10 nghìn người chết mỗi ngày vì “thủ phạm” tỷ người mê
Theo các số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới, hiện nay có khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá trên thế giới, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ và gây ra cả triệu ca tử vong mỗi năm.
Ảnh minh họa.
Hàng nghìn độc chất
Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá “giết chết” xấp xỉ 10.000 người mỗi ngày, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày hay nói cách khác cứ mỗi 8 giây lại có một người chết do thuốc lá… Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết người cộng lại.
Cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm tuổi thọ. Mặc dù hiện nay số thuốc lá tiêu thụ hàng ngày ở các nước đang phát triển ít hơn ở các nước phát triển, nhưng con số này đang tăng lên đều đặn và nhanh chóng.
Khói thuốc lá tạo ra do sự đốt cháy không hoàn toàn các sợi thuốc lá. Khói thuốc là hỗn hợp của hai thành phần:
- Luồng khói chính xuất phát từ đầu ngậm của điếu thuốc mỗi khi người hút rít một hơi thuốc rồi sảng khoái thở ra không gian.
- Luồng khói phụ thoát ra từ đầu điếu thuốc đang âm ỉ cháy giữa các lần rít thuốc hoặc từ các mẩu thuốc đang cháy dở bị vứt đi.
Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen…Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70.000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá.
Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào.
Video đang HOT
6 nguy cơ liên quan đến thuốc lá
1. Thiếu máu cơ tim: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc lá, cao huyết áp và mỡ trong máu cao rất thường dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc lá cng nhiều thì cng dễ mắc bệnh và những người hút thuốc lá dễ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim hơn những người không hút thuốc lá.
2. Tai biến mạch máu não: Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy ở những người hút thuốc lá cng nhiều thì cng dễ bị tai biến mạch máu não hơn so với những người không hút.
3. Cao huyết áp: Những người cao huyết áp có hút thuốc lá lại dễ bị cao huyết áp ác tính và dễ tử vong hơn những người cao huyết áp mà không hút thuốc lá.
4. Ung thư: Thuốc lá cũng là nguyên nhân của 30% bệnh ung thư nói chung, trong đó gặp nhiều nhất là ung thư phổi, kế đến là ung thư các cơ quan khác.
Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá; những người hút thuốc lá 2 gói/ngày thì dễ bị ung thư phổi gấp 25 lần.
Ung thư các cơ quan khác: Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ung thư thanh quản, hầu, họng, thực quản và bàng quang ở nam cũng như nữ giới. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng được xem là có liên quan với ung thư thận, bàng quang, dạ dày và cổ tử cung.
5. Sinh non: Người mẹ đang mang thai có hút thuốc lá sẽ dễ dẫn đến các tai biến sản khoa như nhau bong non, nhau tiền đạo, sanh non…Mẹ hút thuốc cũng làm thai nhi chậm phát triển, cân nặng lúc sanh giảm trung bình 200g so với mẹ không hút thuốc.
6. Hút thuốc lá thụ động: Hút thuốc lá thụ động là tình trạng những người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá do người khác hút, thường gặp là những thành viên trong 1 gia đình có người hút thuốc lá. Trẻ có cha hoặc mẹ hút thuốc lá dễ bị mắc bệnh đường hô hấp và có triệu chứng đường hô hấp hơn so với những trẻ có cha mẹ không hút thuốc lá.
Theo infonet
60 tuổi mới quyết tâm cai nghiện thuốc lá chỉ vì lý do này
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Nhận biết được sự nguy hiểm này, nhiều người đã ý thức và tiến hành cai nghiện thuốc lá.
Ảnh minh họa.
Bỏ thuốc vì có cháu ngoại
Ông Đỗ Văn Hà - Hoàng Mai, Hà Nội tìm tới trung tâm tư vấn cai nghiện thuốc lá của Bệnh viện Bạch Mai sau khi đã có thâm niên hút thuốc lá 30 năm nhưng vẫn không thể bỏ được.
Ông Hà cho biết ông nghiện thuốc lá 30 năm nay. Nhiều lần vợ, con gái đều nói bỏ thuốc lá nhưng ông Hà vẫn chưa bỏ được. Có lúc, nghĩ bệnh tật sinh ra từ thuốc lá vì bản thân ông cũng làm trong lĩnh vực dược, hiểu thuốc lá không tốt nhưng rất khó bỏ.
Lần gần nhất bỏ thuốc lá cách đây 5 năm, ông Hà bỏ được 1 tháng rồi lại tái nghiện lại. Đến khi về hưu, ông Hà vẫn hút thuốc lá rất nhiều, mỗi ngày nửa bao đến cả bao. Hôm nào khó ngủ, ông lại mang bao thuốc ra ban công hút.
Tuy nhiên, từ đầu năm nay, cháu ngoại chào đời, sống cùng nhà ông Hà nhưng con gái ông dứt khoát không cho ông ngoại gần cháu vì ông hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe của cháu.
Lần đầu được lên chức ông, lại bị "xa lánh" vì tội hút thuốc lá. Ông Hà mới quyết tâm bỏ thuốc lá. Để bỏ được thuốc lá, ông phải rất quyết tâm từ việc tránh xa các buổi tụ tập mà bạn bè hút thuốc.
Mỗi lần cơn thèm thuốc lên, ông lại lấy tạm viên kẹo bạc hà nhai cho đỡ buồn. Những ngày đầu ông cũng thấy nhạt nhẽo nhưng nếu hút một điếu là con gái phát hiện ra ngay rồi không cho ông bế cháu. Quá yêu cháu ngoại, ông càng quyết tâm bỏ thuốc. Sau 3 tháng không tái nghiện thuốc lá, thậm chí ngửi thấy mùi thuốc lá ông Hà cũng thấy khó chịu hơn.
So với trước, khi cai thuốc lá, ông không hề bị tăng cân, điều mà những người nghiện thuốc lá lâu năm sợ nhất là cai nghiện. Những ngày đầu bỏ thuốc lá, ông Hà cũng có các biểu hiện bồn chồn, khó chịu và đói, có thể xuất hiện các rối loạn về giấc ngủ, cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ hoặc đau đầu. Các triệu chứng cai nghiện này thường kéo dài vài giờ, đỉnh điểm trong 2-3 ngày đầu và có thể kéo dài trong 1 tháng.
Ông Hà cũng tự gọi điện đến tổng đài cai nghiện thuốc lá để xin tư vấn cai nghiện thành công nhất. Ở tuổi về hưu, có cháu ngoại, ông càng kiên quyết bỏ thuốc hơn.
Từ bỏ thuốc lá bằng cách nào?
Một số người có thể bỏ thuốc lá mà không cần lập kế hoạch. Một số khác cần có kế hoạch để bỏ thuốc. Thực hiện các bước sau để giúp bắt đầu với việc bỏ thuốc lá.
Kiên quyết rằng muốn bỏ thuốc lá: Tránh suy nghĩ về việc nó có thể khó như thế nào. Thay vào đó, hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn khi không có khói thuốc.
Tìm người hoặc nhóm người hỗ trợ: Những người nhận được hỗ trợ từ những người khác trực tuyến, trên điện thoại, với một cố vấn hoặc trong các nhóm có cơ hội thành công cao hơn
Tập trung vào lý do bỏ việc hút thuốc để cải thiện sức khỏe: Bảo vệ gia đình hoặc tiết kiệm tiền. Những lý do này sẽ giúp bạn kiên trì hơn.
Nói với gia đình và bạn bè về kế hoạch ngừng hút thuốc để nhận hỗ trợ của họ: Nếu họ hút thuốc, hãy có thể yêu cầu họ bỏ thuốc cùng. Việc làm này có thể giúp người cai thuốc có thêm người bạn đồng hành trên hành trình bỏ thuốc lá.
Tìm hiểu về các sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá: Tìm các phương pháp để xử lý cơn thèm thuốc và những căng thẳng tinh thần kèm theo. Hiểu rõ những việc kích thích bản thân hút thuốc và nghĩ về cách đối phó với những vấn đề đó trong thời gian cai thuốc cũng như sau khi cai thuốc thành công.
Đặt đích đến bỏ thuốc vào một thời gian cụ thể: đặt những mục tiêu nhỏ trong vài ngày hoặc vài tuần để hướng tới mục tiêu lớn là loại bỏ hoàn toàn thuốc lá ra khỏi cuộc sống của mình. Đánh dấu ngày trên lịch của bạn. Mục tiêu càng rõ ràng càng dễ thực hiện, đồng thời cũng tạo ra một ngày ý nghĩa để ăn mừng hàng năm.
Tìm đến bác sĩ để được tư vấn: Người hút thuốc nên cho biết họ đang trong quá trình bỏ thuốc và muốn nhận được những thông tin giúp ích. Hút thuốc là một chứng nghiện vật lý. Vì vậy, bác sĩ có thể giúp bạn thiết kế một kế hoạch bỏ thuốc lá hiệu quả nhất.
Theo infonet
Chỉ vì "đánh dấu mốc trưởng thành sớm", 35 tuổi đã mắc ung thư Thường xuyên đi tiểu ra máu nhưng không có dấu hiệu đau buốt gì nên anh Nguyễn Văn T. chủ quan không đi khám, đến khi triệu chứng kéo dài đi khám thì bác sĩ phát hiện u bàng quang và sinh thiết chẩn đoán ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang do thuốc lá. Thủ phạm thuốc lá Anh Nguyễn Văn...