10 ngày chinh phục Đông Bắc
Tháng 10 mùa hoa tam giác mạch nở cũng là thời điểm lý tưởng để tôi cùng những người bạn thực hiện chuyến đi chinh phục Đông Bắc hùng vĩ.
Sau chuyến đi Sa Pa – Hà Giang từ năm 2019 và trót phải lòng mảnh đất vùng cao, tôi quyết định quay trở lại Đông Bắc để khám phá nhiều hơn, đặc biệt vào thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ. Bởi đối với tôi, không một bức ảnh, một thước phim nào có thể lột tả được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của mảnh đất này, mà chỉ có thể tự cảm nhận bằng đôi mắt.
Từ những cung đường đèo quanh co, những thảm thực vật xanh mướt nối liền trên khắp đường đi, cho đến những bụi hoa dại mọc ven đường… hay cả con người ở vùng núi rừng Đông Bắc cũng mang một vẻ đẹp rất riêng, rất thú vị thôi thúc khám phá.
Lịch trình
Ngày 1: TP.HCM – Hà Nội – Hà Giang
Tôi cùng nhóm bạn bay từ TP.HCM tới Hà Nội, sau đó di chuyển bằng xe bus về trung tâm thành phố và nghỉ ngơi tại khách sạn để chuyển bị cho chuyến hành trình dài phía trước.
Xe khách đi Hà Giang có giá vé 250.000 đồng/người, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Xe xuất phát từ 21h30 và đến nơi khoảng 4h hôm sau.
Ngày 2: Hà Giang – Đồng Văn
6h, tôi thức dậy làm thủ tục thuê xe máy đi Đồng Văn. Giá thuê dao động khoảng 180.000 đồng/ngày tùy loại xe. Bạn có thể chọn xe số hoặc xe côn tay.
Nhóm tôi quyết định thuê trọn 5 ngày để đi Cao Bằng với giá 1,4 triệu đồng/xe (đã bao gồm phí 500.000 đồng để gửi xe từ Cao Bằng về lại Hà Giang do quãng đường chạy ngược về trả xe rất xa).
Quãng đường đi Đồng Văn dài khoảng hơn 100 km. Để đảm bảo, mọi người cần chuẩn bị một chai đựng xăng mang theo đề phòng xe hết xăng giữa đường.
Cung đường Hà Giang – Đồng Văn.
Đoạn đường Hà Giang đi Đồng Văn có rất nhiều cung đường đẹp. Chúng tôi vừa đi vừa nghỉ để cảm nhận thiên nhiên trọn vẹn. Một số địa điểm không thể bỏ lỡ như cao nguyên đá Đồng Văn, dốc Thẩm Mã, rừng thông Yên Minh, dinh Vua Mèo, rừng hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú, núi Đôi, cây cô đơn…
Dốc Thẩm Mã.
Rừng thông Yên Minh.
Di tích Đồn Cao.
Núi Đôi Hà Giang.
Khoảng 16-17h, chúng tôi đến thị trấn Đồng Văn, nghỉ chân tại nhà nghỉ trong thị trấn, khá yên tĩnh và sạch sẽ. Buổi tối ở Đồng Văn chủ yếu có các hoạt động dạo phố cổ, ăn uống đặc sản vùng cao.
Ngày 3: Đồng Văn – Mèo Vạc – chinh phục Mã Pí Lèng
Đường đi từ Hà Giang sang Mèo Vạc khoảng 170 km, với nhiều cung đường khúc khủy lên xuống. Một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Đây cũng là cung đường đi qua đèo Mã Pí Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.
Video đang HOT
Đèo Mã Pí Lèng nhìn ra con sông Nho Quế xanh biếc.
Chúng tôi nghỉ tại làng Pả Vi. Đây là một ngôi làng khá đẹp với nhiều homestay đậm chất Đông Bắc.
Đoạn đường vào làng Pả Vi.
Ngày 4: Mèo Vạc – Bảo Lạc
Cung đường Mèo Vạc đi Bảo Lạc khoảng 70 km với những khung cảnh thiên nhiên đẹp khó tả, chúng tôi vừa đi vừa ngắm mãi không muốn dừng lại.
Cung đường Mèo Vạc – Bảo Lạc.
Tôi đến Bảo Lạc khoảng 17h và nghỉ tại homestay. Đường đi gặp khó khăn do đang trong quá trình hoàn thiện.
Homestay Bảo Lạc.
Nằm trên núi cao nên không khí ở nhà sàn khá lạnh. Tuy nhiên tại đây có đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm.
Con đường đến Cao Bằng còn rất xa nên dừng chân tại Bảo Lạc là một lựa chọn hợp lý và an toàn. Khi trời tối, di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Ngày 5: Bảo Lạc – Cao Bằng – Đèo Mẻ Pia – Núi Mắt Thần
Nhóm tôi rời homestay Bảo Lạc từ sớm để đi Cao Bằng, tiếp tục hành trình dài hơn 100 km.
Lúa chín vàng dọc đoạn đường Bảo Lạc – Cao Bằng.
Đèo Mẻ Pia 14 tầng độc nhất tại Việt Nam.
Khi đi qua cung đường này, chúng tôi đi qua đèo Mẻ Pia nổi tiếng Đông Bắc với 14 tầng núi cao. Đi hết đèo có một quán nước nhỏ, bạn có thể gửi xe máy với giá 10.000 đồng/xe và đi bộ lên chỗ check-in, ngắm nhìn toàn cảnh đèo.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục di chuyển để đến Cao Bằng và chạy đến núi Mắt Thần trước khi trời tối để tận hưởng khung cảnh một cách trọn vẹn nhất.
Núi Mắt Thần về đêm.
Chúng tôi quyết định cắm trại tại đây, dịch vụ đặt trước với giá 750.000 đồng/người (đã bao gồm ăn tối, ăn sáng).
Núi Mắt Thần về đêm có trăng sáng cùng bầu trời sao lấp lánh và không gian yên tĩnh núi rừng bao quanh, mang đến cảm giác hòa mình vào thiên nhiên đúng nghĩa.
Ngày 6: Cao Bằng – Hà Nội
Sáng hôm sau, chúng tôi rời khu cắm trại và di chuyển đến thác Bản Giốc – một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đã đến Cao Bằng. Từ núi Mắt Thần di chuyển đến thác mất khoảng hơn một tiếng đi xe.
Thác Bản Giốc.
Check-in xong, tôi trở lại thành phố Cao Bằng để nghỉ ngơi, dạo quanh thành phố ăn uống đặc sản, tham quan.
Do không có xe đi Thanh Hóa, nhóm tôi lựa chọn quay về Hà Nội. Xe máy thuê mang đến bến xe Cao Bằng để gửi về lại Hà Giang. Trả xe máy, chúng tôi lên xe khách để về Hà Nội, giá vé 300.000 đồng/người về bến xe Mỹ Đình.
Ngày 7: Hà Nội – Pù Luông
Nhóm chúng tôi tiếp tục hành trình, xuất phát từ Hà Nội bằng xe limousine. Thời gian từ Hà Nội đến Pù Luông kéo dài 4-5 tiếng. Đến nơi, chúng tôi di chuyển vào bản bằng xe ôm với giá 100.000 đồng/người, chặng đường dài 8 km.
Bản Hiêu.
Chúng tôi tiếp tục thuê xe máy để chủ động đi lại với giá 200.000 đồng/xe/ngày. Nhóm lựa chọn nghỉ tại bản Hiêu vắng vẻ, yên bình.
Tại đây, chúng tôi đi dạo quanh những con suối, thác. Mỗi bản ở Pù Luông đều mang vẻ đẹp khác nhau.
Ngày 8: Bản Đôn – Hang Dơi
Bản Đôn từ trên cao.
Để đến Bản Đôn, nhóm tôi phải lên một con dốc khá cao. Khi đến nơi, khung cảnh thung lũng lúa mênh mông sẽ không làm bạn thất vọng.
Bản Đôn.
Tại Pù Luông, ẩm thực cũng là một trong những điều gây ấn tượng mạnh với chúng tôi. Các đặc sản nên thử là lợn bản nướng, vịt Cổ Lũng, gà kho, cá nướng…
Hang Dơi.
Sau đó, chúng tôi di chuyển đến Hang Dơi nằm ở bản Kho Mường. Lúa đã qua mùa nhưng bản Kho Mường vẫn có nét đẹp riêng biệt. Từ bản Hiêu đi hang Dơi mất khoảng 30 phút. Đường dễ đi và nhiều cảnh đẹp.
Đến Hang Dơi, chúng tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ và hoang sơ. Bên trong hang rộng và sâu thẳm, cần tránh leo trèo cao vì địa hình khá nguy hiểm.
Ngày 9: Pù Luông
Tại đây còn quá nhiều cảnh đẹp nên nhóm tiếp tục dành một ngày để khám phá. Chúng tôi chạy xe đến guồng nước Pù Luông, di chuyển khoảng 40 phút từ homestay. Đến nơi có chỗ gửi xe máy, chi phí 10.000 đồng/xe.
Guồng nước Pù Luông.
Trên đường về, chúng tôi dừng chân tại bản Son Bá Mười nổi tiếng nằm trên núi với con đường lên rất khó bởi dốc thẳng đứng.
Đường dốc lên bản Son Bá Mười.
Ngày 10: Kết thúc hành trình
Chúng tôi kết thúc chuyến đi, trở lại Hà Nội và bay về TP.HCM. Suốt cuộc hành trình dài, mọi thứ đều suôn sẻ, an toàn.
Top 7 Ấn tượng Việt Nam: Ngoạn mục cung đường đèo '14 tầng' ở Cao Bằng
Khau Cốc Chà (đèo Mẻ Pia) là con đèo nổi tiếng bậc nhất ở Cao Bằng bởi hình dáng, đường đi hiểm trở. Cung đường đèo nằm trên quốc lộ 4A, dài 2,5 km, kéo dài từ xã Xuân Trường đến tận trung tâm huyện Bảo Lạc.
Với vẻ đẹp ngoạn mục và độc đáo, đèo Khau Cốc Chà vừa được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào "Top 7 cung đường đèo ngoạn mục" trong khuôn khổ chương trình "Top 7 Ấn tượng Việt Nam".
Vẻ đẹp ngoạn mục của đèo Khau Cốc Chà. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Nhìn từ trên cao, con đèo mềm mại như dải lụa khổng lồ vắt qua núi. Đèo Khau Cốc Chà còn được gọi là đèo 14 tầng, vì từ chân đèo lên đỉnh có 14 khúc cua dốc, dựng đứng và hạ độ cao nhanh nên có tên gọi là "đèo 14 tầng".
"Cận cảnh" đèo Khau Cốc Chà. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Đèo Khau Cốc Chà có từ thời Pháp thuộc, vốn dĩ chỉ là một con đường mòn chỉ có thể cưỡi ngựa đi qua, đoạn rộng nhất của con đèo chỉ vào khoảng 40 cm.
Đường đèo có "14 tầng" với những khúc cua tay áo thách thức bất kỳ phượt thủ nào. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Năm 2009, con đường được khởi công xây dựng lại và hoàn thành vào năm 2011 với chiều rộng 5m. Những khúc "cua tay áo" được xẻ sâu hơn vào vách đá để lấy thêm diện tích đường nhằm bảo đảm an toàn, giúp việc đi lại giữa huyện Bảo Lạc và các vùng lân cận trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển.
Du khách xem lại bản đồ được người dân địa phương vẽ, hướng dẫn lên điểm ngắm toàn cảnh cung đường đèo. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Khác với những con đèo khác ở Việt Nam, để ngắm toàn bộ vẻ đẹp ngoạn mục của con đèo này, bạn phải mất khoảng một tiếng cả đi lẫn về để đi bộ xuyên rừng, men theo các sườn núi.
Thời gian lý tưởng để chinh phục đèo Khau Cốc Chà vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Đây là khoảng thời gian có ít mưa, rất thuận lợi để đi đường đèo núi.
Sau 30 phút "băng rừng vượt núi", bạn sẽ được ngắm toàn cảnh cung đường đèo như dải lụa vắt ngang chừng núi vô cùng ấn tượng. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Travel Blogger Nguyễn Khải Trung từng chinh phục đèo Khau Cốc Chà cho biết: "Đúng là phải đến đây, thấy tận mắt mới biết cung đèo hùng vỹ thế nào, ban đầu xem ảnh trên mạng cứ ngỡ đèo này không phải ở Việt Nam. Đèo Khau Cốc Chà không thua kém bất cứ con đèo hiểm trở nào ở Đông - Tây Bắc cả, trong đó có "tứ đại đỉnh đèo".
Hoàng hôn trên đèo Khau Cốc Chà. Ảnh: Nguyễn Khải Trung
Du khách cần trang bị nước uống và đồ ăn nhẹ để không bị mất sức trong quá trình chinh phục đường rừng. Đường lên vị trí ngắm đèo không quá khó, bởi người dân địa phương đã vẽ những dấu mũi tên chỉ đường trên vách đá.
Được biết, hiện nay vị trí ngắm đèo Khau Cốc Chà đã được người dân địa phương xây bê tông nên rất sạch sẽ, thuận tiện để du khách ngắm cảnh và chụp hình.
Vị trí đèo Khau Cốc Chà. Ảnh: Google Maps
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 - Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh và vinh danh những điểm đến đặc sắc trên dọc miền đất nước Việt Nam, Sài Gòn Tiếp Thị sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và nhà hàng The Field tổ chức buổi triển lãm trưng bày hình ảnh những điểm đến dẫn đầu trong cuộc bình chọn "Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2020-2021" thông qua chương trình "Ấn tượng Việt Nam trên ruộng đồng miền di sản" tại nhà hàng The Filed (Thành phố Hội An) trong ba ngày 20-21-22 tháng 4-2022 với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO).
Trải nghiệm mới ở PuLuong Natura Nằm ở vị trí trung tâm bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, PuLuong Natura là khu nghỉ dưỡng có view thung lũng ruộng bậc thang đẹp nhất ở Pù Luông. Ở bất cứ vị trí nào của PuLuong Natura, bạn cũng có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. PuLuong Natura Bungalow có kiến trúc bản...