10 nguy cơ sức khỏe khi uống nhiều rượu
Thường xuyên uống nhiều rượu rất nguy hại cho sức khỏe. Rượu có thể có tác động đến mọi cơ quan trong cơ thể.
Khi cơ thể hấp thụ nhiều rượu hơn mức có thể chuyển hóa, lượng dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Rượu theo máu đi khắp cơ thể, dẫn đến những thay đổi về hóa học và các chức năng bình thường của cơ thể. Vì thế đừng nói là uống lâu dài, ngay cả một lần uống rượu say cũng có thể dẫn đến suy giảm các chức năng cơ thể, tổn thương đáng kể, thậm chí tử vong. Về lâu dài, uống rượu quá mức dẫn đến mắc nhiều bệnh mạn tính và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Rượu đã được phát hiện là góp phần gây ít nhất 60 bệnh khác nhau. Dưới đây là 10 tác động phổ biến nhất của việc uống nhiều rượu.
90% rượu được chuyển hóa ở gan, đó là lý do tại sao gan đặc biệt có nguy cơ bị tổn thương do rượu. Tại gan, rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2. Tuy nhiên, mỗi giờ gan chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định. Bởi vậy, khi lượng rượu vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì acetaldehyde sẽ ứ đọng trong cơ thể, gây các bệnh lý như rối loạn tâm thần – hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch. Đặc biệt acetaldehyde gây phá hủy tế bào gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan mà điển hình là: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.
Khoảng 70% các trường hợp viêm tụy là do lạm dụng rượu trong một thời gian dài. Đa số các bệnh nhân nhập viện điều trị viêm tụy cấp do rượu bia đều trong tình trạng tổn thương phổi, gan, thận ở mức độ nặng, trụy mạch, rối loạn đông máu… rất nguy hiểm đến tính mạng. Tùy vào tình trạng, người bệnh có thể mắc bệnh viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính. Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm tụy kéo dài, là rối loạn tiến triển liên quan đến sự phá hủy tuyến tụy, thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính.
Ung thư
Uống rượu gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể, khiến bệnh ung thư dễ phát triển hơn. Một phần do chất độc acetaldehyde mà rượu chuyển hóa khi vào cơ thể; phần khác là rượu làm hư hỏng ADN, protein và lipid trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa mạnh; Rượu làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể liên quan đến tăng nguy cơ ung thư; Rượu làm tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormon giới tính có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Uống rượu lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư đầu cổ, ung thư hệ tiêu hóa, ung thư đường hô hấp, ung thư vú…
Bệnh đường tiêu hóa
Uống nhiều rượu có thể gây ra các vấn đề với hệ tiêu hóa, chẳng hạn như loét dạ dày, trào ngược axit, viêm dạ dày. Khi rượu đi qua đường tiêu hóa, nó cản trở quá trình tiết axit dạ dày, trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày và làm giảm chuyển động của ruột. Kết quả là đường tiêu hóa chịu thiệt hại đáng kể. Tổn thương hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến xuất huyết, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể dẫn tới tử vong.
Rối loạn chức năng hệ miễn dịch
Uống quá nhiều sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Rượu làm thay đổi tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Số lượng bạch cầu giảm do quá trình sản xuất tế bào bạch cầu của cơ thể bị ức chế. Mỗi lần uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng của cơ thể và sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm phổi, mắc lao, và các bệnh khác.
Tổn thương não
Say rượu dẫn đến nhìn mờ, giảm trí nhớ, nói lắp, đi lại khó khăn và phản ứng của cơ thể chậm lại… Tất cả đều do ảnh hưởng của rượu đối với não bộ. Nó làm thay đổi các thụ thể não và chất dẫn truyền thần kinh, can thiệp vào chức năng nhận thức, tâm trạng, cảm xúc và phản ứng của người uống ở nhiều cấp độ, góp phần vào các hành vi mạo hiểm hoặc bạo lực khi say rượu.
Video đang HOT
Rượu cũng làm rối loạn sự phối hợp vận động và thăng bằng, thường dẫn đến chấn thương do ngã. Uống rượu say thường gây ra tình trạng mất trí nhớ tạm thời. Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của não, dẫn đến chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng học tập và các chức năng tâm thần khác.
Suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin
Uống rượu lâu dài dẫn đến các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ từ đường tiêu hóa vào máu, và chúng không được các tế bào của cơ thể sử dụng một cách hiệu quả. Ngoài ra, rượu làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu của tủy xương và gây chảy máu do loét dạ dày có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Loãng xương
Uống rượu nặng lâu dài, đặc biệt là ở tuổi thanh thiếu niên và thanh niên, có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của xương, tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này. Rượu cản trở việc sản xuất canxi, cân bằng vitamin D và nồng độ cortisol, làm suy yếu cấu trúc xương. Những người uống rượu quá mức dễ bị gãy xương hơn những người không uống.
Bệnh tim và sức khỏe tim mạch
Uống quá nhiều rượu có liên quan đến nhiều biến chứng tim mạch (đau thắt ngực, tăng huyết áp, suy tim). Uống rượu nặng có thể khiến huyết áp tăng bằng cách kích hoạt giải phóng một số hormon gây co thắt mạch máu. Huyết áp dao động và tăng hoạt hóa tiểu cầu là tình trạng thường gặp trong quá trình cơ thể phục hồi sau cơn say. Sự kết hợp chết người này làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Tai nạn và thương tích
Uống rượu ở bất kỳ mức độ nào đều có thể dẫn đến tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, té ngã, chết đuối, chấn thương, tự tử và chết người… Khả năng lái xe có thể bị suy giảm nếu chỉ uống một ly, và một người uống rượu nhiều có thể bị thương tích nghiêm trọng hơn khi gặp tai nạn.
Uống rượu dễ gây các tổn thương cho gan.
2 thói quen hàng ngày âm thầm 'tàn phá' lá gan của rất nhiều người, đặc biệt nhóm độ tuổi 22-35
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hai nguyên nhân khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng đó là thường xuyên nổi nóng và thức khuya làm việc.
Đặc biệt ở độ tuổi 22-35, độ tuổi lập thân, mong muốn gầy dựng sự nghiệp vững chắc, nên việc thức khuya, tiếp khách trở thành "cơm bữa", vô tình gây hại cho lá gan của bạn!
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người. Nhiệm vụ của gan là lọc máu, xử lý các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được tiêu thụ, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, sản xuất protein cần thiết chống tình trạng cục máu đông...
Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn hại đến gan như lạm dụng các chất cồn như rượu, bia... Bên cạnh đó, thói quen sống không lành mạnh cũng khiến gan bị hư hại.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 2 dạng trạng thái gây tổn thương gan nghiêm trọng nhất là tâm lý bi quan, uất ức, dễ tức giận và thức khuya làm việc.
Thức khuya làm việc
Theo đồng hồ sinh học, vào buổi tối khoảng từ 23h đến 1h sáng hôm sau, khi cơ thể nghỉ ngơi gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc , loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào cơ thể trong ngày và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Từ 1h đến 3h, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Gan sẽ thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
Nhưng nếu bạn thức khuya, gan sẽ "vất vả" hơn, thậm chí bị tổn hại do thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại, làm suy giảm vai trò của gan. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan .
Hay nổi nóng, uất ức
Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là "catecholamine", tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên.
Theo Đông y, những người bị trầm cảm (uất ức) hay nổi nóng sẽ khiến khí gan bị ngưng trệ gây tổn thương. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm người hay nổi nóng có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với nhóm người bình thường.
Ngoài ra, chế độ ăn uống quá độ, uống nhiều rượu, bia cũng gây hại cho gan. Hơn 90% công việc thải độc cho cơ thể do gan phụ trách, uống rượu quá nhiều kéo dài sẽ khiến gan quá tải, theo thời gian cồn rượu sẽ tích tụ trong gan, và thậm chí phát triển thành viêm gan do rượu, xơ gan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, 35% số ca tử vong do xơ gan và 25% bệnh nhân ung thư gan có liên quan đến việc uống rượu. Ăn uống quá độ và tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, giàu calo cũng có thể gây tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm gan siêu vi.
Để bảo vệ gan và có một sức khỏe tốt, các chuyên gia khuyến cáo
Ngủ đủ giấc, không thức khuya
Bạn nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi, làm việc và giải trí. Từ bỏ thói quen thức khuya làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gan. Mỗi ngày nên đi ngủ trước 22h để có được một giấc ngủ sâu vào khoảng 23h đến 3h sáng, vì đây là khoảng thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan, tiếp thêm năng lượng cho gan.
Thời gian ngủ thông thường đối với người lớn nên đảm bảo từ 6-8 tiếng. Thức khuya là thói quen nguy hiểm, gây tổn hại gan. Bạn nên bỏ thói quen thức khuya nếu không muốn lá gan ngày một yếu đi.
Nếu bạn mắc chứng khó ngủ, hãy làm ấm cơ thể trước khi đặt lưng xuống giường bằng cách ngâm chân vào chậu nước ấm để tăng cường khả năng lưu thông máu. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp, tạo không gian mát mẻ, thoáng đãng sẽ giúp cho bạn dễ ngủ hơn. Khi ngủ, không nên mặc quần áo chật, bó sát cơ thể gây cảm giác khó chịu, bức bí, thay vào đó là những bộ đồ rộng rãi, thoải mái sẽ giúp bạn cảm thấy dễ ngủ hơn đặc biệt trong tiết trời oi bức này.
Nếu đặc thù công việc phải thường xuyên thức khuya và làm đêm, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe, chống độc cho gan bằng cách chọn lựa kỹ các nguồn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi, hạn chế bia rượu, tăng cường bổ sung dưỡng chất phù hợp để giúp kiểm soát tế bào Kupffer, không cho chúng hoạt động quá mức làm tổn hại gan - cơ quan lớn nhất trong cơ thể có trọng lượng đến 1,5kg và giữ nhiều chức năng quan trọng giúp bạn khoẻ mạnh.
Cân bằng chế độ ăn uống
Ăn ít chất béo và thực phẩm có hàm lượng đường cao, kiểm soát lượng chất béo và lượng cồn, bỏ thuốc lá... là những cách giúp bạn tự bảo vệ lá gan của mình.
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất xơ, rau xanh, trái cây... để thanh lọc gan. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều đồ chiên, nướng và uống đủ nước (khoảng 2,5 lít mỗi ngày).
Học cách điều chỉnh tâm trạng
Một trong những cách hiệu quả để bảo vệ gan là giữ tâm thái bình tĩnh và lạc quan. Tâm trạng tốt có thể điều hòa khí huyết, cải thiện lưu thông máu, và tăng tốc độ trao đổi chất của gan.
Tăng cường vận động
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp tuyệt vời vì tính đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.
Đi khám sức khoẻ định kỳ
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan. Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn sẽ được các sĩ tư vấn tiêm phòng vắc-xin khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh về gan.
20 dấu hiệu cho thấy tuyến tụy của bạn đang "kêu cứu" Tuyến tụy là một cơ quan có hình quả lê trong ổ bụng. Mặc dù chỉ nặng khoảng 80g, nhưng đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuyến tụy nằm ở vùng thượng vị, tuyến tụy sản sinh các men tiêu hóa quan trọng và tiết ra các hormone quan trọng để chuyển hóa đường. Không có...