con người hoàn toàn bằng kĩ xảo. Tức là nhân vật Junior - bản sao của Will Smith trong phim - toàn bộ là hình ảnh kỹ thuật số, đồng thời mọi thước phim sẽ nhìn rõ đến từng chân tơ kẽ tóc của diễn viên.
Trong Đàn Ông Song Tử, Will Smith thủ vai Henry Brogan, một sát thủ đại tài đã nghỉ hưu nay bỗng nhiên bị một kẻ bí ẩn truy đuổi. Hai người này lại có thể đoán trước hành động của đối phương và có những điểm giống nhau tới kỳ lạ. Và khi Henry phát hiện ra kẻ thù ấy là một phiên bản vô tính thời trẻ của chính mình, anh dần khám phá ra âm mưu đen tối đứng sau câu chuyện này.
Will Smith và bản sao trong phim
Theo nam chính Will Smith và nhà sản xuất Jerry Bruckheimer, công nghệ sử dụng trong Đàn Ông Song Tử ngoạn mục bởi người xem sẽ thực sự được trải nghiệm việc nhìn thấy một Will Smith thời trẻ, do chính Will Smith thể hiện, nhưng được tạo nên bằng CGI. Lý An đã vượt qua mọi giới hạn điện ảnh để làm nên một bộ phim sử dụng kỹ xảo tân tiến nhất thế giới - điều tưởng chừng như không thể của 20 năm trở về trước.
Cộng với việc quay phim bằng kỹ thuật 3D và truyền tải tới 120 khung hình/giây, đồng nghĩa mọi thứ đều được 'phơi bày' sống động nhất có thể: từng chi tiết của các pha hành động vốn hay bị mờ ở những định dạng phim thường. Điều này giúp người xem đắm chìm trong một 'bữa tiệc thị giác' đỉnh cao khi mọi thứ 'thật' như đời thật.
Không chỉ vậy, việc thực hiện Đàn Ông Song Tử còn là kết quả của quá trình chiêm nghiệm mà chính Lý An tự rút ra từ cuộc sống. Thông điệp về sự hội ngộ của con người với phiên bản trẻ hơn của chính mình từ lâu đã luôn là điều ông trăn trở. Làm nên một bộ phim được coi là 'cú nhảy liều lĩnh của niềm tin', Lý An không chỉ truyền đạt tư tưởng sâu sắc của mình, mà còn khiến người xem cùng suy ngẫm.
Với một kịch bản ấn tượng, khâu sản xuất đầu tư cùng tầm nhìn tuyệt vời của Lý An, Đàn Ông Song Tử chắc chắn là một trong những bộ phim đáng mong đợi nhất cuối năm nay.
Đạo diễn Lý An (bên trái) cùng Will Smith trên phim trường
Đàn Ông Song Tử có sự góp mặt của dàn sao nổi tiếng như chủ nhân 2 đề cử Oscar - Will Smith, nam tài tử được đề cử Oscar Clive Owen (Closer, Valerian and the City of a Thousand Planets), Benedict Wong ( Doctor Strange, Kick-ass 2) và Mary Elizabeth Winstead ( 10 Cloverfield Lane). Kịch bản được chắp bút bởi những tên tuổi đã tạo nên nhiều siêu phẩm phiêu lưu, khoa học - viễn tưởng như Darren Lemke ( Shazam!, Jack the Giant Slayer), David Benioff ( Game of Thrones) và Billy Ray ( The Hunger Games). Người chiến thắng 10 giải Primetime Emmys - Jerry Bruckheimer (series Pirates of the Caribbean) giữ vị trí chỉ đạo sản xuất.
Đàn Ông Song Tử dự kiến khởi chiếu ngày 11/10/2019.
Trailer Đàn Ông Song Tử
Theo tiin.vn
Andy Serkis xác nhận trở thành đạo diễn chính thức của 'Venom 2' Việc Andy Serkis trở thành đạo diễn của 'Venom 2' bắt đầu lan truyền vào cuối tháng 7 sau khi Serkis có một vài cuộc họp với Sony về khả năng tham gia phần tiếp theo. Mới đây, Andy Serkis đã được xác nhận chính thức trở thành đạo diễn của Venom 2. Tin đồn này bắt đầu lan truyền vào cuối tháng...