10 năm tham chiến của lính Mỹ ở Đà Nẵng
Một thập kỷ xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã gây ra những tổn thất xương máu cho người dân cả hai nước.
Tàu hải quân Mỹ chuẩn bị vận chuyển vũ khí, khí tài lên bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, bắt đầu cho cuộc đổ bộ sáng 8/3/1965.
Vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược, trên các tàu đổ bộ của Mỹ khi vào bãi biển Đà Nẵng.
Đoàn xe thiết giáp của quân đội Mỹ tập trung về căn cứ tại bãi biển Xuân Thiều, Đà Nẵng, ngày 8/3/1965.
Lính Mỹ di chuyển về căn cứ sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng. Những bãi cát được xe cơ giới của chính quyền Ngụy và Mỹ ủi bằng, doanh trại lính Mỹ mọc lên như nấm.
Nhiều toán lính Mỹ đổ bộ vào vùng ven Đà Nẵng bằng trực thăng. Mỹ lập các sân bay trực thăng Nước Mặn, Xuân Thiều và sân bay Đà Nẵng để phát huy sức mạnh không quân.
Video đang HOT
Lính Mỹ đào công sự sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3/1965. Trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, người dân Đà Nẵng khiến kẻ thù khiếp sợ khi đào nhiều hầm bí mật dưới bãi cát, ngay trong vòng vây của địch.
Căn cứ quân sự dã chiến của Mỹ tại Hòa Hải, Đà Nẵng. Lính Mỹ còn thiết lập căn cứ tại Hòa Cầm, bán đảo Sơn Trà, núi Phước Tường, đèo Hải Vân để bao quát vùng giải phóng của quân dân Đà Nẵng.
Trạm thu phát tín hiệu kết nối thông tin liên lạc giữa các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của tiểu đoàn truyền tin lính Mỹ số 37, đóng tại Đà Nẵng năm 1967.
Trận chiến gây tổn thất lớn cho cả người dân Việt Nam cũng như Mỹ. Trong ảnh: máy bay trực thăng vận chuyển lính Mỹ bị thương về căn cứ.
Người Mỹ bị thương được vận chuyển bằng xe quân sự.
Những chiếc quan tài của lính Mỹ tử trận được đưa bằng máy bay về nước.
Cuộc rút lui lặng lẽ của lính Mỹ tại sân bay Đà Nẵng ngày 14/3/1975.
Nguyễn Đông
Ảnh Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp
Theo VNE
Người Hà Nội hơn 10 năm "dài cổ" chờ nước sạch
Đã hơn 10 năm nay, người dân của tổ dân phố số 17, phường Gia Thụy (Long Biên - Hà Nội) vẫn "dài cổ" chờ nước sạch, mặc dù nhà máy nước sạch chỉ cách đó chưa đầy... 2km.
Theo phản ánh của các hộ dân sinh sống ở tổ dân phố số 17, phường Gia Thụy, quận Long Biên, hơn 10 năm nay họ chưa có nước sạch mà vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh để ăn uống. Nguồn nước ngầm khu vực này đang ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng người dân vẫn phải sử dụng trong lúc chờ nước sạch.
Bà Trịnh Phương Dung (55 tuổi) cho biết: "Tôi về đây sinh sống từ năm 1999, từ đó đến nay vẫn chưa có nước sạch. Gia đình tôi phải dùng nước giếng khoan, mà nguồn nước ngầm ở đây ô nhiễm lắm. Chúng tôi phải mua thêm máy lọc nước mới gọi là dùng tạm được. Nhìn các thiết bị đồ đạc hoen gỉ hết, quả lọc cứ đen ngòm đi. Biết là không an toàn, nhưng làm sao được, cứ liều dùng thôi".
Người dân sử dụng nguồn nước không đảm bảo nên các thiết bị lọc nước, chứa nước đều rất bẩn.
Cũng theo bà Dung, bà con tổ dân phố 17 đã nhiều lần phản ánh trong các cuộc họp tổ về vấn đề nước sạch để tổ trưởng "bắn tin" lên cấp trên, nhưng tình trạng này vẫn không được giải quyết. Khoảng tháng 6-7/2013, chuẩn bị kỷ niệm 10 năm thành lập quận Long Biên, ông tổ trưởng dân phố 17 này đã tuyên bố chắc "như đinh đóng cột" là sắp có nước sạch. Nhưng từ "sắp" đó đã kéo dài gần hết năm nay.
"Khi ông tổ trưởng nói là sắp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Long Biên, cuối năm 2013 là có nước sạch. Chúng tôi tin là 99% là sẽ có, nhưng đến nay đã gần hết năm 2014 mà đã có đâu. Bà Chi hội trưởng phụ nữ tổ này lên quận họp theo chương trình đăng ký "3 sạch". Nhưng tổ chúng tôi không dám đăng ký, vì nước không đảm bảo vệ sinh thì ăn sạch, uống sạch và ở sạch làm sao được. Chúng tôi không biết chờ đến bao giờ nữa" - bà Dung nói.
Cách đó không xa, gia đình bà Ngô Thị Bột (72 tuổi) "liều lĩnh" bơm thẳng nguồn nước giếng khoan lên sử dụng mà không qua 1 thiết bị lọc nào. Lý giải cho sự "liều lĩnh" này, bà Bột cho biết: "Mua thiết bị lọc mất nhiều tiền quá, mà nghe nói phải thay quả lọc luôn. Gia đình tôi đành liều dùng như vậy, thỉnh thoảng lên rửa cái bồn chứa nó đen đặc, nhầy nhầy như là dầu mỡ, trông ghê lắm. Nhưng biết làm sao được. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm đến các hộ dân chúng tôi, đầu tư lắp nước sạch cho chúng tôi".
Nhiều nhà "đánh liều" bơm thẳng nước giếng khoan lên ăn uống vì chi phí cho việc lọc nước quá tốn kém.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Đình Nghiệp - Bí thư chi bộ tổ dân phố số 17 - cho biết, Tổ dân phố số 17 mới được hình thành về mặt hành chính cách đây 10 năm (2004) nhưng một số hộ dân đã sinh sống tại đây từ nhiều năm trước. Từ đó đến nay, khu vực này chưa hề có nước sạch. Do nhà máy nước gần đó họ chưa đồng ý xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống. Chính quyền địa phương có khảo sát để đầu tư, nhưng mức kinh phí rất lớn, nhân dân đóng góp cũng phải 40-50 triệu/hộ. UNBD phường Gia Thụy cũng rất "trăn trở" vấn đề này nhưng "lực bất tòng tâm".
Ông Nghiệp cho biết: "Phường không thể quyết được cái Dự án nước sạch này vì làm gì có kinh phí, cái này phải kiến nghị lên quận. Thấy văn bản trả lời cử tri của quận Long Biên nói là Dự án nước sạch của tổ dân phố 17 chúng tôi sẽ được triển khai trong năm 2014. Chúng tôi hi vọng lắm!".
Theo ông Nghiệp, suốt 10 năm qua bà con tổ 17 phải sử dụng nguồn nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh nên ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Có những trường hợp mắc bệnh ung thư, mắt toét, bệnh ngoài da... đều được cho là có liên quan đến nguồn nước không đảm bảo. Dân đã nhiều lần phản ánh nhưng chính quyền nơi đây chưa có động thái gì. Chưa thấy có đoàn y tế nào xuống kiểm tra nguồn nước, xác minh thông tin...
Ông Nghiệp cho biết thêm, bà con tổ 17 có ý kiến là mỗi tuần cấp cho 1 xe téc nước sạch để các hộ dân mua về dùng nhưng lãnh đạo quận Long Biên nói bà con xin nước các hộ dân tổ bên cạnh. "Nhưng chúng tôi xin họ không cho, vì họ nói nếu đấu nối nước sang cho cả tổ 17 thì nguồn nước của họ bị giảm áp suất, không lên được các nhà cao tầng" - ông Nghiệp chia sẻ.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Loài rắn sát thủ kịch độc ở Việt Nam ám ảnh lính Mỹ Trong cuốn sách "The Snake Charmer: A life and death in Pursuit of Knowledge", tác giả Jamie James đã đề cập tới loài rắn "bí ẩn", kịch độc này từng ám ảnh khiến binh lính Mỹ phát hoảng khi tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây. Thông tin trên trong cuốn sách xuất bản năm 2008 cũng được tờ báo...