10 ngày tới vẫn chưa hết mưa phùn
Đợt mưa phùn kéo dài hơn một tháng nay khiến người dân miền Bắc “lao đao” vì ẩm ướt. Liệu đây có phải là dấu hiệu dự báo một mùa mưa bão với lượng mưa lớn, bão nhiều? Xung quanh hiện tượng này, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã trao đổi với An ninh Thủ đô.
Mưa phùn vẫn tiếp tục kéo dài
- Đợt mưa phùn ẩm ướt kéo dài tại miền Bắc hiện tại có phải là bất thường, thưa ông?
- Ông Lê Thanh Hải: Theo ghi nhận của chúng tôi, đợt mưa phùn hiện tại đã duy trì tại các tỉnh miền Bắc hơn 1 tháng nay. Quan trắc khí tượng cho thấy, trong vòng 10 ngày tới, mưa phùn vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Từ sáng nay 15-3, không khí lạnh suy yếu, mưa phùn sẽ quay trở lại.
Tuy nhiên, đây cũng không phải hiện tượng bất thường của thời tiết. Vì đợt mưa Xuân ở miền Bắc nhiều năm ghi nhận “mất mùa mưa Xuân” hoặc mưa quá nhiều.
- Hiện tượng mưa Xuân kéo dài như vậy là do đâu?
- Mưa Xuân có năm nhiều, năm ít. Những năm không khí lạnh tăng cường yếu xuống nước ta thì sẽ nóng nhiều hơn. Những đợt lạnh yếu, khi về qua Trung Quốc sẽ suy yếu, trong khi nắng nóng phía Tây phát triển lan sang, gây nóng. Còn năm nay, những đợt lạnh tăng cường đều, không quá mạnh, khi tràn xuống phía Bắc nước ta đã suy yếu và biến tính, gây mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài. Chỉ khi nào có một đợt không khí lạnh cường độ mạnh hoặc một trận mưa rào lớn thì tình trạng này mới chấm dứt.
Video đang HOT
- Liệu đây có phải dấu hiệu dự báo một mùa mưa bão dồn dập hơn?
- Năm 2014, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có khả năng ở mức thấp hơn một chút so với trung bình nhiều năm (TBNN), khoảng 9-10 cơn (TBNN khoảng 10-12 cơn) và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta cũng ở mức thấp hơn, khoảng 4-5 cơn (trung bình khoảng 5-6 cơn). Tuy nhiên, cần đề phòng những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và không theo quy luật khí hậu hoặc áp thấp nhiệt đới, bão ảnh hưởng dồn dập trong thời đoạn ngắn.
- Tình hình mưa có phức tạp hơn?
- Lượng mưa ở khu vực Bắc bộ trong tháng 3 và tháng 4 ở mức thấp hơn trung bình các năm cùng thời kỳ. Cần đề phòng dông mạnh kèm theo tố, lốc, mưa đá trong thời kỳ này vì là thời điểm chuyển giao sang mùa nóng.
Song, mùa mưa bão năm nay ở Bắc bộ nhiều khả năng đến muộn hơn bình thường, tổng lượng mưa các tháng nửa đầu mùa (từ tháng 5 đến 7-2014 thấp hơn các năm; nửa cuối mùa (từ tháng 8 đến 10-2014) ở mức xấp xỉ với các năm. Các đợt mưa lớn ở Bắc bộ sẽ tập trung vào thời kỳ các tháng từ tháng 6 đến tháng 8-2014.
- Như vậy lũ cũng sẽ ít khốc liệt hơn?
- Lũ tiểu mãn trên các sông có khả năng xuất hiện muộn và nhỏ hơn. Đỉnh lũ năm 2014 trên các sông Bắc bộ có khả năng xuât hiện đúng với quy luật chung (đầu tháng 8) và có khả năng nhỏ hơn đỉnh lũ 2013. Trên các sông chính thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Hoàng Long và thượng lưu sông Thái Bình có khả năng ở mức báo động BĐII hoặc trên BĐII nhưng dưới BĐIII. Hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội ở mức dưới BĐI; hạ lưu sông Thái Bình ở mức BĐI. Một số sông suối nhỏ, ở miền núi phía Bắc cần đề phòng đỉnh lũ có nơi vượt mức BĐIII.
Còn các sông ở khu vực Trung bộ và Tây Nguyên xuất hiện đúng quy luật hàng năm. Đỉnh lũ năm 2014 trên hầu hết các sông đều thấp hơn đỉnh lũ năm 2013.
- Mùa hè năm nay nắng nóng sẽ diễn biến ra sao, thưa ông?
- Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm, đặc biệt ở các tỉnh phía Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ. Số đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc bộ có thể tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 7, ở Trung bộ còn có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8-2014.
Trên phạm vi toàn quốc, nền nhiệt độ tháng 3 và tháng 4-2014 ở mức xấp xỉ với TBNN, riêng phía tây Bắc bộ ở mức cao hơn một chút so với TBNN cùng thời kỳ. Từ tháng 5 đến tháng 10-2014 nền nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc trong các tháng mùa mưa bão phổ biến ở mức cao hơn một chút so với TBNN cùng thời kỳ.
Theo ANTD
Dự báo rất khó!
Xung quanh diễn biến bất thường của bão số 14, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay:
Từ sáng qua 10-11, bão số 14 có thay đổi nhiều về hướng di chuyển. Chiều cùng ngày, sau khi đi vào phía Nam Vịnh Bắc bộ, bão số 14 di chuyển lệch về phía Bắc Tây Bắc, tốc độ giảm xuống còn 25 - 30km/h. Sau đó đi vào các tỉnh ven Biển Đông Bắc bộ. Toàn bộ các tỉnh ven biển Bắc bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh, vùng bão vào sẽ có gió mạnh cấp 7 - 8 trở lên. Riêng Thái Bình đến Quảng Ninh có gió giật cấp 11-12. Vùng Hải Dương, Hưng Yên có gió cấp 5-6.
Đường đi và vị trí cơn bão số 14 (Cập nhật lúc 22h ngày 10-11)
- Như vậy các tỉnh miền Trung đã an toàn?
- Do bão di chuyển lên vĩ độ cao, ra phía Bắc nên các tỉnh từ phía Nam trở ra đến Quảng Bình cơ bản đã an toàn. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa, vùng ven biển có gió giật cấp 6 - 7 cũng không đáng lo ngại.
- Vậy mưa ở phía Bắc sẽ diễn biến ra sao?
- Các tỉnh Bắc Trung bộ còn mưa trong ngày hôm nay nhưng lượng mưa cũng chỉ khoảng 100mm, một số nơi 200mm. Lượng mưa không quá lớn.
Mưa sẽ diễn ra tại hầu hết các tỉnh Bắc bộ, vùng đồng bằng ven biển đề phòng lượng mưa lớn. Vùng Đông Bắc bộ và trung du miền núi phía Bắc, lượng mưa từ 200-300mm, một số nơi trên 300mm. Tuy nhiên, từ chiều nay, mưa sẽ bắt đầu giảm dần. Trên một số hệ thống sông suối cần đề phòng lũ quét nếu mưa dồn dập, cục bộ trong thời gian ngắn, còn nếu mưa rải rác với lượng mưa như trên cũng không đáng ngại.
- Cụ thể tại Hà Nội sẽ như thế nào?
- Ở Hà Nội với kịch bản trước đó sẽ có mưa rất lớn, lượng mưa có thể từ 200-300mm, thậm chí lớn hơn. Nhưng, với kịch bản mới nhất thì lượng mưa trên địa bàn Hà Nội sẽ giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng xấp xỉ 100mm. Nếu có mưa cấp tập, cục bộ trong 2-3 giờ đồng hồ gây ngập thì cũng không đến mức nghiêm trọng.
- Diễn biến bất thường của bão số 14 có phải do biến đổi khí hậu?
- Để đi tìm nguyên nhân bão số 14 tiến thẳng ra Bắc thì rất khó, không thể đổ hết cho biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thiên nhiên thường biến đổi muôn hình vạn trạng, khó nắm bắt. Theo quy luật thì về cuối năm, bão thường đổ bộ vào phía Nam, song không hẳn tất cả đều như vậy. Như cơn bão Sơn Tinh đổ bộ vào phía Bắc tháng 10-2012, và năm nay là bão Hải Âu.
Theo ANTD
Máy bay Malaysia mất tích: Đề phòng "thuyết âm mưu" Máy bay chở khách bị rơi trong hoàn cảnh bí ẩn quả là mảnh đất màu mỡ cho những người giàu trí tưởng tượng và tôn sùng "thuyết âm mưu". Theo chuyên gia phân tích an ninh Peter Bergen (tác giả cuốn sách "Săn người: 10 năm tìm kiếm bin Laden - Từ 11/9 đến Abbottabad "), do thiếu thông tin về vụ...