10 năm tranh giành, hàng nghìn tỷ mặc kẹt không thể chia nhau
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông còn gay gắt và chưa giải quyết được khiến các kế hoạch chia tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng có thể tiếp tục bị mắc kẹt.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vào giai đoạn sôi động chưa từng có trong lịch sử. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trở lại thời hoàng kim. Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng dồn dập lên nhiều nghìn tỷ đồng. Đây cũng là lúc những nhà băng tính tới chuyện chia tiền.
Tuy nhiên, không phải kế hoạch nào cũng thuận lợi. Một số ông chủ chỉ tính trả cổ tức bằng cổ phiếu để lấy tiền mở rộng phát triển, trong khi đó có những ngân hàng có mâu thuẫn nội bộ kéo dài và do vậy việc chia tiền chắc chắn sẽ khó khăn.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB) công bố trong tài liệu họp cổ đông thường niên 2021 cho biết, ngân hàng này muốn chia cổ tức 1.800 đồng/cp.
Giống như nhiều ngân hàng khác, Eximbank ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong năm vừa qua. Theo EIB, tính tới hết 30/3, ngân hàng này đã thanh toán hết trái phiếu VAMC. Do đó, ngân hàng có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với đề xuất được chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2021.
Nếu được NHNN chấp thuận, HĐQT Eximbank sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận cụ thể. Lợi nhuận được chia theo báo cáo hợp nhất sau khi trừ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi các năm từ 2018 đến 2020 là 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ số cổ phiếu quỹ Eximbank đang nắm giữ, mức cổ tức dự kiến sẽ là 1.800 đồng/cp.
Dự kiến, ĐHCĐ thường niêm 2020 lần 3 của Eximbank được tổ chức vào sáng ngày 26/4 và phiên họp thường niên năm 2021 sẽ tổ chức ngày 27/4.
Nhiều ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng ấn tượng trong 2021.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 12/2020, Eximbank đã hoãn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên lần 3 vì lý do phòng dịch Covid-19. Đó cũng là lần thứ 5 ngân hàng thông báo họp ĐHĐCĐ thường niên. Trước đó, 2 lần ngân hàng không thể tiến hành họp vì không đủ số lượng cổ đông theo quy định, 2 lần khác bị hủy vì lý do phòng dịch Covid-19.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông của Eximbank vẫn còn rất gay gắt khi mới đây. Một số nhóm cổ đông liên tục có văn bản đề nghị thanh lọc HĐQT từ 9 người xuống còn 5-7 người. Đề nghị của 2 nhóm cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (nắm giữ 15%) và nhóm Ngô Thị Thúy (hơn 10%) chưa thành hiện thực.
Eximbank trải qua 10 năm tranh giành giữa các nhóm cổ đông và hiện vẫn chưa có lối thoát.
Cuộc chiến giành quyền lực tại Eximbank đã khiến ngân hàng này rơi vào tình trạng bất ổn trong gần một thập kỷ qua, khiến tài sản sụt giảm mạnh, ngân hàng bị tụt lại trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác bứt phá mạnh mẽ.
Eximbank rơi vào tình trạng gần như mất lái trong một thời gian dài khi mà ban lãnh đạo không ổn định, liên tục thay đổi chủ tịch, ghế tổng giám đốc bị bỏ trống…
Mặc dù mâu thuẫn nội bộ gay gắt nhưng Eximbank vẫn đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 60% năm 2021, đạt 2.150 tỷ đồng. Ngành ngân hàng vẫn có triển vọng tích cực thuộc nhóm hàng đầu.
Cũng theo tài liệu họp ĐHCĐ, BacABank của bà Thái Hương lên kế hoạch tăng lãi 20% năm 2021 lên 700 tỷ đồng. Trong khi đó, HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% lên gần 7,3 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng cũng trình kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Đồng thời trình xin ý kiến các cổ đông về việc chấm dứt việc sáp nhập với PGBank.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank (TPB) của ông Đỗ Minh Phú đặt kế hoạch tăng 25% lãi trước thuế năm 2021 và giữ lại toàn bộ lợi nhuận gần 3 nghìn tỷ đồng chưa phân phối trong năm 2020 mở rộng kinh doanh.
TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đề xuất không chia cổ tức năm 2021
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm năm 2021 với đề xuất giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm 2021.
TPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 5.500 tỷ đồng trong năm 2021.
Năm 2021, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng. Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá dự kiến đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác đạt 49.883, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.
Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.
Năm 2021, TPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020, cũng là mốc lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận.
Được biết, TPBank đã duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận trên 70% trong vòng 3 năm liên tiếp (từ năm 2017-2019). Trong đó năm 2017 đánh dấu lần đầu tiên TPBank vượt mốc lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của TPBank chững lại ở mức trên 13%.
Trong năm 2021, TPBank dự kiến gia tăng tỷ trọng thu nhập từ phí và kinh doanh ngoại tệ lên 18% tổng thu nhập, doanh số giải ngân trung dài hạn và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bình quân dự kiến đạt 2.000 - 3.000 tỷ đồng/tháng,...
Về phương án phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT TPBank đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.
Như vậy, nếu ĐHCĐ thông qua phương án này thì đây sẽ là năm thứ hai TPBank giữ lại lợi nhuận và không chia cổ tức cho các cổ đông.
Đợt chia cổ tức gần đây nhất của TPBank là vào tháng 12/2020, ngân hàng này tiến hành trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 20%, số lượng cổ phiếu đã phát hành là hơn 163 triệu đơn vị.
Chốt năm 2020, TPBank ghi nhận hơn 7.619 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 35% so với năm 2019. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt đạt 937 tỷ đồng và 710 tỷ đồng, tương ứng giảm 20% và giảm 22%.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng đột biến lên 408 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận 43,8 tỷ đồng.
TPBank thu về 4.388 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020, tăng trưởng ở mức 13%.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2020 đạt 206.315 tỷ đồng. Tổng huy động đạt 184.911 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế đạt 132.347 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và tăng 30,3% so với cuối năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 của TPBank là 1,17%, thấp hơn so với 1,28% của năm 2019.
Bộ Công Thương: Nghẽn kênh Suez ảnh hưởng xuất nhập khẩu Việt Nam và Châu Âu Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá việc tắc nghẽn kênh Suez sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực Châu Âu. Gần 1 tuần trôi qua, siêu tàu container Ever Given nặng 224.000 tấn vẫn mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez (Ai Cập) bất chấp nhiều nỗ lực cứu hộ không thành....