10 nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn và cách xử trí
Thông thường mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, tuy nhiên nhiều người vẫn bị mụn trứng cá khi đã trưởng thành.
Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
Dưới đây là 10 nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ:
1. Mụn trứng cá do tiếp xúc với các sản phẩm tạo kiểu tóc
Các sản phẩm tạo kiểu tóc, nhất là dạng xịt, khi dính vào trán, mặt có chứa các thành phần làm tắc lỗ chân lông liên quan đến sự hình thành mụn đầu đen, đầu trắng dọc theo đường chân tóc và trán.
Cách xử trí: Thoa sản phẩm tạo kiểu tóc bằng tay và tránh xa đường chân tóc. Sau khi thoa, lau sạch da bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bất kỳ sản phẩm tạo kiểu nào còn sót lại.
Có nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người trưởng thành.
2. Tẩy lông mặt
Các sản phẩm bôi lên da trước hoặc sau khi tẩy lông mặt, có thể gây mụn do làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, các nốt ngứa sau khi tẩy lông có thể không phải là mụn trứng cá thực sự mà chỉ là sự kích ứng nang lông gây ra phát ban tạm thời. Có thể làm dịu phát ban bằng cách chườm ấm lên mặt 3 đến 4 lần/ngày. Nếu cách này không hiệu quả, nên trao đổi với bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Cách xử trí: Để giảm vi khuẩn trên da, cần làm sạch vùng lông trước khi cạo và sử dụng các sản phẩm không gây mụn để tránnh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Các sản phẩm bôi lên da trước hoặc sau khi tẩy lông mặt có thể gây mụn trứng cá.
3. Sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da
Việc dùng nhiều sản phẩm chăm sóc da có thể khiến da bị kích ứng và nổi mụn, thậm chí các sản phẩm chống mụn cũng có thể gây ra mụn, nếu sử dụng quá nhiều.
Cách xử trí: Chỉ nên dùng 1 hoặc 2 sản phẩm và sử dụng ít nhất 4 – 6 tuần để sản phẩm chăm sóc da phát huy tác dụng.
4. Tẩy trang sai cách
Mụn trứng cá có thể là hậu quả của việc tẩy trang sai cách. Sau một ngày dài, lớp trang điểm, dầu và bụi bẩn tích tụ trên da. Nếu chỉ rửa mặt qua loa, hoặc tẩy trang không đúng cách có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ vi khuẩn, gây ra mụn trứng cá.
Video đang HOT
Cách xử lý: Chọn các sản phẩm không gây mụn, rửa mặt thật kỹ, nhẹ nhàng vào mỗi tối, nhẹ nhàng thoa lớp trang điểm, vệ sinh cọ trang điểm mỗi tuần và không dùng chung các sản phẩm mỹ phẩm.
5. Sự thay đổi môi trường
Sự thay đổi của môi trường (ánh nắng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm) có thể gây ra mụn trứng cá.
Cách xử trí: Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có chứa kẽm oxit hoặc titan dioxit.
6. Kem chống nắng
Những người bị mụn trứng cá hoặc da dễ bị mụn trứng cá nên tìm loại kem chống nắng không chứa dầu, không gây mụn. Có hai loại kem chống nắng:
- Kem chống nắng hóa học: Là loại kem chứa các thành phần hữu cơ chủ yếu như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây tổn hại đến da.
- Kem chống nắng vật lý (kem chống nắng khoáng chất): Nằm trên bề mặt da để tạo thành lớp chắn nắng. Loại kem này thường được khuyên dùng cho da nhạy cảm, nhưng có thể phải dùng dày hơn nên dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn, trong khi kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và ít gây bít tắc lỗ chân lông, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
Cách xử trí: Nếu bị mụn sau khi sử dụng kem chống nắng vật lý, hãy chuyển sang kem chống nắng có thành phần hóa học như avobenzone, oxybenzone…
Lưu ý, cần rửa sạch kem chống nắng vào cuối ngày, bởi nếu để qua đêm, kem chống nắng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu nếu làn da dễ bị mụn.
7. Ăn nhiều thực phẩm chế biến và tinh bột tinh chế
Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, mì ống trắng, bánh quy giòn, bánh ngọt…) có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.
Cách xử trí: Cắt giảm đồ ăn vặt như khoai tây chiên, kem… Nên chuyển sang ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và thực phẩm giàu protein.
8. Căng thẳng
Căng thẳng làm tình trạng mụn trứng cá trầm trọng hơn bằng cách kích hoạt cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố và chức năng miễn dịch của da.
Cách xử trí: Sử dụng các sản phẩm trị mụn có thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide để làm sạch mụn do căng thẳng. Để ngăn ngừa mụn bùng phát, có thể giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, hít thở sâu…
9. Điện thoại di động
Nếu thường xuyên nghe điện thoại, việc chạm điện thoại vào mặt có thể dẫn đến tình trạng mụn do ma sát. Việc lây truyền vi khuẩn cũng có thể xảy ra khi chạm vào mặt sau khi nhắn tin trên điện thoại di động.
Cách xử trí: Nên vệ sinh điện thoại hàng ngày.
10. Da khô
Da khô có thể dễ xuất hiện các mảng bong tróc, vết nứt… nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và gây ra mụn trứng cá. Thêm vào đó, các vảy da khô có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Cách xử trí: Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng 1-2 lần/tuần và dùng kem dưỡng ẩm không gây mụn dành cho da khô.
Cách sử dụng 3 hoạt chất thường dùng bôi trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là do sự rối loạn của nang lông tuyến bã với 4 cơ chế gây mụn chính: Tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vi khuẩn P.acnes và phản ứng viêm.
Tùy nguyên nhân bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc, biện pháp điều trị khác nhau.
Trong bài viết này giới thiệu cách sử dụng 3 hoạt chất chính thoa tại chỗ trị mụn trứng cá:
1. Cách bôi retinoid điều trị mụn trứng cá
Retinoid là thành phần đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các sản phẩm tiêu biểu có hoạt chất này như: Retinol, tretinoin, adapalene, tazarotene...
Retinoid có tác dụng vào cả 4 cơ chế gây mụn và mang lại các tác dụng: Giảm dày sừng, tiêu cồi, giảm bít tắc, giảm tạo nhân mụn, tăng tốc độ đổi mới tế bào, điều tiết tuyến bã, ức chế quá trình viêm (đặc biệt khi kết hợp cùng kháng sinh và benzoyl peroxide (BPO) và giảm nguy cơ hình thành sẹo nông.
Do khả năng đổi mới tế bào và bạt sừng tốt, nên retinoid đặc biệt hữu hiệu khi sử dụng cho các tình trạng mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng (hay còn gọi là mụn ẩn). Chỉ sau vài lần thoa retinoid, các cồi mụn ẩn sẽ trồi lên hết bề mặt, khô lại và rụng dần đi.
Retinoid rất có hiệu quả với trường hợp mụn ẩn.
- Trường hợp da có cả mụn không viêm và vài mụn viêm đỏ, có mủ trắng (nhưng là mụn nhỏ), thì vẫn có thể sử dụng retinoid. Tuy nhiên nên kết hợp thêm BPO hoặc các sản phẩm có bổ sung kháng sinh tại chỗ như clindamycin để chấm lên các điểm mụn viêm giúp giảm viêm, khô cồi, tiêu diệt vi khuẩn.
- Nếu trường hợp mụn nặng hoặc rất nặng, hỗn hợp cả mụn đầu đen, đầu trắng, mụn viêm to với đường kính trên 5mm, mụn bọc (tình trạng da lúc này rất nhạy cảm)... thì tuyệt đối không dụng đơn độc retinoid.
Nếu lúc này chỉ dùng đơn độc retinoid để thoa mụn thì sẽ khiến tình trạng da bị kích ứng nặng hơn và bùng mụn mất kiểm soát. Trường hợp mụn nặng cần đi khám tại chuyên khoa da liễu được tư vấn điều trị. Bác sĩ có thể vẫn cho sử dụng retinoid nhưng phải kèm thêm kháng sinh đường uống kết hợp thêm BPO để kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn hoặc sử dụng isotretinoin (cũng là một retinoid) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Cách dùng benzoyl peroxide ( PBO)
PBO có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, hoạt động theo cơ chế giải phóng nguyên tử oxy nhằm tiêu diệt vi khuẩn kị khí P.acnes. Do đó, PBO có tác dụng làm giảm số lượng P.acnes gây viêm và tiêu cồi mụn, kích thích bong sừng.
BPO có ưu điểm rất quan trọng là không gây ra tình trạng "nhờn thuốc" như các hoạt chất khác khi sử dụng trong thời gian dài; đặc biệt hiệu quả với trường hợp mụn nặng, mụn viêm mủ.
BPO có nhiều nồng độ như 2,5%; 5%; 10%. Khi mới bắt đầu sử dụng, nên dùng loại nồng độ thấp nhất sau đó tăng dần đến nồng độ hiệu quả để giảm kích ứng da. Thuốc sẽ có hiệu quả hơn khi kết hợp cùng adapalene hoặc salicylic aicd.
Tác dụng phụ của BPO là có thể gây kích ứng, đỏ da, rát da... nếu dùng nồng độ cao và bôi diện rộng. Do đó chỉ nên chấm BPO lên điểm mụn sưng viêm, không bôi lan rộng ra ngoài.
Hơn nữa, BPO còn có tác dụng làm khô quá nhanh, khiến phần da bọc bên ngoài mụn bị khô, dày sừng và chai cứng. Điều này làm ảnh hưởng đến các lần điều trị tiếp theo (tức là khi thoa kem sẽ không thuận lợi thẩm thấu thuận lợi qua lớp da chai này để tiến tới ổ viêm bên dưới).
Để tránh tình trạng da bị chai mụn khi dùng BPO, cần lưu ý:
- Không nên bôi BPO tần suất quá dày và chấm lượng thuốc dày cục lên vết mụn viêm, điều đó rất dễ làm vùng da đó bị khô dày sừng khiến nốt mụn chai lại. Thay vào đó, hay bôi ngày 1 lần và thoa 1 lớp mỏng lên vết mụn.
- Nên dưỡng ẩm da trước khi chấm sản phẩm chứa BPO lên nốt mụn. Không nên bôi trực tiếp BPO trên nền da khô.
- Nên chọn sản phẩm chứa BPO có bổ sung thêm BHA hoặc adapalene sẽ hiệu quả hơn. BHA sẽ hỗ trợ loại bỏ các lớp da khô ùn ứ trong khi các chất dưỡng ẩm làm mềm da giúp BPO dễ dàng xâm nhập và tiêu diệt P. acnes. Bằng cách này các nốt mụn không bị chai hóa mà quá trình điều trị cũng đạt kết quả tốt hơn.
Khi bị mụn trứng cá nặng, không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm nào mà cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
3. Các dùng azelaic acid
Azelaic acid là thành phần trị mụn thông qua cơ chế tiêu sừng, kháng viêm. Nồng độ azelaic 20% có tác dụng tương đương với tretinoin 0.05% và BPO 5% nhưng lại ít kích ứng hơn.
Azelaic acid hiệu quả với các loại:
- Mụn viêm: Do tính kháng viêm của azelaic acid, nên nó có thể gom cồi mụn rất tốt và cũng nhanh chóng đẩy cồi mụn ra ngoài. Ngoài ra, azelaic acid có thể thấm sâu vào các lỗ chân lông và loại bỏ triệt để những vi khuẩn trong nang lông, giảm sưng viêm của mụn.
- Mụn ẩn: Do tính năng bạt sừng, tăng cường thay mới tế nào, thanh tẩy bớt tế nào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và điều tiết tuyến dầu, nên azelaic acid cũng rất hiệu quả với tình trạng mụn ẩn.
- Thâm mụn, sạm nám do mụn: Do tính năng ức chế men chuyển hóa tyrosinase tạo ra melanin, nên azelaic còn có tác dụng làm sáng, mờ những vết thâm sau mụn, đốm nâu, sạm nám. Thoa azelaic acid 20% sẽ mang lại hiệu quả tương đương với hydroquinone 2-4%, một chất làm trắng da hiệu quả nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ.
Tuy nhiên cũng như retinoid, khi mụn trứng cá đã ở mức độ rất nặng, thì không nên tự ý sử dụng đơn độc hoặc kết hợp azelaic acid. Lúc này nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn thêm thuốc uống hoặc các liệu pháp ánh sáng để tránh tình trạng bùng phát mụn mất kiểm soát.
Tác dụng phụ của azelaic acid là kích ứng, đỏ da, bong da, khô da có thể xuất hiện thời gian đầu sử dụng hoặc thi thoảng trong quá trình điều trị. Sau khi da đã quen dần thì tác dụng phụ này cũng sẽ hết.
Tại sao mụn trứng cá có vẻ khỏi rồi vẫn phải điều trị duy trì? Rất nhiều bệnh nhân bị mụn trứng cá tái đi tái lại nhiều lần dù được điều trị ở cơ sở y tế có uy tín. Đó là vì hầu hết các bệnh nhân cứ thấy đỡ hoặc hết mụn là ngừng thuốc hoặc không tuân thủ tái khám... 1. Điều trị mụn trứng cá dễ hay khó? Mụn trứng cá bao gồm...