10 nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới
Danh sách các quốc gia lọt top những nền kinh tế tồi tệ có cả Ý, Tây Ban Nha và Nhật Bản.
Dựa trên 5 tiêu chí, bao gồm khả năng đối mặt với khủng hoảng tài chính, sự phụ phuộc vào xuất khẩu và ngành du lịch, vấn nạn tham nhũng và tỷ lệ nợ dài hạn.
Danh sách gồm 10 quốc gia tồi tệ nhất thế giới trong giai đoạn 2013 – 2017, theo nghiên cứu của IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) trên 185 quốc gia.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP đối với các quốc gia phát triển giảm từ 2% xuống còn 1,5%, trong khi các thị trường mới nổi sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 5,6% thay vì 6%.
1. Swaziland
Tăng trưởng GDP 2012: -2,9%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: -0,01%
Nền kinh tế của quốc gia lạc hậu này phụ thuộc chủ yếu vào đối tác Nam Phi với 90% kim ngạch xuất khẩu.
Doanh thu hải quan giảm sút khiến tỷ lệ thất nghiệp của Swaziland khá cao, lên tới 40% và có tới 70% dân số nước này sống dưới mức 1 USD một ngày.
2. Cộng hòa Guinea
Tăng trưởng GDP 2012: 5,6%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 0,5%
Năm 1993, IMF và Ngân hàng thế giới đã phải cắt viện trợ cho Cộng hòa Guinea do những bê bối tham nhũng liên quan đến việc sử dụng các khoản thu từ dầu khí của chính phủ quốc gia này.
Hiện Guinea vẫn phụ thuộc chủ yếu vào dự trữ dầu mỏ và khí đốt, trong khi phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng đóng góp cho GDP lại chẳng đáng là bao.
3. Italy
Video đang HOT
Tăng trưởng GDP 2012: -2,3%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 0,76%
Nợ công của Ý hiện đã ở mức đáng báo động, và các biện pháp khắc khổ nhằm hạn chế gia tăng nợ đã khiến tăng trưởng kinh tế của Italy khó lòng bứt phá được.
Trong khi đó, kinh tế ngầm chiếm tới 17% GDP của Ý nhưng chính phủ chẳng thể thu nổi một đồng thuế nào.
4. Cộng hòa Síp
Tăng trưởng GDP 2012: -2,25%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 0,93%
Với những khoản đầu tư không có tương lai vào trái phiếu chính phủ và ngân hàng Hy Lạp, Cộng hòa Síp buộc phải áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất.
Những chính sách này tác động xấu đến phát triển kinh tế trong tương lai.
5. Tây Ban Nha
Tăng trưởng GDP 2012: -1,54%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 0,94%
16 năm tăng trưởng liên tục đã bị chặn đứng bởi cuộc suy thoái kinh tế, từ đó, Tây Ban Nha ngập trong nợ công, thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này hiện đã vọt lên mức 20%.
6. San Marino
Tăng trưởng GDP 2012: -2,57%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 1,03%
Kinh tế San Marino phụ thuộc chủ yếu vào ngân hàng, du lịch và dệt may – những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới.
7. Eritrea
Tăng trưởng GDP 2012: 7,54%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 1,13%
Eritrea là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với chỉ vài doanh nghiệp tư nhân nắm hầu hết hoạt động kinh tế của đất nước.
Với 80% sản lượng nông nghiệp chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước, mùa màng thất bát là lý do khiến Eritrea thường xuyên phải nhập khẩu thực phẩm để tránh đói.
8. Bỉ
Tăng trưởng GDP 2012: 0,04%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 1,13%
Là một quốc gia có ít tài nguyên thiên nhiên, kinh tế Bỉ dễ dàng chịu tổn thương khi gặp phải cú sốc tăng giá toàn cầu cũng như suy thoái tại EU.
Nợ công, chi phí cho hệ thống phúc lợi cùng dân số già là những nguyên nhân khiến dự báo tăng trưởng giai đoạn 2013 -2017 của Bỉ đứng ở top 8 quốc gia thấp nhất thế giới.
9. Nhật Bản
Tăng trưởng GDP 2012: 2,22%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 1,15%
Nền kinh tế của Nhật Bản đã chịu sự suy giảm mạnh trong “thập kỷ mất mát” do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đi kèm thảm họa kép.
Ngoài ra, căng thẳng với Trung Quốc cũng khiến nhu cầu hàng xuất khẩu của Nhật giảm mạnh trong khi nguy cơ giảm phát vẫn còn cao.
10. Bồ Đào Nha
Tăng trưởng GDP 2012: -3%
Tăng trưởng GDP giai đoạn 2013 – 2017: 1,16%
GDP bình quân đầu người của Bồ Đào Nha hiện thấp hơn so với mức trung bình của EU.
Các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng rời bỏ thị trường này để tìm đến các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn.
Theo Tinngan
Phố Wall "rực xanh" phiên đầu tuần
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới (15.10, giờ Mỹ), thị trường chứng khoán Phố Wall ghi nhận sự tăng điểm ổn định của ba chỉ số quan trọng.
Theo Reuters, ghi nhận ở thời điểm chốt phiên 15.10 (kết thúc vào rạng sáng nay 16.10, giờ VN), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 95,38 điểm, lên mức 13.424,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite dành cho các công ty công nghệ cao cũng ghi nhận mức tăng 20,07 điểm, lên đạt 3.064,18 điểm.
Chỉ số thị trường S&P 500 tăng 11,54 điểm, lên chốt phiên giao dịch đầu tuần ở mức 1.440,13 điểm.
Cũng theo ghi nhận của Reuters, giá cổ phiếu của ngân hàng hàng đầu nước Mỹ Citigroup đã tăng 5,5% giá trị trong phiên giao dịch cùng ngày, lên mức 36,66 USD/CP và đây có thể được xem là lực đỡ mạnh mẽ cho đà tăng của chỉ số S&P 500 trong phiên.
Ngoài ra, theo giới phân tích, ba chỉ số chứng khoán chủ chốt tại Mỹ tăng điểm có phần nhờ sự lạc quan của giới đầu tư từ thông tin số liệu bán lẻ tại Mỹ vừa được công bố đã tăng 1,1%, thay vì 0,8% như dự báo.
Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư tiếp tục duy trì sự thận trọng đối với nền kinh tế châu Âu, mà cụ thể là họ đang chờ đợi tín hiệu từ Tây Ban Nha cho thấy nước này đã sẵn sàng yêu cầu một gói cứu trợ mới, cũng được ghi nhận là lực đỡ tích cực cho chứng khoán Phố Wall tăng điểm.
Theo TNO
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria leo thang đẩy giá dầu tăng mạnh Ảnh minh họa: Reuters Đêm qua, rạng sáng nay (12.10, giờ VN), giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng lên mức cao nhất trong tuần trước lo ngại về sự căng thẳng ngày một "nóng" giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, kèm theo đó là sự sụt giảm nguồn cung khi các mỏ dầu ở khu vực Biển Bắc bước vào...