10 nền kinh tế lệ thuộc nặng nề nhất vào Trung Quốc
Tạp chí tài chính uy tín Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế Trung Quôc do lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa sang cường quốc châu Á.
Forbes vừa công bố danh sách 10 quốc gia lệ thuộc lớn vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quôc – Anh: Reuters
Trong bài viết Forbes cho biết với việc kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục suy yếu trong năm tới, các quốc gia lệ thuộc lớn vào việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ bị tổn thất trong nhiều lĩnh vực công nghiệp then chốt.
Sau đây là 10 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc, theo đánh giá của Forbes.
10. Indonesia
Hàng hóa xuất sang Trung Quốc của Indonesia chiếm đến khoảng 10% tổng lượng xuất khẩu, tức tương đương 2% GDP của xứ Vạn Đảo.
9. Thái Lan
Lượng hàng xuất bán sang Trung Quốc chiếm đến 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan và tương đương 7% GDP của Thái.
8. Malaysia
Video đang HOT
12% là tỷ lệ lượng hàng hóa bán cho Trung Quốc trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, tương đương 10% GDP nước này.
7. Brazil
Lượng hàng xuất bán sang Trung Quốc chiếm đến 18% tổng lượng xuất khẩu của Brazil. Tuy nhiên, tỷ lệ vừa nêu chỉ chiếm 2% GDP của Brazil.
6. Peru
Lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của Peru đạt 19% tổng lượng xuất khẩu cả nước, tương đương 4% GDP.
5. Nhật Bản
Lượng hàng xuất bán sang Trung Quốc của Nhật Bản cũng chiếm 19% tổng lượng xuất khẩu, tức bằng khoảng 3% GDP.
4. Chile
Lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 23% tổng lượng xuất khẩu của Chile, tương đương 8% GDP.
3. Hàn Quốc
Forbes nhận định Hàn Quốc vẫn đang cầm cự tốt bất chấp sức tiêu thụ sụt giảm từ Trung Quốc. Lượng hàng hóa xuất sang Trung Quốc của Hàn Quốc chiếm đến 25% tổng lượng xuất khẩu và tương đương 11% GDP của xứ Kim Chi.
2. Đài Loan
Kinh tế Đài Loan cũng đang chịu đựng khá ổn, mặc dù lượng hàng xuất sang Trung Quốc đại lục chiếm đến 26% tổng lượng xuất khẩu của vùng lãnh thổ này. Hàng hóa bán cho Trung Quốc chiếm đến 16% tỷ trọng kinh tế Đài Loan.
1. Úc
Lượng hàng xuất bán sang Trung Quốc, chủ yếu là quặng sắt, của Úc chiếm đến 34% tổng lượng xuất khẩu nước này, tương đương 6% GDP.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nước nào điêu đứng vì giá vàng, giá đồng giảm mạnh?
Chỉ vài năm trước, vài quốc gia trên thế giới sở hữu nhiều khoáng sản như vàng và đồng như Peru sống rất khỏe. Tuy nhiên hiện giờ, nước này và rất nhiều nước đang điêu đứng vì giá cả kim loại quý giảm đáng kể.
Giá vàng giảm khiến nhiều nước gặp khó - Ảnh: Shutterstock
Theo CNN, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thời gian qua đã thúc đẩy nhu cầu kim loại công nghiệp, đơn cử là đồng - mặt hàng chiếm đến 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Peru. Song hiện nay, Trung Quốc đang tiêu thụ ít đi. Giá cả hàng hóa từ mức cao vào năm 2011 cũng rớt xuống nhanh chóng trong vài tháng qua.
Sự suy thoái mới nhất trong thị trường hàng hóa ảnh hưởng đến các kim loại nói chung. Giá cả vàng, bạc, đồng, sắt, nhôm, bạch kim, thiếc và niken đều giảm trong năm nay. Với vàng, giá trị kim loại quý gần đây tuột xuống dưới 1.100 USD, mức thấp nhất trong vòng 5 năm.
Tăng trưởng kinh tế hằng năm của Peru chỉ còn 1% hiện nay thay vì 7% hồi cuối năm 2013. Ngoài Peru, Chile, Nam Phi, Úc, Brazil, Zambia và Cộng hòa dân chủ Congo, Ghana, Mozambique là các nước chịu ảnh hưởng đáng kể từ việc giá vàng, giá đồng giảm.
Ở Chile - nơi 1/4 lô hàng hướng thẳng đến Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng trở lại sau nhiều năm giảm đều. Chỉ số chứng khoán FTSE Nam Phi giảm 7% trong 3 tháng qua, khai thác vàng của nước này cũng hạ 24% chỉ trong tháng 7.
Nước Úc đang cố gắng tránh cuộc suy thoái kinh tế lần đầu tiên kể từ năm 1991 trong bối cảnh hiện gặp khó vì giá than, dầu và khí đốt rẻ. Tăng trưởng kinh tế của Úc thời gian qua được thúc đẩy bởi sự đi lên của Đại lục. Tại Brazil, giá cả hàng hóa giảm đẩy nước này đối mặt với đợt suy thoái tồi tệ nhất trong 1/4 thế kỷ.
Ngoài ra, các thị trường mới nổi cũng không có nhiều tin vui. Giá kim loại giảm làm dấy lên lo ngại về các đợt sa thải lớn trong ngành khai thác khoáng sản, tệ hơn là đẩy nền kinh tế các nước vào suy thoái. Điều này càng đặc biệt xấu khi cộng với khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, khiến các nước khó trả nợ hơn và đồng nội tệ của họ bị giảm giá so với USD.
Ed Yardeni, Chủ tịch hãng Yardeni Research viết: "Khi Trung Quốc hắt hơi, tất cả các nền kinh tế mới nổi khác sẽ bị cảm lạnh".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Rối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Thủ tướng Trung Quôc Lý Khắc Cường khẳng định nước này chưa từng tuyên bố kinh tế phải tăng ở mức 7% trong năm nay, trong khi một quan chức cấp cao Ngân hàng Trung ương nước này thì nói ngược lại. Thu tương Trung Quôc Lý Khắc Cường - Anh: AFP Phát biểu của ông Lý được đưa ra ngay khi ông...