10 năm, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.600 người tại Việt Nam
Trong 10 năm qua, đã có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288 nghìn tỷ đồng… là thông tin được đưa ra tại Buổi lễ hưởng ứng Ngày quốc tế về giảm thiểu rủi ro thiên tai 13/10.
Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.600 người tại Việt Nam
Sáng nay (12/10), Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Buổi lễ hưởng ứng Ngày quốc tế về giảm thiểu rủi ro thiên tai 13/10.
Phát biểu tại Lễ hưởng ứng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, theo Cơ quan chiến lược của Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thảm họa (UNISDR), trong khoảng 20 năm trở lại đây, toàn thế giới đã có khoảng 5,5 tỷ lượt người phải gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, trong đó có khoảng 2 tỷ lượt người chịu ảnh hưởng của ngập lụt, 1,5 tỷ lượt người chịu ảnh hưởng của hạn hán, 726 triệu lượt người chịu ảnh hưởng của bão, ngoài ra có 125 triệu, 97 triệu, 48 triệu và 11 triệu lượt người tương ứng chịu ảnh hưởng của động đất, nhiệu độ tăng cao, cháy rừng, núi lửa và các loại hình thiên tai khác.
“Đây là những con số đáng sợ về ảnh hưởng của thiên tai đến các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, thiên tai tại Việt Nam đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản, hàng năm mất đi từ 1- 1,5%GDP và làm trên 300 người chết và mất tích.
Theo tổng hợp của Tổng cục Phòng chống thiên tai – Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, đã có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288 nghìn tỷ đồng với các loại hình thiên tai thường gây thiệt hại gồm: bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán và sạt lở đất.
Là một quốc gia có đường bờ biển dài và 2 vùng đồng bằng rộng lớn, Việt Nam là một trong 5 quốc gia được đánh giá bị tổn thương lớn nhất do tác động của BĐKH với biểu hiện rõ rệt là nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Video đang HOT
Trong 5 năm gần đây, thiên tai xảy ra khó dự báo và có những diễn biến hết sức bất thường. Đầu năm 2016, khu vực ĐBSCL của Việt Nam trải qua đợt hạn hán lịch sử gây thiệt hại to lớn đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng triệu người.
Đặc biệt năm 2017, Việt Nam đã chịu tác động với số lượng kỷ lục các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, cùng với các trận mưa có cường độ cực lớn, chưa từng xảy ra tại một số khu vực miền núi, gây sạt lở đất và lũ quét kinh hoàng.
Các cơn bão có xu hướng tác động vào những khu vực trước đây ít khi bị bão, nơi chính quyền và người dân thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chống bão, dẫn đến tổn thất to lớn về người và tài sản.
Ông Hiệp cũng nhấn mạnh, rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng còn do tác động bởi sức ép của tăng trưởng dân số, tốc độ đô thị hóa và việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi đó, hạ tầng phòng chống thiên tai của Việt Nam còn quá nhiều bất cập, với hơn 5.200 km đê sông, gần 2.700km đê biển, gần 26.000 km đê và bờ bao chống lũ, ngăn mặn; gần 6.700 hồ chứa vừa và lớn với dung tích 12,5 tỷ m3 trong đó có nhiều nhiều công trình đã đến giai đoạn cần được tu sửa nâng cấp để đảm bảo an toàn hơn trước thiên tai.
“Mặc dù trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm tăng cường đầu tư để chống sạt lở, nâng cấp hệ thống đê, hồ, đập tuy nhiên mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ứng phó, khắc phục khẩn cấp và so với nhu cầu kinh phí để nâng cấp toàn hệ thống thì còn khoảng cách rất lớn.” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói.
Cho biết năm nay, LHQ đưa ra thông điệp “Dựng xây để trường tồn – Buid to Last” là nội dung chính để tuyên truyền, vận động các cộng đồng, các quốc gia hưởng ứng Ngày quốc tế về giảm thiểu rủi ro thiên tai 13/10, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: “Đây là những thông điệp rất phù hợp với Việt Nam giai đoạn hiện tại. Tôi tin tưởng rằng, với nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đồng thời với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống hạ tầng về PCTT Việt Nam sẽ phát huy hiệu quả lớn lao nhằm góp phần tăng tính chống chịu trước BĐKH và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra.”
Trong khuôn khổ Ngày quốc tế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động như: Lễ ra mắt Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ký Khung Đối tác: với sự tham gia của hơn 20 cơ quan/tổ chức; Trao giải cuộc thi “Giải cứu trái đất – Trẻ em sáng tác nhân vật siêu anh hùng đẩy lùi thiên tai và biến đổi khí hậu”; Cuộc thi “sáng kiến về phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu cho cư dân ven biển”; Thông báo hoạt động chương trình “Bé và các vị thần”; Giới thiệu cuộc thi Đội xung kích trong phòng chống thiên tai…
Xuân Hưng
Theo VNMedia.vn
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Nỗ lực trước "giờ G"
Trong chuyến kiểm tra tình hình triển khai các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo (IUU) tại Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu trong 2 ngày 25 - 26/9 .
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, khắc phục tồn tại.
Khó khăn trong lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Là một trong những tỉnh triển khai khá tốt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, IUU, trong hơn 1 năm qua, không có trường hợp tàu cá nào của Tiền Giang bị nước ngoài bắt giữ do khai thác bất hợp pháp. Ý thức của ngư dân, thuyền trưởng tàu cá trong ghi chép nhật ký hành trình, khai báo nguồn gốc hải sản tại cảng càng được nâng cao. Công tác kiểm soát tàu ra vào cảng chặt chẽ hơn.
Các địa phương đang nỗ lực triển khai các biện pháp chống khai thác IUU. Ảnh: T.L
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Trịnh Công Minh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh khá khả quan với tốc độ tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm 2018, sản lượng đạt trên 195.000 tấn.
Tuy nhiên, từ năm 2017, sản lượng khai thác thủy sản giảm do thời tiết bất thường, cường độ khai thác tăng cao, nguồn lợi hải sản giảm...
Tuy đạt được nhiều kết quả trong chống khai thác IUU nhưng theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho đội tàu của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Theo thống kê, đội tàu đánh bắt hải sản của tỉnh Tiền Giang có 1.466 chiếc. Đến nay, chỉ có 33/966 tàu (3,2%) có chiều dài từ 15 - 24m được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Trong khi đó, theo quy định 595 tàu kéo lưới trong số này đến ngày 1/1/2020 phải lắp thiết bị giám sát hành trình, số còn lại hạn chót để hoàn tất là ngày 1/4/2020.
"Ngoài việc tuyên truyền chủ tàu, chúng tôi cũng vận động các doanh nghiệp cùng ổn định vùng nguyên liệu để có sự hợp pháp cho xuất khẩu. Về lắp đặt hành trình đối với tàu trên 24m, chúng tôi sẽ vận động hoàn thành 100%. Đối với tàu dưới 24m, chúng tôi vừa chỉ đạo vừa động viên, tuyên truyền nhưng cũng sẽ quyết liệt đối với những tàu có sai phạm để hoàn thành đúng hạn" - ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định.
Còn theo báo cáo của Sở NNPTNT Bà Rịa - Vũng Tàu, trên địa bàn tỉnh có 5.870 tàu cá với tổng công suất 1,43 triệu CV. Tàu có chiều dài 15m trở lên hiện có 2.809 chiếc. Trong số 12 cảng cá trên địa bàn đã có 7 cảng được công bố đưa vào danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ hoạt động đánh bắt.
Từ đầu năm 2019 đến nay, cơ quan chức năng đã kiểm tra, kiểm soát tổng cộng trên 7.000 lượt tàu ra vào cảng, thực hiện xác nhận nguồn gốc 866 bộ hồ sơ với hơn 33.000 tấn thủy sản. Việc ghi sổ nhật ký, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác, triển khai lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá cũng được tỉnh triển khai ráo riết từ năm 2018 đến nay, với 245/2.913 tàu khai thác vùng khơi theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Ngoài ra, đã có 790 tàu cá đã lắp thiết bị thông tin liên lạc định vị vệ tinh GPS.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Cường - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thừa nhận, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai chống khai thác IUU như các tổ chức quản lý cảng cá và các văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng có lập sổ sách, ghi chép biểu mẫu nhưng chưa hoàn chỉnh, còn thiếu sót...
Mạnh tay với vi phạm
Làm việc với lãnh đạo hai tỉnh Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chỉ còn khoảng 3 tháng nữa Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá các biện pháp khắc phục "thẻ vàng" ngành thủy sản.
Do đó, các địa phương cần phải quyết tâm cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng khắc phục những tồn tại; cần thông tin tuyên truyền thường xuyên, lâu dài, hiểu và thực hành thật tốt đến ngư dân về Luật Thủy sản nhằm tạo sự đồng thuận trong ngư dân. Đồng thời, khai thác hiệu quả kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản.
Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang sau khi kiểm tra cần xử lý triệt để các vấn đề còn tồn tại, đồng thời đề nghị Bà Rịa - Vũng cần huy động toàn bộ lực lượng chính trị vào cuộc, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục nhanh nhất khuyến nghị của EC đối với thủy sản nước ta. Tổng cục Thủy sản cần phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vấn đề lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình nhằm giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo minh bạch trong nguồn gốc thủy sản khai thác.
Theo Danviet
Chinh phục thị trường châu Âu bằng nông nghiệp 4.0 Theo các chuyên gia, với những thị trường khó tính như châu Âu, dù đã có hiệp định thương mại tự do thì để chinh phục được, hàng hóa vẫn cần đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Muốn đạt được điều đó, ứng dụng nông nghiệp 4.0 là một giải pháp bền vững. Nhiều cơ hội và thách thức Theo bà...